Gần đây Trung Quốc liên tiếp xuất hiện tình trạng gián đoạn mạng. Mặc dù chính quyền gọi đây là “hành động bảo vệ mạng”, nhưng giải thích này lại bị dư luận nghi ngờ. Có nhận định cho rằng, mạng internet mà chính quyền Trung Quốc kiểm soát đã ngày càng cách ly xa với mạng internet toàn cầu.
Mạng internet mà chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát đã trở thành một một thế giới cách ly với mạng internet toàn cầu và các khu vực khác, kiểu cách ly này chủ yếu thực hiện thông qua kiểm duyệt mạng internet, chính quyền Trung Quốc ngăn chặn người dùng trong nước sử dụng nhiều phần mềm và các trang web mà người dùng tại Mỹ cũng như nhiều nơi trên thế giới đang sử dụng hàng ngày.
Gần đây, tờ Thời báo Los Angeles (Los Angeles Times) có đăng một bài viết với tựa đề “Mạng internet Trung Quốc và phi Trung Quốc là hai thế giới khác nhau” (The Chinese and non-Chinese internet are two worlds). Bài báo nói về trải nghiệm internet của phóng viên Alice Su và Frank Shyong khi làm việc tại Trung Quốc.
Ở Trung Quốc muốn vào truy cập mạng internet ở nước ngoài cần phải có VPN
Alice Su cho biết, phần lớn các nội dung trên mạng internet của thế giới đều không cách nào truy cập được tại Trung Quốc, nếu muốn truy cập vào Google, Facebook, Twitter thì cần phải sử dụng một VPN (Virtual Private Network – Mạng riêng ảo), các ứng dụng khác cũng vậy. Cô nói: “Gần đây chúng tôi mua một chiếc điện thoại Trung Quốc để sử dụng một lần, nhưng nó không thể nào tải về các ứng dụng ở các nước phương Tây.”
Google tuyên bố dừng cung cấp hệ điều hành Android cho Huawei, việc này sẽ ảnh hưởng đến sức hút của điện thoại Huawei ở các nơi trên thế giới, nhưng đối với những người dùng điện thoại Trung Quốc không ra nước ngoài mà nói thì điều này không ảnh hưởng gì quá lớn, bởi vì Google tại Trung Quốc đã bị cấm từ lâu.
Alice Su cho biết, để có thể đọc được tất cả các tin tức liên quan trên hai mạng internet khác nhau, cô phải liên tiếp tắt và mở VPN để chuyển đổi. Cô nói: “Nếu tôi muốn truy cập một trang web Trung Quốc, ví dụ như trang web bằng tiếng Trung của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tôi cần phải tắt VPN, bởi vì nếu địa chỉ IP của tôi ở phương Tây mà truy cập vào mạng Trung Quốc thì sẽ không mở được trang web này. Ở Bắc Kinh, tôi phải liên tục mở và tắt VPN để đọc các tin tức bằng tiếng Trung, sau đó đọc những phiên bản mà thế giới phương Tây có thể đọc được”.
Kiểm tra danh tính khi vào mạng cũng giống như hải quan kiểm tra hộ chiếu
Alice Su cho biết, ở Trung Quốc, hầu như ai cũng sử dụng ứng dụng mạng xã hội WeChat. Mọi người cần cài Wechat hoặc Alipay thì mới có thể đặt mua đồ ăn hoặc đặt xe qua phần mềm Didi. Nhưng những ứng dụng này chỉ thích hợp cho tài khoản ngân hàng Trung Quốc. Hiện nay, người ta có thể dùng Wechat để trả tiền điện nước hàng tháng, đặt khách sạn, đặt vé máy bay hoặc mua vé xem phim.
Hiện nay đã có quy định kiểm tra nghiêm ngặt danh tính. Alice Su nói: “Mấy năm trước chưa có, nhưng hiện nay nhiều ứng dụng yêu cầu bạn phải cầm hộ chiếu để gần khuôn mặt và tự chụp ảnh rồi gửi ảnh để đăng ký sử dụng.”
Frank Shyong nói: “Việc này giống như bạn muốn làm thủ tục để nhập cảnh vào mạng internet của họ (Trung Quốc), giống như bạn vào mạng của họ thì cần phải thông qua hải quan kiểm tra”.
Alice Su cho rằng, hiện nay Trung Quốc đâu đâu cũng có camera, và sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Sau khi có quy định về xác minh danh tính, chính phủ Trung Quốc giám sát nhiều hơn các thông tin cá nhân quan trọng. Alice Su nói: “Những gì bạn làm đều sẽ lưu lại trên thiết bị của bạn, và nó liên quan đến khuôn mặt, vị trí, tài khoản ngân hàng và danh tính.”
WeChat ở thế giới tự do được hưởng tự do, nhưng người dùng vẫn bị kiểm duyệt
Trong cộng đồng người Hoa, rất nhiều người sử dụng WeChat. Frank Shyong nói: “Tất cả những người nói tiếng Trung mà tôi đã từng tiếp xúc tại Los Angeles, đều thêm tôi vào trong danh sách bạn bè trên WeChat của họ. Ở nhà hàng tại San Gabriel Valley hiện đã chấp nhận thanh toán bằng WeChat. Họ sử dụng Alipay từ rất lâu.”
Mặc dù tại Mỹ mọi người có thể tự do sử dụng bất cứ công cụ liên lạc nào để liên lạc, nhưng do công cụ tự do như iMessage và Facebook không thể sử dụng tại Trung Quốc, do đó khi những người Hoa tại Mỹ muốn liên lạc với bạn bè và người nhà tại Trung Quốc thì họ phải sử dụng công cụ vừa liên lạc được ở nước ngoài lại vừa liên lạc được với người ở trong nước Trung Quốc, và như WeChat là lựa chọn lý tưởng của họ.
Frank Shyong giải thích thêm: “Đây là phương thức mà họ dùng để nói chuyện với tất cả bạn bè người Trung Quốc. Nếu bạn sử dụng iMessage, vậy thì chỉ có thể sử dụng để nói chuyện với bạn bè và người nhà là người Trung Quốc đang ở Mỹ. Bạn sẽ không thể nào đồng thời gửi tin nhắn cho những bạn bè người thân đang ở Trung Quốc được.”
Mặc dù WeChat có thể được sử dụng tự do ở xã hội phương Tây, nhưng một khi người dùng sử dụng nó, thì sẽ bị chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt.
Alice Su nói: “Ở Trung Quốc, những phần mềm này (WeChat và Alipay) hiển nhiên là bị kiểm duyệt, điều này ai cũng biết. Một thể nghiệm thường thấy đó là, khi bạn đăng thông tin gì đó, 10 phút sau nó sẽ biến mất, bởi vì nó thuộc thông tin mà chính quyền cho là nhạy cảm. Hoặc có thời gian thì bạn có thể thử đăng một vài thông tin, bạn có thể sẽ không thể nào đăng được. Trong một số tình huống, người ta sẽ tự kiểm duyệt chính mình, tức là họ không chia sẻ bất cứ thông tin nhạy cảm nào.”
Alice Su nói, WeChat sẽ căn cứ vào vị trí đăng ký tài khoản của người dùng, để tiến hành kiểm duyệt nội dung trò chuyện theo vị trí khác nhau. Cô cho biết, nhà nghiên cứu của Phòng thực nghiệm công dân Đại học Toronto (University of Toronto’s Citizen Lab) từng phân tích xu thế kiểm duyệt của WeChat. Theo điều tra của họ, tài khoản WeChat của người dùng tại Trung Quốc sẽ bị kiểm duyệt nghiêm ngặt hơn so với người dùng bên ngoài Trung Quốc, dù cho sau này người dùng đổi số điện thoại nước ngoài khác, thì vẫn sẽ bị kiểm duyệt như trước, giống như họ vẫn còn ở Trung Quốc.
Cô còn nói: “Nếu tài khoản tại Mỹ gửi một thông tin nhạy cảm đến một nhóm tài khoản Trung Quốc, thì người dùng Trung Quốc sẽ không nhận được những thông tin đó. Tất cả những bài viết được lọc đều sẽ bị WeChat xoá bỏ triệt để, do đó, dù tài là khoản tại Mỹ thì bạn cũng không thể nào đọc được chúng.”
ĐCSTQ kiểm soát WeChat, người dân bị cách ly ở một thế giới khác
Luồng thông tin tự do trong thế giới tự do giúp mọi người hiểu đầy đủ thông tin và đưa ra phán đoán của riêng họ, nhưng ở Trung Quốc, thông tin bị kiểm duyệt và tư duy của mọi người bị hạn chế hoặc bị kiểm soát.
Alice Su nói: “Ở Trung Quốc, phần lớn tin tức đều là tin tức quốc gia do truyền thông nhà nước đưa ra. Tất cả đều rất giống nhau, những gì bạn đọc được trên 10 tờ báo khác nhau là 10 bản tin trên trang nhất tương tự nhau. Có câu chuyện cười như thế này, nếu bạn đọc báo hoặc xem tin tức trên truyền hình, nó sẽ luôn là 20 phút liên quan đến các thông tin tốt ở Trung Quốc và 10 phút liên quan đến thông tin xấu ở các nơi trên thế giới. Người ta giễu cợt phương thức này, nhưng nó đúng là đã ảnh hưởng đến thế giới quan của rất nhiều người.”
Cô đưa thêm ví dụ: “Tôi luôn nghe thấy người Trung Quốc nói, ‘ở đây thực sự rất an toàn’. Nếu bạn đến Mỹ, họ sẽ cảnh báo ‘cẩn thận, ở đây rất nguy hiểm’”.
Là một phóng viên công tác ở cả hai nước Mỹ và Trung Quốc, Alice Su cho biết, tự bản thân cần phải giữ cho đầu óc thanh tỉnh. Cô nói: “Tôi cần phải chỉ ra một cách cẩn thận, thế giới mà tôi đưa tin là bị kiểm soát. Nếu tôi trích dẫn một số thứ gì đó từ nền tảng mạng xã hội Weibo, tôi cần phải phải rất rõ ràng, bởi trong đó phần lớn đều là được chế tác một cách tỉ mỉ.”
Cô còn nói, tại Mỹ cũng có một thế giới người Hoa cách ly thế giới, sở dĩ nó cách ly là vì có một đảng phái và chính phủ đang chỉ đạo, vạch ra giới hạn và quyết định những gì có thể nói, những gì không được nói.
Huệ Anh
Mạng internet mà chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát đã trở thành một một thế giới cách ly với mạng internet toàn cầu và các khu vực khác, kiểu cách ly này chủ yếu thực hiện thông qua kiểm duyệt mạng internet, chính quyền Trung Quốc ngăn chặn người dùng trong nước sử dụng nhiều phần mềm và các trang web mà người dùng tại Mỹ cũng như nhiều nơi trên thế giới đang sử dụng hàng ngày.
Gần đây, tờ Thời báo Los Angeles (Los Angeles Times) có đăng một bài viết với tựa đề “Mạng internet Trung Quốc và phi Trung Quốc là hai thế giới khác nhau” (The Chinese and non-Chinese internet are two worlds). Bài báo nói về trải nghiệm internet của phóng viên Alice Su và Frank Shyong khi làm việc tại Trung Quốc.
Ở Trung Quốc muốn vào truy cập mạng internet ở nước ngoài cần phải có VPN
Alice Su cho biết, phần lớn các nội dung trên mạng internet của thế giới đều không cách nào truy cập được tại Trung Quốc, nếu muốn truy cập vào Google, Facebook, Twitter thì cần phải sử dụng một VPN (Virtual Private Network – Mạng riêng ảo), các ứng dụng khác cũng vậy. Cô nói: “Gần đây chúng tôi mua một chiếc điện thoại Trung Quốc để sử dụng một lần, nhưng nó không thể nào tải về các ứng dụng ở các nước phương Tây.”
Google tuyên bố dừng cung cấp hệ điều hành Android cho Huawei, việc này sẽ ảnh hưởng đến sức hút của điện thoại Huawei ở các nơi trên thế giới, nhưng đối với những người dùng điện thoại Trung Quốc không ra nước ngoài mà nói thì điều này không ảnh hưởng gì quá lớn, bởi vì Google tại Trung Quốc đã bị cấm từ lâu.
Alice Su cho biết, để có thể đọc được tất cả các tin tức liên quan trên hai mạng internet khác nhau, cô phải liên tiếp tắt và mở VPN để chuyển đổi. Cô nói: “Nếu tôi muốn truy cập một trang web Trung Quốc, ví dụ như trang web bằng tiếng Trung của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tôi cần phải tắt VPN, bởi vì nếu địa chỉ IP của tôi ở phương Tây mà truy cập vào mạng Trung Quốc thì sẽ không mở được trang web này. Ở Bắc Kinh, tôi phải liên tục mở và tắt VPN để đọc các tin tức bằng tiếng Trung, sau đó đọc những phiên bản mà thế giới phương Tây có thể đọc được”.
Kiểm tra danh tính khi vào mạng cũng giống như hải quan kiểm tra hộ chiếu
Alice Su cho biết, ở Trung Quốc, hầu như ai cũng sử dụng ứng dụng mạng xã hội WeChat. Mọi người cần cài Wechat hoặc Alipay thì mới có thể đặt mua đồ ăn hoặc đặt xe qua phần mềm Didi. Nhưng những ứng dụng này chỉ thích hợp cho tài khoản ngân hàng Trung Quốc. Hiện nay, người ta có thể dùng Wechat để trả tiền điện nước hàng tháng, đặt khách sạn, đặt vé máy bay hoặc mua vé xem phim.
Hiện nay đã có quy định kiểm tra nghiêm ngặt danh tính. Alice Su nói: “Mấy năm trước chưa có, nhưng hiện nay nhiều ứng dụng yêu cầu bạn phải cầm hộ chiếu để gần khuôn mặt và tự chụp ảnh rồi gửi ảnh để đăng ký sử dụng.”
Frank Shyong nói: “Việc này giống như bạn muốn làm thủ tục để nhập cảnh vào mạng internet của họ (Trung Quốc), giống như bạn vào mạng của họ thì cần phải thông qua hải quan kiểm tra”.
Alice Su cho rằng, hiện nay Trung Quốc đâu đâu cũng có camera, và sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Sau khi có quy định về xác minh danh tính, chính phủ Trung Quốc giám sát nhiều hơn các thông tin cá nhân quan trọng. Alice Su nói: “Những gì bạn làm đều sẽ lưu lại trên thiết bị của bạn, và nó liên quan đến khuôn mặt, vị trí, tài khoản ngân hàng và danh tính.”
WeChat ở thế giới tự do được hưởng tự do, nhưng người dùng vẫn bị kiểm duyệt
Trong cộng đồng người Hoa, rất nhiều người sử dụng WeChat. Frank Shyong nói: “Tất cả những người nói tiếng Trung mà tôi đã từng tiếp xúc tại Los Angeles, đều thêm tôi vào trong danh sách bạn bè trên WeChat của họ. Ở nhà hàng tại San Gabriel Valley hiện đã chấp nhận thanh toán bằng WeChat. Họ sử dụng Alipay từ rất lâu.”
Mặc dù tại Mỹ mọi người có thể tự do sử dụng bất cứ công cụ liên lạc nào để liên lạc, nhưng do công cụ tự do như iMessage và Facebook không thể sử dụng tại Trung Quốc, do đó khi những người Hoa tại Mỹ muốn liên lạc với bạn bè và người nhà tại Trung Quốc thì họ phải sử dụng công cụ vừa liên lạc được ở nước ngoài lại vừa liên lạc được với người ở trong nước Trung Quốc, và như WeChat là lựa chọn lý tưởng của họ.
Frank Shyong giải thích thêm: “Đây là phương thức mà họ dùng để nói chuyện với tất cả bạn bè người Trung Quốc. Nếu bạn sử dụng iMessage, vậy thì chỉ có thể sử dụng để nói chuyện với bạn bè và người nhà là người Trung Quốc đang ở Mỹ. Bạn sẽ không thể nào đồng thời gửi tin nhắn cho những bạn bè người thân đang ở Trung Quốc được.”
Mặc dù WeChat có thể được sử dụng tự do ở xã hội phương Tây, nhưng một khi người dùng sử dụng nó, thì sẽ bị chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt.
Alice Su nói: “Ở Trung Quốc, những phần mềm này (WeChat và Alipay) hiển nhiên là bị kiểm duyệt, điều này ai cũng biết. Một thể nghiệm thường thấy đó là, khi bạn đăng thông tin gì đó, 10 phút sau nó sẽ biến mất, bởi vì nó thuộc thông tin mà chính quyền cho là nhạy cảm. Hoặc có thời gian thì bạn có thể thử đăng một vài thông tin, bạn có thể sẽ không thể nào đăng được. Trong một số tình huống, người ta sẽ tự kiểm duyệt chính mình, tức là họ không chia sẻ bất cứ thông tin nhạy cảm nào.”
Alice Su nói, WeChat sẽ căn cứ vào vị trí đăng ký tài khoản của người dùng, để tiến hành kiểm duyệt nội dung trò chuyện theo vị trí khác nhau. Cô cho biết, nhà nghiên cứu của Phòng thực nghiệm công dân Đại học Toronto (University of Toronto’s Citizen Lab) từng phân tích xu thế kiểm duyệt của WeChat. Theo điều tra của họ, tài khoản WeChat của người dùng tại Trung Quốc sẽ bị kiểm duyệt nghiêm ngặt hơn so với người dùng bên ngoài Trung Quốc, dù cho sau này người dùng đổi số điện thoại nước ngoài khác, thì vẫn sẽ bị kiểm duyệt như trước, giống như họ vẫn còn ở Trung Quốc.
Cô còn nói: “Nếu tài khoản tại Mỹ gửi một thông tin nhạy cảm đến một nhóm tài khoản Trung Quốc, thì người dùng Trung Quốc sẽ không nhận được những thông tin đó. Tất cả những bài viết được lọc đều sẽ bị WeChat xoá bỏ triệt để, do đó, dù tài là khoản tại Mỹ thì bạn cũng không thể nào đọc được chúng.”
ĐCSTQ kiểm soát WeChat, người dân bị cách ly ở một thế giới khác
Luồng thông tin tự do trong thế giới tự do giúp mọi người hiểu đầy đủ thông tin và đưa ra phán đoán của riêng họ, nhưng ở Trung Quốc, thông tin bị kiểm duyệt và tư duy của mọi người bị hạn chế hoặc bị kiểm soát.
Alice Su nói: “Ở Trung Quốc, phần lớn tin tức đều là tin tức quốc gia do truyền thông nhà nước đưa ra. Tất cả đều rất giống nhau, những gì bạn đọc được trên 10 tờ báo khác nhau là 10 bản tin trên trang nhất tương tự nhau. Có câu chuyện cười như thế này, nếu bạn đọc báo hoặc xem tin tức trên truyền hình, nó sẽ luôn là 20 phút liên quan đến các thông tin tốt ở Trung Quốc và 10 phút liên quan đến thông tin xấu ở các nơi trên thế giới. Người ta giễu cợt phương thức này, nhưng nó đúng là đã ảnh hưởng đến thế giới quan của rất nhiều người.”
Cô đưa thêm ví dụ: “Tôi luôn nghe thấy người Trung Quốc nói, ‘ở đây thực sự rất an toàn’. Nếu bạn đến Mỹ, họ sẽ cảnh báo ‘cẩn thận, ở đây rất nguy hiểm’”.
Là một phóng viên công tác ở cả hai nước Mỹ và Trung Quốc, Alice Su cho biết, tự bản thân cần phải giữ cho đầu óc thanh tỉnh. Cô nói: “Tôi cần phải chỉ ra một cách cẩn thận, thế giới mà tôi đưa tin là bị kiểm soát. Nếu tôi trích dẫn một số thứ gì đó từ nền tảng mạng xã hội Weibo, tôi cần phải phải rất rõ ràng, bởi trong đó phần lớn đều là được chế tác một cách tỉ mỉ.”
Cô còn nói, tại Mỹ cũng có một thế giới người Hoa cách ly thế giới, sở dĩ nó cách ly là vì có một đảng phái và chính phủ đang chỉ đạo, vạch ra giới hạn và quyết định những gì có thể nói, những gì không được nói.
Huệ Anh
(trithucvn.net)
Không có nhận xét nào