Quy hoạch thái tử để trở thành vua còn khắt khe hơn nhiều so với Quy hoạch cán bộ. Nhưng lịch sử nhân loại đã chỉ ra, mọi quy hoạch thái tử để trở thành hoàng đế chỉ đẻ ra, hoặc những ông vua thủ cựu giáo điều – đó là trường hợp may mắn số ít, còn đa phần tệ hại hơn, là những u vương phá hoại bạo tàn.
Bộ Chính Trị (BCT) vừa phê duyệt Quy hoạch 250 nhân sự (21/6/2019) cho Ban chấp hành Trung ương (BCHTƯ) khóa 2021 – 2026. Có nghĩa là bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước giai đoạn 2021 -2022, về cơ bản, sẽ cấu thành từ 250 nhân sự này.
Ba câu hỏi hiển nhiên đặt ra là:
1. BCT khóa XI cũng đã duyệt Quy hoạch cán bộ cho BCHTƯ khóa XII (hiện nay), tại sao lại để những tội phạm như ông Đinh La Thăng. Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Trần Văn Minh… và hàng chục kẻ khác lọt vào BCHTƯ?
2. Ai đảm bảo rằng trong số 250 cán bộ được quy hoạch lần này sẽ không có những “Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Truấn, Trần Văn Minh… mới”?
3. Làm cách nào để những người thực sự tài giỏi sẽ lãnh đạo đất nước trong giai đoạn 2021 -2026 và làm cách nào để những kẻ tương tự như Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Trần Văn Minh… không thể lọt vào bộ máy lãnh đạo Nhà nước?
Bài viết ngắn dưới đây đưa ra câu trả lời vắn tắt cho cả 3 câu hỏi trên, ngõ hầu có giúp ích được phần nào cho những ai trong hàng ngũ lãnh đạo muốn đất nước giàu mạnh!
I. CÒN QUY HOẠCH CÁN BỘ THÌ KHÔNG THỂ CHỐNG CHẠY CHỨC CHẠY QUYỀN
Nói đến Quy hoạch cán bộ thì hiểu ngay là có người được quyền Quy hoạch và có người được Quy hoạch. Được Quy hoạch là có cơ hội thăng tiến – nên cán bộ phải cố lên. Bởi vậy, còn Quy hoạch thì sẽ có chạy Quy hoạch.
Ai chạy Quy hoạch? Người bị Quy hoạch sẽ chạy Quy hoạch.
Chạy ai? Chạy người có quyền Quy hoạch.
Vì thế, muốn chống chạy chức chạy quyền thì chống trong nhóm những người có quyền Quy hoạch là quan trọng nhất, sau đó mới đến chống những người chạy Quy hoạch.
II. QUY HOẠCH CÁN BỘ LÀ PHƯƠNG PHÁP CẢM TÍNH
Trong toán học có lĩnh vực Quy hoạch toán học. Quy hoạch toán học đề xuất các phương pháp tìm ra lời giải tối ưu cho các bài toán được biểu diễn dưới dạng mô hình toán học. Mô hình toán học có hàm mục tiêu cần phải cực đại hóa (hay cực tiểu hóa) trên một miền ràng buộc – biểu diễn bằng các phương trình toán học. Hàm mục tiêu và các ràng buộc của bài toán Quy hoạch toán học là các biểu thức toán học cụ thể, đo, đếm, định lượng được.
Ngược lại, Quy hoạch cán bộ là lĩnh vực không thể biểu diễn một cách định lượng. Không có hàm mục tiêu định lượng. Không có ràng buộc định lượng. Nên không có phương pháp giải mang tính khoa học cho Quy hoạch cán bộ.
Trên thực tế, Quy hoạch cán bộ (chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc hiện nay) được quyết định bằng cảm tính của người Quy hoạch. Cảm tính của người Quy hoạch, đến lượt mình, lại phụ thuộc vào trí tuệ, nhãn quan của người Quy hoạch, và chịu tác động mạnh mẽ của các tham số xã hội – đó là quyền lực, vật chất, và quan hệ… thâu tóm trong hai từ quyền lợi.
III. QUY HOẠCH CÁN BỘ LÀ PHƯƠNG THỨC GIÁO ĐIỀU
Bao năm nay, hết nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác, hết khóa này qua khóa khác, vẫn áp dụng rập khuôn phương thức Quy hoạch cán bộ. Bảo thủ, giáo điều là vẫn những tổ chức ấy và những vẫn quy trình ấy. Không đổi mới được vì thực sự không biết cách nào mà đổi mới, do không có cơ sở khoa học.
IV. QUY HOẠCH CÁN BỘ BỊ LỢI DỤNG ĐỂ THAM NHŨNG QUYỀN LỰC
1. Những cán bộ thuộc diện lớp bị Quy hoạch mà ngay thẳng – không luồn cúi, không xu nịnh, không chạy Quy hoạch – thì chắc chắn không bao giờ lọt vào nhóm được Quy hoạch.
2. Có ít người được quyền Quy hoạch, do không tham vật chất, nên có thể không thuộc đích chạy Quy hoạch bằng vật chất. Ngược lại, họ bị chạy Quy hoạch bằng những tham số khác ngoài vật chất mà họ không nhận thấy. Chẳng hạn giả vờ liêm khiết, giả vờ tận tụy, giả vờ tình cảm, nhanh nhảu đoán ý cấp trên để tỏ ra thông minh… Từ đó dẫn đến Quy hoạch nhầm do giới hạn về năng lực.
3. Còn lại đa số người có quyền Quy hoạch không tránh được chạy Quy hoạch.
4. Hơn thế nữa, sẽ có những kẻ lợi dụng uy quyền Quy hoạch cán bộ để tham nhũng quyền lực, mưu lợi riêng cho cá nhân và phe nhóm của mình. Điều này đã được minh chứng quá rõ ràng thời cựu TT Nguyễn Tấn Dũng mà TBT Nguyễn Phú Trọng đã phải lao tâm khổ tứ đến nghẹn ngào trong bế mạc Hội nghị TƯ 6 khóa 11 ngày 15/10/2012.
5. Lịch sử công tác Quy hoạch cán bộ của ĐCSVN từ những năm 60 thế kỷ 20 lại đây cho thấy, quyền lực chỉ tập trung vào tay vài người có quyền quy hoạch cán bộ. Và chính cơ chế đã biến họ trở thành những người tham nhũng quyền lực.
V. QUY HOẠCH CÁN BỘ BỊ LỢI DỤNG ĐỂ BẢO KÊ QUYỀN LỰC
Quy hoạch cán bộ là quyền chỉ của một số ít người. Quyền được Quy hoạch là quyền cho người khác thăng chức.
Dẫu Quy hoạch cán bộ là việc làm tập thể, thì vẫn có chức vụ cao thấp trong tập thể đó. Chức vụ cao nhất sẽ có quyền to nhất. Nên tuy là tập thể, nhưng quyền Quy hoạch cán bộ của các cá nhân trong tập thể đó rất khác nhau.
Bởi thế, duy trì quyền Quy hoạch cán bộ của một thiểu số là dành riêng quyền lực cho thiểu số đó. Nói một cách khác, duy trì quyền Quy hoạch cán bộ – cá nhân hay tập thể, mức độ này hay mức độ khác, đều sẽ bị lợi dụng thành phương tiện bảo kê quyền lực.
VI. ĐỀ XUẤT
Trên đây đã nêu ra những khuyết tật không thể khắc phục của Quy hoạch cán bộ. Muốn vượt qua thì không phải sửa chữa, mà phải xóa bỏ.
Lịch sử Quy hoạch cán bộ của ĐCS VN không chỉ ra được một khuôn mặt nào xuất sắc. Ngược lại, chỉ thấy xuất hiện hàng loạt những kẻ phá hoại đến mức tội phạm phải ngồi tù mà không thể liệt kê hết ra đây.
Phương thức mang tính khoa học để lựa chọn cán bộ chính là cạnh tranh số đông, chứ không thể là quy hoạch – bằng tính chủ quan của một cá nhân hay một thiểu số nhóm người.
Quy hoạch thái tử để trở thành vua còn khắt khe hơn nhiều so với Quy hoạch cán bộ. Nhưng lịch sử nhân loại đã chỉ ra, mọi quy hoạch thái tử để trở thành hoàng đế chỉ đẻ ra, hoặc những ông vua thủ cựu giáo điều – đó là trường hợp may mắn số ít, còn đa phần tệ hại hơn, là những u vương phá hoại bạo tàn.
Chỉ có cạnh tranh sống còn giữa số đông mới tôi luyện ra những lãnh đạo kiệt xuất. Lịch sử nhân loại đã minh chứng điều đó qua những bậc lập quốc.
Lãnh đạo không thể quy hoạch. Đi ngược với tiến bộ nhân loại là làm chậm bước tiến của Dân tộc.
Năm khuyết tật không thể khắc phục của quy hoạch cán bộ |
Bộ Chính Trị (BCT) vừa phê duyệt Quy hoạch 250 nhân sự (21/6/2019) cho Ban chấp hành Trung ương (BCHTƯ) khóa 2021 – 2026. Có nghĩa là bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước giai đoạn 2021 -2022, về cơ bản, sẽ cấu thành từ 250 nhân sự này.
Ba câu hỏi hiển nhiên đặt ra là:
1. BCT khóa XI cũng đã duyệt Quy hoạch cán bộ cho BCHTƯ khóa XII (hiện nay), tại sao lại để những tội phạm như ông Đinh La Thăng. Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Trần Văn Minh… và hàng chục kẻ khác lọt vào BCHTƯ?
2. Ai đảm bảo rằng trong số 250 cán bộ được quy hoạch lần này sẽ không có những “Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Truấn, Trần Văn Minh… mới”?
3. Làm cách nào để những người thực sự tài giỏi sẽ lãnh đạo đất nước trong giai đoạn 2021 -2026 và làm cách nào để những kẻ tương tự như Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Trần Văn Minh… không thể lọt vào bộ máy lãnh đạo Nhà nước?
Bài viết ngắn dưới đây đưa ra câu trả lời vắn tắt cho cả 3 câu hỏi trên, ngõ hầu có giúp ích được phần nào cho những ai trong hàng ngũ lãnh đạo muốn đất nước giàu mạnh!
I. CÒN QUY HOẠCH CÁN BỘ THÌ KHÔNG THỂ CHỐNG CHẠY CHỨC CHẠY QUYỀN
Nói đến Quy hoạch cán bộ thì hiểu ngay là có người được quyền Quy hoạch và có người được Quy hoạch. Được Quy hoạch là có cơ hội thăng tiến – nên cán bộ phải cố lên. Bởi vậy, còn Quy hoạch thì sẽ có chạy Quy hoạch.
Ai chạy Quy hoạch? Người bị Quy hoạch sẽ chạy Quy hoạch.
Chạy ai? Chạy người có quyền Quy hoạch.
Vì thế, muốn chống chạy chức chạy quyền thì chống trong nhóm những người có quyền Quy hoạch là quan trọng nhất, sau đó mới đến chống những người chạy Quy hoạch.
II. QUY HOẠCH CÁN BỘ LÀ PHƯƠNG PHÁP CẢM TÍNH
Trong toán học có lĩnh vực Quy hoạch toán học. Quy hoạch toán học đề xuất các phương pháp tìm ra lời giải tối ưu cho các bài toán được biểu diễn dưới dạng mô hình toán học. Mô hình toán học có hàm mục tiêu cần phải cực đại hóa (hay cực tiểu hóa) trên một miền ràng buộc – biểu diễn bằng các phương trình toán học. Hàm mục tiêu và các ràng buộc của bài toán Quy hoạch toán học là các biểu thức toán học cụ thể, đo, đếm, định lượng được.
Ngược lại, Quy hoạch cán bộ là lĩnh vực không thể biểu diễn một cách định lượng. Không có hàm mục tiêu định lượng. Không có ràng buộc định lượng. Nên không có phương pháp giải mang tính khoa học cho Quy hoạch cán bộ.
Trên thực tế, Quy hoạch cán bộ (chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc hiện nay) được quyết định bằng cảm tính của người Quy hoạch. Cảm tính của người Quy hoạch, đến lượt mình, lại phụ thuộc vào trí tuệ, nhãn quan của người Quy hoạch, và chịu tác động mạnh mẽ của các tham số xã hội – đó là quyền lực, vật chất, và quan hệ… thâu tóm trong hai từ quyền lợi.
III. QUY HOẠCH CÁN BỘ LÀ PHƯƠNG THỨC GIÁO ĐIỀU
Bao năm nay, hết nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác, hết khóa này qua khóa khác, vẫn áp dụng rập khuôn phương thức Quy hoạch cán bộ. Bảo thủ, giáo điều là vẫn những tổ chức ấy và những vẫn quy trình ấy. Không đổi mới được vì thực sự không biết cách nào mà đổi mới, do không có cơ sở khoa học.
IV. QUY HOẠCH CÁN BỘ BỊ LỢI DỤNG ĐỂ THAM NHŨNG QUYỀN LỰC
1. Những cán bộ thuộc diện lớp bị Quy hoạch mà ngay thẳng – không luồn cúi, không xu nịnh, không chạy Quy hoạch – thì chắc chắn không bao giờ lọt vào nhóm được Quy hoạch.
2. Có ít người được quyền Quy hoạch, do không tham vật chất, nên có thể không thuộc đích chạy Quy hoạch bằng vật chất. Ngược lại, họ bị chạy Quy hoạch bằng những tham số khác ngoài vật chất mà họ không nhận thấy. Chẳng hạn giả vờ liêm khiết, giả vờ tận tụy, giả vờ tình cảm, nhanh nhảu đoán ý cấp trên để tỏ ra thông minh… Từ đó dẫn đến Quy hoạch nhầm do giới hạn về năng lực.
3. Còn lại đa số người có quyền Quy hoạch không tránh được chạy Quy hoạch.
4. Hơn thế nữa, sẽ có những kẻ lợi dụng uy quyền Quy hoạch cán bộ để tham nhũng quyền lực, mưu lợi riêng cho cá nhân và phe nhóm của mình. Điều này đã được minh chứng quá rõ ràng thời cựu TT Nguyễn Tấn Dũng mà TBT Nguyễn Phú Trọng đã phải lao tâm khổ tứ đến nghẹn ngào trong bế mạc Hội nghị TƯ 6 khóa 11 ngày 15/10/2012.
5. Lịch sử công tác Quy hoạch cán bộ của ĐCSVN từ những năm 60 thế kỷ 20 lại đây cho thấy, quyền lực chỉ tập trung vào tay vài người có quyền quy hoạch cán bộ. Và chính cơ chế đã biến họ trở thành những người tham nhũng quyền lực.
V. QUY HOẠCH CÁN BỘ BỊ LỢI DỤNG ĐỂ BẢO KÊ QUYỀN LỰC
Quy hoạch cán bộ là quyền chỉ của một số ít người. Quyền được Quy hoạch là quyền cho người khác thăng chức.
Dẫu Quy hoạch cán bộ là việc làm tập thể, thì vẫn có chức vụ cao thấp trong tập thể đó. Chức vụ cao nhất sẽ có quyền to nhất. Nên tuy là tập thể, nhưng quyền Quy hoạch cán bộ của các cá nhân trong tập thể đó rất khác nhau.
Bởi thế, duy trì quyền Quy hoạch cán bộ của một thiểu số là dành riêng quyền lực cho thiểu số đó. Nói một cách khác, duy trì quyền Quy hoạch cán bộ – cá nhân hay tập thể, mức độ này hay mức độ khác, đều sẽ bị lợi dụng thành phương tiện bảo kê quyền lực.
VI. ĐỀ XUẤT
Trên đây đã nêu ra những khuyết tật không thể khắc phục của Quy hoạch cán bộ. Muốn vượt qua thì không phải sửa chữa, mà phải xóa bỏ.
Lịch sử Quy hoạch cán bộ của ĐCS VN không chỉ ra được một khuôn mặt nào xuất sắc. Ngược lại, chỉ thấy xuất hiện hàng loạt những kẻ phá hoại đến mức tội phạm phải ngồi tù mà không thể liệt kê hết ra đây.
Phương thức mang tính khoa học để lựa chọn cán bộ chính là cạnh tranh số đông, chứ không thể là quy hoạch – bằng tính chủ quan của một cá nhân hay một thiểu số nhóm người.
Quy hoạch thái tử để trở thành vua còn khắt khe hơn nhiều so với Quy hoạch cán bộ. Nhưng lịch sử nhân loại đã chỉ ra, mọi quy hoạch thái tử để trở thành hoàng đế chỉ đẻ ra, hoặc những ông vua thủ cựu giáo điều – đó là trường hợp may mắn số ít, còn đa phần tệ hại hơn, là những u vương phá hoại bạo tàn.
Chỉ có cạnh tranh sống còn giữa số đông mới tôi luyện ra những lãnh đạo kiệt xuất. Lịch sử nhân loại đã minh chứng điều đó qua những bậc lập quốc.
Lãnh đạo không thể quy hoạch. Đi ngược với tiến bộ nhân loại là làm chậm bước tiến của Dân tộc.
Không có nhận xét nào