Nếu Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật Trừng phạt Biển Đông và Hoa Đông, những lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc cũng có thể bị cấm vận nếu người đó trực tiếp chỉ đạo quân sự hóa hai vùng biển đang tranh chấp, Tuổi Trẻ dẫn Asia Times bình luận.
Trong một nước Mỹ chia rẽ dưới thời Tổng thống Donald Trump, không dễ chứng kiến một khoảnh khắc đoàn kết của lưỡng đảng Dân chủ và Cộng hòa trong bất cứ vấn đề nào. Tuy nhiên, điều này đã xảy ra khi xuất hiện một cái tên: Trung Quốc
Giữa lúc nhánh hành pháp đang thương chiến rực lửa với Bắc Kinh, tuần trước, 14 nhà lập pháp Dân chủ và Cộng hòa, đại diện bởi thượng nghị sĩ Marco Rubio, đã đệ trình lên quốc hội dự luật trừng phạt các cá nhân và tổ chức Trung Quốc có dính líu đến hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông và Hoa Đông.
Cú đấm cho Trung Quốc
Tên đầy đủ của văn bản là "Dự luật áp lệnh cấm vận đối với Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa liên quan đến các hoạt động trên Biển Đông và Hoa Đông và các mục đích khác".
Tiêu đề rút gọn là "Đạo luật Trừng phạt/cấm vận Biển Đông và Hoa Đông 2019". Có tất cả 12 điều mục.
Trong Mục 2 - Phát hiện của văn bản, quan điểm của Mỹ nêu rõ:
"Dù Hoa Kỳ đứng trung lập trong tranh chấp chủ quyền đối với các thực thể đất trong khu vực… Tất cả yêu sách hàng hải phải được dựa trên thực thể tự nhiên (đảo hình thành tự nhiên - PV), theo đúng luật quốc tế". (Báo cáo Bộ Quốc phòng Mỹ tháng 8-2015)
Đáng chú ý, trong Mục 5, quan điểm trên được nâng tầm về mặt pháp lý, nhấn mạnh rằng Quốc hội Mỹ "phản đối hành động của chính phủ bất cứ quốc gia nào can thiệp vào quyền tự do sử dụng vùng nước và không phận ở Biển Đông hoặc Hoa Đông"; yêu cầu Trung Quốc "ngừng theo đuổi các yêu sách bất hợp pháp và hành động quân sự hóa một khu vực quan trọng đối với an ninh toàn cầu".
Đạo luật cũng kêu gọi Chính phủ Mỹ "mở rộng các chiến dịch tự do hàng hải và hàng không, phản ứng lại hành động khiêu khích của Trung Quốc bằng các biện pháp tương xứng".
Tờ báo Asia Times bình luận: với những từ ngữ, nội dung cứng rắn như trên, Đạo luật Trừng phạt Biển Đông và Hoa Đông 2019 hứa hẹn sẽ khiến Bắc Kinh phản ứng mạnh nếu được thông qua, thương chiến cũng sẽ gia tăng vì nhiều công ty hàng đầu Trung Quốc có liên quan đến hoạt động cải tạo ở Biển Đông.
Giới quan sát quốc tế quan ngại Trung Quốc hiện chỉ còn thiếu chút nữa là tuyên bố Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông. Bước đi này sẽ đặt cả khu vực dưới sự kiểm soát quân sự của Bắc Kinh một cách không chính thức.
Ai sẽ bị Mỹ cấm vận?
Dự luật đang được Quốc hội Mỹ xem xét yêu cầu tổng thống "áp lệnh trừng phạt về nhập cảnh và tài sản tại Mỹ đối với bất cứ người Trung Quốc nào có liên quan đến các dự án xây dựng và phát triển, trực tiếp bằng hành động hoặc chính sách, mang tính chất đe dọa hòa bình và ổn định ở Biển Đông".
Cũng theo báo Asia Times, do cách tiếp cận toàn diện của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông, trong đó chính quyền địa phương, quân đội, các tổ chức bán quân sự… đều có tham gia, lệnh cấm vận của Mỹ có thể vượt xa hơn các doanh nghiệp nhà nước lớn, bao trùm cả Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) và các đơn vị chính quyền.
Dự luật có đính kèm danh sách ban đầu gồm 25 công ty Trung Quốc có thể bị trừng phạt ngay, đáng chú ý là CCCC Dredging Group - công ty con của Tập đoàn Xây dựng viễn thông Trung Quốc, đơn vị tham gia xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Những cái tên còn lại cũng toàn là các đại gia nhà nước: Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (Sinopec), Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), China Mobile, Tổng công ty Viễn thông Trung Quốc (China Telecom), Tập đoàn Khoa học và công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC)…
Nếu bị trừng phạt, những pháp nhân trên sẽ bị cấm tiếp cận các định chế tài chính đóng ở Mỹ, đồng nghĩa với cú đấm cực mạnh dành cho những công ty có hoạt động toàn cầu.
Thêm vào đó, về mặt lý thuyết cấm vận có thể áp dụng với cả lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc, nếu người đó chủ trương quân sự hóa Biển Đông.
Một số nhà phân tích nhìn nhận dự luật này chẳng khác nào phương án "ngoại giao hạt nhân" mà Mỹ có thể xài trong trường hợp mọi đàm phán với Bắc Kinh bế tắc.
Theo quy trình, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ là người chịu trách nhiệm báo cáo cho Quốc hội tên tuổi những tổ chức Trung Quốc nào sẽ bị cấm vận. Trong một phát biểu gần đây, ông tỏ ra tự tin với chiến lược gây sức ép tối đa lên Trung Quốc.
"Tôi chưa từng gặp người nào ở châu Á tin rằng đã diễn ra chính sách xoay trục thời kỳ chính quyền trước (Tổng thống Obama). Nhưng hôm nay, họ sẽ thấy chúng tôi tham gia nhiều hơn. Chúng tôi đã có mặt. Chúng tôi không chỉ đi dự họp, chúng tôi còn hành động. Quân đội của chúng tôi hành động" - Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh nhiều lần.
Lần đầu tiên trong lịch sử
Khó mà diễn tả hết tầm mức quan trọng của sự kiện nếu Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Trừng phạt Biển Đông và Hoa Đông 2019, mà khả năng này lại cao trong bầu không khí "chống Trung" đang dâng trào ở Washington.
Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử, sức mạnh quân sự Mỹ đứng ngay sau lưng các đồng minh và đối tác chiến lược châu Á chống lại Trung Quốc. Lệnh cấm vận cũng đồng nghĩa Mỹ thôi không còn "trung lập" trong tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên trên các vùng biển giáp Trung Quốc, đặc biệt là Biển Đông.
Dư luận chú ý nhiều đến quan điểm cứng rắn trong thương mại của chính quyền Tổng thống Trump với Trung Quốc, nhưng ít ai để ý chính sách quốc phòng của Mỹ cũng thay đổi theo hướng đó. Nhưng chính vì thay đổi chiến lược này, các quốc gia khu vực không sớm thì muộn sẽ phải lựa chọn giữa 2 cường quốc hàng đầu thế giới.
Cuối tuần này, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan sẽ công bố Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương mới nhân sự kiện Đối thoại Shangri-La tại Singapore, trước sự có mặt của đại diện Trung Quốc và các quan chức quốc phòng hàng đầu thế giới.
Giới quan sát dự đoán chiến lược mới sẽ bao gồm các biện pháp quân sự, ngoại giao và kinh tế nhằm kiềm chế và trừng phạt chủ nghĩa bành trướng hàng hải của Trung Quốc trên các vùng biển khu vực Đông Á.
Một số ý kiến cho rằng đạo luật trừng phạt Mỹ đang cân nhắc được thiết kế chủ ý nhằm bổ sung cho chiến lược châu Á sắp công bố. Theo cách "nhẹ nhàng" nhất, Mỹ có thể dùng công cụ cấm vận này để ép Bắc Kinh bớt "manh động" ở Biển Đông.
(vn.sputniknews.com)
© REUTERS / U.S. Navy/Mass Communication Specialist 2nd Class Z.A. Landers |
Trong một nước Mỹ chia rẽ dưới thời Tổng thống Donald Trump, không dễ chứng kiến một khoảnh khắc đoàn kết của lưỡng đảng Dân chủ và Cộng hòa trong bất cứ vấn đề nào. Tuy nhiên, điều này đã xảy ra khi xuất hiện một cái tên: Trung Quốc
Giữa lúc nhánh hành pháp đang thương chiến rực lửa với Bắc Kinh, tuần trước, 14 nhà lập pháp Dân chủ và Cộng hòa, đại diện bởi thượng nghị sĩ Marco Rubio, đã đệ trình lên quốc hội dự luật trừng phạt các cá nhân và tổ chức Trung Quốc có dính líu đến hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông và Hoa Đông.
Cú đấm cho Trung Quốc
Tên đầy đủ của văn bản là "Dự luật áp lệnh cấm vận đối với Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa liên quan đến các hoạt động trên Biển Đông và Hoa Đông và các mục đích khác".
Tiêu đề rút gọn là "Đạo luật Trừng phạt/cấm vận Biển Đông và Hoa Đông 2019". Có tất cả 12 điều mục.
Trong Mục 2 - Phát hiện của văn bản, quan điểm của Mỹ nêu rõ:
"Dù Hoa Kỳ đứng trung lập trong tranh chấp chủ quyền đối với các thực thể đất trong khu vực… Tất cả yêu sách hàng hải phải được dựa trên thực thể tự nhiên (đảo hình thành tự nhiên - PV), theo đúng luật quốc tế". (Báo cáo Bộ Quốc phòng Mỹ tháng 8-2015)
Đáng chú ý, trong Mục 5, quan điểm trên được nâng tầm về mặt pháp lý, nhấn mạnh rằng Quốc hội Mỹ "phản đối hành động của chính phủ bất cứ quốc gia nào can thiệp vào quyền tự do sử dụng vùng nước và không phận ở Biển Đông hoặc Hoa Đông"; yêu cầu Trung Quốc "ngừng theo đuổi các yêu sách bất hợp pháp và hành động quân sự hóa một khu vực quan trọng đối với an ninh toàn cầu".
Đạo luật cũng kêu gọi Chính phủ Mỹ "mở rộng các chiến dịch tự do hàng hải và hàng không, phản ứng lại hành động khiêu khích của Trung Quốc bằng các biện pháp tương xứng".
Tờ báo Asia Times bình luận: với những từ ngữ, nội dung cứng rắn như trên, Đạo luật Trừng phạt Biển Đông và Hoa Đông 2019 hứa hẹn sẽ khiến Bắc Kinh phản ứng mạnh nếu được thông qua, thương chiến cũng sẽ gia tăng vì nhiều công ty hàng đầu Trung Quốc có liên quan đến hoạt động cải tạo ở Biển Đông.
Giới quan sát quốc tế quan ngại Trung Quốc hiện chỉ còn thiếu chút nữa là tuyên bố Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông. Bước đi này sẽ đặt cả khu vực dưới sự kiểm soát quân sự của Bắc Kinh một cách không chính thức.
Ai sẽ bị Mỹ cấm vận?
Dự luật đang được Quốc hội Mỹ xem xét yêu cầu tổng thống "áp lệnh trừng phạt về nhập cảnh và tài sản tại Mỹ đối với bất cứ người Trung Quốc nào có liên quan đến các dự án xây dựng và phát triển, trực tiếp bằng hành động hoặc chính sách, mang tính chất đe dọa hòa bình và ổn định ở Biển Đông".
Cũng theo báo Asia Times, do cách tiếp cận toàn diện của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông, trong đó chính quyền địa phương, quân đội, các tổ chức bán quân sự… đều có tham gia, lệnh cấm vận của Mỹ có thể vượt xa hơn các doanh nghiệp nhà nước lớn, bao trùm cả Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) và các đơn vị chính quyền.
Dự luật có đính kèm danh sách ban đầu gồm 25 công ty Trung Quốc có thể bị trừng phạt ngay, đáng chú ý là CCCC Dredging Group - công ty con của Tập đoàn Xây dựng viễn thông Trung Quốc, đơn vị tham gia xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Những cái tên còn lại cũng toàn là các đại gia nhà nước: Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (Sinopec), Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), China Mobile, Tổng công ty Viễn thông Trung Quốc (China Telecom), Tập đoàn Khoa học và công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC)…
Nếu bị trừng phạt, những pháp nhân trên sẽ bị cấm tiếp cận các định chế tài chính đóng ở Mỹ, đồng nghĩa với cú đấm cực mạnh dành cho những công ty có hoạt động toàn cầu.
Thêm vào đó, về mặt lý thuyết cấm vận có thể áp dụng với cả lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc, nếu người đó chủ trương quân sự hóa Biển Đông.
Một số nhà phân tích nhìn nhận dự luật này chẳng khác nào phương án "ngoại giao hạt nhân" mà Mỹ có thể xài trong trường hợp mọi đàm phán với Bắc Kinh bế tắc.
Theo quy trình, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ là người chịu trách nhiệm báo cáo cho Quốc hội tên tuổi những tổ chức Trung Quốc nào sẽ bị cấm vận. Trong một phát biểu gần đây, ông tỏ ra tự tin với chiến lược gây sức ép tối đa lên Trung Quốc.
"Tôi chưa từng gặp người nào ở châu Á tin rằng đã diễn ra chính sách xoay trục thời kỳ chính quyền trước (Tổng thống Obama). Nhưng hôm nay, họ sẽ thấy chúng tôi tham gia nhiều hơn. Chúng tôi đã có mặt. Chúng tôi không chỉ đi dự họp, chúng tôi còn hành động. Quân đội của chúng tôi hành động" - Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh nhiều lần.
Lần đầu tiên trong lịch sử
Khó mà diễn tả hết tầm mức quan trọng của sự kiện nếu Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Trừng phạt Biển Đông và Hoa Đông 2019, mà khả năng này lại cao trong bầu không khí "chống Trung" đang dâng trào ở Washington.
Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử, sức mạnh quân sự Mỹ đứng ngay sau lưng các đồng minh và đối tác chiến lược châu Á chống lại Trung Quốc. Lệnh cấm vận cũng đồng nghĩa Mỹ thôi không còn "trung lập" trong tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên trên các vùng biển giáp Trung Quốc, đặc biệt là Biển Đông.
Dư luận chú ý nhiều đến quan điểm cứng rắn trong thương mại của chính quyền Tổng thống Trump với Trung Quốc, nhưng ít ai để ý chính sách quốc phòng của Mỹ cũng thay đổi theo hướng đó. Nhưng chính vì thay đổi chiến lược này, các quốc gia khu vực không sớm thì muộn sẽ phải lựa chọn giữa 2 cường quốc hàng đầu thế giới.
Cuối tuần này, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan sẽ công bố Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương mới nhân sự kiện Đối thoại Shangri-La tại Singapore, trước sự có mặt của đại diện Trung Quốc và các quan chức quốc phòng hàng đầu thế giới.
Giới quan sát dự đoán chiến lược mới sẽ bao gồm các biện pháp quân sự, ngoại giao và kinh tế nhằm kiềm chế và trừng phạt chủ nghĩa bành trướng hàng hải của Trung Quốc trên các vùng biển khu vực Đông Á.
Một số ý kiến cho rằng đạo luật trừng phạt Mỹ đang cân nhắc được thiết kế chủ ý nhằm bổ sung cho chiến lược châu Á sắp công bố. Theo cách "nhẹ nhàng" nhất, Mỹ có thể dùng công cụ cấm vận này để ép Bắc Kinh bớt "manh động" ở Biển Đông.
(vn.sputniknews.com)
Không có nhận xét nào