Tuổi Trẻ đang có loạt phóng sự điều tra công phu của nhóm PV của họ
về các sản phẩm điện tử và điện tử gia dụng với nhãn hàng / thương hiệu
Asanzo. Có thể xem nhóm PV này đã tốn công, dày sức theo phóng sự này
hàng tháng trời để ra đời loạt bài đang được cho là “quả bom” với các
sản phẩm điện tử / gia dụng chiếm thị phần giá thấp tại VN.
Tuy
nhiên, khâu biên tập và triển khai loạt điều tra này có một lỗ hổng
ngay từ đầu và khó thấy bởi sự dẫn dắt thông tin nghiệp vụ điều tra và
nhất là tâm lý “bài Trung” khiến cho lổ hổng này có thể là lá bài mà
phía nhãn hàng nói trên sẽ mang ra xài để phản công. Và vì thế nhãn hàng
có thể thoát hiểm mà khó lòng “chết”. Nếu họ xử lý khủng hoảng tốt bởi
các tay PR quái vật thì họ còn có thêm cơ hội sống khỏe ở phân khúc thị
phần giá rẻ chứ không thể đùa.
Lổ
hổng đó đến từ khái niệm về OEM và VAR mà Tuổi Trẻ đã “bỏ qua” khi đề
cập đến các hoạt động của tập đoàn Asanzo và các sản phẩm mang nhãn hàng
Asanzo.
Mối
quan hệ giữa OEM (cty sản xuất các thiết bị / cấu kiện / phụ tùng gốc)
với VAR (cty marketing nhãn hàng / cty bán lẻ khai thác lợi nhuận từ giá
trị cộng thêm bởi nhãn hàng). Mối quan hệ này đã có từ lâu và ăn nên
làm ra trên thương trường quốc tế, nhất là trong thời buổi “toàn cầu
hóa” và chuỗi cung ứng toàn cầu hóa mà thị trường đang được khai thác.
Có thể thấy mối quan hệ OEM / VAR ở các khu vực sản xuất / bán buôn của:
công nghiệp xe hơi, công nghiệp hàng tiêu dùng điện tử / gia dụng /
viễn thông / máy tính / thiết bị di động, công nghiệp tiêu dùng
nhanh.... Họ đã và đang chơi tốt với nhau và từ đó các tay tư bản toàn
cầu bắt tay nhau khai thác triệt để thị trường để kiếm lợi cao nhất. (VD
như các sản phẩm của nhãn hàng / thương hiệu Apple hay Samsung là cách
hiểu của mối quan hệ OEM với VAR).
Bản
chất Asanzo với các nhóm sản phẩm mang nhãn Asanzo cũng thế và họ kiếm
lợi từ OEM/VAR này nhưng theo cách “Việt Nam hóa” và khai thác để lách
và né tiếng OEM/VAR nói trên. Đó chính là cách kinh doanh và kiếm lợi
bởi tâm lý thị trường Việt Nam sính rẻ lại đòi hỏi “tự hào thương hiệu
VN” cho tốt.
Các
tay tư bản đỏ VN đã khai thác tốt EOM/VAR và kiếm lợi nhanh và Asanzo
là một trong những số đó (tất nhiên không thể bỏ qua bàn tay lông lá và
hợp tác đến từ Trung Quốc – cái nôi của những OEM cho các nhãn hàng quốc
tế và địa phương).
Nếu
Tuổi Trẻ đã “bỏ qua” mối quan hệ làm ăn kinh tế của OEM / VAR để nhắm
đến mục đích đánh vào “Made in China” vs. “Made in Vietnam” rất cổ hữu
và cứng ngắt thì e rằng họ đã tự “đào huyệt” chôn công sức và nghiêp vụ
báo chí điều tra của nhóm phóng viên kia. Lỗi lớn, rất lớn của ai chịu
trách nhiệm biên tập và kiểm soát loạt phóng sự điều tra này.
Riêng
việc lột nhãn, dán nhãn “Made in” cũng cho thấy nó liên quan từ mối
quan hệ OEM / VAR nói trên và đã được quy định rõ trong “thông tư quy
định về xuất xứ hàng hóa của bộ công thương ngày 03/4/2018, chương II,
điều 4”, quy định:
"CÁCH XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA
Điều 4. Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa
Hàng
hóa được xác định xuất xứ theo quy định tại Thông tư này có xuất xứ tại
nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất
cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó."
Kẻ
nào khai thác và lách luật tốt, kẻ đó sống khỏe và kiếm lợi nhanh,
mạnh. Bản chất của tư bản là thế. Ai khai thác tốt và có ê kíp khai thác
luật thật tốt sẽ là kẻ cầm cương và chơi!
Vậy
cho nên có thể xem Tuổi Trẻ chưa chắc đã “đập chết” được nhãn hàng /
thương hiệu Asanzo bởi tập đoàn Asanzo chắc phải có đối sách khi họ tham
gia và xới bạc kiếm lợi OEM / VAR.
Chờ
xem họ đập nhau thế nào? Ai đứng đằng sau các trò đập nhau này để kiếm
lợi? Và nếu đập Asanzo mà kéo theo đập được thêm các công ty VAR kiểu
này (có đầy ở Việt nam) thì mới đáng bỏ công dày sức cho nghiệp vụ điều
tra bao chí.
(My un-requested 2 cents on chuyện máu nóng online xứ Việt)
P/S:
Riêng việc cấp và rút lại chứng nhận “HVNCLC” của cái “ban xọ dừa” kia cho thấy từ việc xét bình chọn, chứng nhận “hàng” chất lượng cao gì đó, cho đến việc vội vàng sợ té đái rút lại cái chứng nhận đó...lại càng cho thấy cái ban xọ dừa này đúng là rất xọ dừa.
Chứng nhận “hàng” chất lượng cao tức xét dựa trên bình chọ của người tiêu dùng cho một hay nhiều sản phẩm nào đó của một thương hiệu. Chứ không thể chứng nhận “hàng chất lượng cao” cho cả một cty / tập đoàn nào đó (vì họ có thể sở hữu nhiều sản phẩm cùng nhãn hàng, hoặc nhiều nhãn hàng cho nhiều sản phẩm, hoặc sản phẩm nhượng quyền của một nhãn hàng nào đó cho một cty nào khác). Nói chung là cái tem “hàng VNCLC” kinh doanh mua bán cái nhãn càng ngày càng tệ và đúng là tệ lậu!
*Riêng với "công nghệ Nhật Bản", rấ đơn giản nếu công ty / nhà máy nào đó nhập dây chuyển sản xuất / lắp ráp sản phẩm (toàn bộ hay một phần chính) từ Nhật Bản thì họ cứ thế tuyên bố họ [lắp ráp / hoàn tất] sản phẩm với nhãn hàng nào đó với "công nghệ Nhật Bản".
*Số liệu năm 2017, cho thấy VN nhập khẩu hàng từ TQ chiếm 35% tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm của nền kinh tế - tương đương gần 71 tỉ USD. Trong số này, gần 1/4 là các mặt hàng liên quan đến điện, điện tử, viễn thông, gia dụng, điện công nghiệp... Tức năm 2017, VN đã chi gần 24 tỉ USD nhập các mặt hàng (với dự tính là đa phần nằm trong khu vực OEM/VAR nói trên) của điện, điện tử, viễn thông.
Riêng việc cấp và rút lại chứng nhận “HVNCLC” của cái “ban xọ dừa” kia cho thấy từ việc xét bình chọn, chứng nhận “hàng” chất lượng cao gì đó, cho đến việc vội vàng sợ té đái rút lại cái chứng nhận đó...lại càng cho thấy cái ban xọ dừa này đúng là rất xọ dừa.
Chứng nhận “hàng” chất lượng cao tức xét dựa trên bình chọ của người tiêu dùng cho một hay nhiều sản phẩm nào đó của một thương hiệu. Chứ không thể chứng nhận “hàng chất lượng cao” cho cả một cty / tập đoàn nào đó (vì họ có thể sở hữu nhiều sản phẩm cùng nhãn hàng, hoặc nhiều nhãn hàng cho nhiều sản phẩm, hoặc sản phẩm nhượng quyền của một nhãn hàng nào đó cho một cty nào khác). Nói chung là cái tem “hàng VNCLC” kinh doanh mua bán cái nhãn càng ngày càng tệ và đúng là tệ lậu!
*Riêng với "công nghệ Nhật Bản", rấ đơn giản nếu công ty / nhà máy nào đó nhập dây chuyển sản xuất / lắp ráp sản phẩm (toàn bộ hay một phần chính) từ Nhật Bản thì họ cứ thế tuyên bố họ [lắp ráp / hoàn tất] sản phẩm với nhãn hàng nào đó với "công nghệ Nhật Bản".
*Số liệu năm 2017, cho thấy VN nhập khẩu hàng từ TQ chiếm 35% tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm của nền kinh tế - tương đương gần 71 tỉ USD. Trong số này, gần 1/4 là các mặt hàng liên quan đến điện, điện tử, viễn thông, gia dụng, điện công nghiệp... Tức năm 2017, VN đã chi gần 24 tỉ USD nhập các mặt hàng (với dự tính là đa phần nằm trong khu vực OEM/VAR nói trên) của điện, điện tử, viễn thông.
Nguồn: TTX Tau
Không có nhận xét nào