Hoa Kỳ hôm thứ Sáu thúc giục Campuchia phải điều tra về một đặc khu kinh tế do Trung Quốc sở hữu, sau khi có dấu hiệu cho thấy các công ty hoạt động trong khu vực này né thuế đối với các sản phẩm xuất sang Mỹ.
Đặc khu Kinh tế Sihanoukville (SSEZ), nằm ở phía tây thủ đô Phnom Penh, bác bỏ các cáo buộc của Mỹ theo đó nói họ đã cho phép các công ty vận chuyển hàng qua đặc khu, và nói cuộc điều tra nội bộ cho thấy không hề có hoạt động nào như thế.
SSEZ cũng nói không có công ty nào trong toàn bộ 29 doanh nghiệp hoạt động trong đặc khu này và có xuất khẩu sang Mỹ "bị điều tra hay trừng phạt bởi hải quan Mỹ trong thời gian gần đây", South China Morning Post tường thuật.
SSEZ là khu công nghiệp do các nhà đầu tư Trung Quốc tài trợ, đồng thời tham gia điều hành chung.
Hồi tháng Tư, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói rằng có hơn 160 doanh nghiệp hoạt động tại đây, là khu công nghiệp mà ông gọi là "mô hình thành công cho các dự án Trung Quốc".
"Hoa Kỳ sẽ quyết liệt theo đuổi các cáo buộc tránh thuế, và dụng mọi công cụ pháp lý có trong tay để ngăn chặn những kẻ vi phạm luật hải quan và thương mại Mỹ," phát ngôn viên Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Phnom Penh, Emily Zeeberg được Reuters dẫn lời.
Các công cụ đó có thể gồm cả các biện pháp trừng phạt dân sự và hình sự, hoặc các hành động cưỡng chế khác, bà nói thêm.
"Chúng tôi kêu gọi giới chức Campuchia hay theo dõi sát sao việc quản trị và tuân thủ quy định tại Đặc khu Kinh tế Sihanoukville," bà nói.
Phát ngôn viên Bộ Thương mại Campuchia, Seng Thai, từ chối bình luận và dẫn chiếu tới một tuyên bố mà chính phủ nước này ra hôm 23/6, theo đó nói các cáo buộc trên là "không có căn cứ", và rằng trình tự hoạt động tại các đặc khu kinh tế diễn ra rất rõ ràng.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Thủ tướng Hun Sen hồi tháng Tư nói Đặc khu Kinh tế Sihanoukville là 'mô hình thành công cho các dự án của Trung Quốc'
Kể từ 2017, đã có hai trường hợp các công ty hoạt động tại Đặc khu Kinh tế Sihanoukville bị phát hiện nhập khẩu hàng vận chuyển qua đặc khu, và đã bị áp thuế chống phá giá, thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ viết.
"Trong cả hai trường hợp, các viên chức Hoa Kỳ tiến hành thanh tra tại chỗ ở Đặc khu Kinh tế Sihanoukville và xác định rằng tuy được xuất trình như hàng Campuchia, nhưng số hàng hóa nghi vấn là có gốc gác từ Trung Quốc, được đưa nhập khẩu vào Hoa Kỳ," bản thông cáo viết thêm.
Với cuộc đối đầu thương mại giữa Bắc Kinh và Washington đã kéo dài cả năm, các nhà phân tích nói rằng lượng hàng hóa trị giá nhiều tỷ đô la đã được dịch chuyển từ Trung Quốc sang vùng Đông Nam Á để tránh bị đánh thuế cao.
Hải quan Việt Nam trong tháng Sáu nói đã phát hiện ra nhiều trường hợp các nhà xuất khẩu dán lại nhãn một cách bất hợp pháp các sản phẩm Trung Quốc để 'biến' thành hàng 'Sản xuất tại Việt Nam' nhằm tránh thuế nhập khẩu bị áp trong cuộc thương chiến Mỹ-Trung.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Campuchia trong những năm gần đây đã nhận được nhiều khoản tiền đầu tư từ Trung Quốc |
Đặc khu Kinh tế Sihanoukville (SSEZ), nằm ở phía tây thủ đô Phnom Penh, bác bỏ các cáo buộc của Mỹ theo đó nói họ đã cho phép các công ty vận chuyển hàng qua đặc khu, và nói cuộc điều tra nội bộ cho thấy không hề có hoạt động nào như thế.
SSEZ cũng nói không có công ty nào trong toàn bộ 29 doanh nghiệp hoạt động trong đặc khu này và có xuất khẩu sang Mỹ "bị điều tra hay trừng phạt bởi hải quan Mỹ trong thời gian gần đây", South China Morning Post tường thuật.
SSEZ là khu công nghiệp do các nhà đầu tư Trung Quốc tài trợ, đồng thời tham gia điều hành chung.
Hồi tháng Tư, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói rằng có hơn 160 doanh nghiệp hoạt động tại đây, là khu công nghiệp mà ông gọi là "mô hình thành công cho các dự án Trung Quốc".
"Hoa Kỳ sẽ quyết liệt theo đuổi các cáo buộc tránh thuế, và dụng mọi công cụ pháp lý có trong tay để ngăn chặn những kẻ vi phạm luật hải quan và thương mại Mỹ," phát ngôn viên Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Phnom Penh, Emily Zeeberg được Reuters dẫn lời.
Các công cụ đó có thể gồm cả các biện pháp trừng phạt dân sự và hình sự, hoặc các hành động cưỡng chế khác, bà nói thêm.
"Chúng tôi kêu gọi giới chức Campuchia hay theo dõi sát sao việc quản trị và tuân thủ quy định tại Đặc khu Kinh tế Sihanoukville," bà nói.
Phát ngôn viên Bộ Thương mại Campuchia, Seng Thai, từ chối bình luận và dẫn chiếu tới một tuyên bố mà chính phủ nước này ra hôm 23/6, theo đó nói các cáo buộc trên là "không có căn cứ", và rằng trình tự hoạt động tại các đặc khu kinh tế diễn ra rất rõ ràng.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Thủ tướng Hun Sen hồi tháng Tư nói Đặc khu Kinh tế Sihanoukville là 'mô hình thành công cho các dự án của Trung Quốc'
Kể từ 2017, đã có hai trường hợp các công ty hoạt động tại Đặc khu Kinh tế Sihanoukville bị phát hiện nhập khẩu hàng vận chuyển qua đặc khu, và đã bị áp thuế chống phá giá, thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ viết.
"Trong cả hai trường hợp, các viên chức Hoa Kỳ tiến hành thanh tra tại chỗ ở Đặc khu Kinh tế Sihanoukville và xác định rằng tuy được xuất trình như hàng Campuchia, nhưng số hàng hóa nghi vấn là có gốc gác từ Trung Quốc, được đưa nhập khẩu vào Hoa Kỳ," bản thông cáo viết thêm.
Với cuộc đối đầu thương mại giữa Bắc Kinh và Washington đã kéo dài cả năm, các nhà phân tích nói rằng lượng hàng hóa trị giá nhiều tỷ đô la đã được dịch chuyển từ Trung Quốc sang vùng Đông Nam Á để tránh bị đánh thuế cao.
Hải quan Việt Nam trong tháng Sáu nói đã phát hiện ra nhiều trường hợp các nhà xuất khẩu dán lại nhãn một cách bất hợp pháp các sản phẩm Trung Quốc để 'biến' thành hàng 'Sản xuất tại Việt Nam' nhằm tránh thuế nhập khẩu bị áp trong cuộc thương chiến Mỹ-Trung.
(BBC)
Không có nhận xét nào