Tuần trước, hơn một triệu người Hồng Kông biểu tình ôn hòa phản đối dự luật cho phép dẫn độ tình nghi sang Trung Quốc. Theo dõi các cuộc biểu tình khổng lồ của Hồng Kông, khá nhiều người Việt đặt câu hỏi: “Khi nào triệu người Việt Nam cũng xuống đường như thế?”
Rất đông người Hồng Kông xuống đường phản đối dự luật dẫn độ về TQ. Ảnh: Reuters chụp ngày 9/6/2019 |
Câu hỏi này cũng dễ hiểu, vì nó xuất phát từ sự chán chường và thù ghét đối với đảng cầm quyền hung bạo. Sau hơn 87 năm áp đặt ách độc tài, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chà đạp các quyền tự do, trong khi tham nhũng hoành hành, ô nhiễm tăng cao, giáo dục nhồi sọ, y tế kém cỏi, và đạo đức suy đồi.
Lịch sử đã chứng minh chế độ cộng sản không thể nào cải tiến được, mà phải được thay thế bằng dân chủ đa nguyên. Do đó, mong mỏi hàng triệu người Việt xuống đường ôn hòa, yêu sách dân chủ là một nguyện vọng chính đáng. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu vì sao hiện tại Việt Nam không thể có các cuộc biểu tình triệu người như Hồng Kông và tại sao Hồng Kông có thể vận động cả triệu người tham biểu tình ôn hòa.
Sự khác biệt cơ bản giữa Hồng Kông và Việt Nam
Sự khác biệt lớn nhất giữa người Hồng Kông và Việt Nam chính là kinh nghiệm dân chủ và văn hóa tổ chức.
Hãy nhìn toàn diện lịch sử Việt Nam để thấy được dân tộc chúng ta không hề có kinh nghiệm tranh đấu dân chủ. Vào khoảng năm 179 TCN Triệu Đà chiếm Âu Lạc đến khi Ngô Quyền giành thắng lợi Bạch Đằng lịch sử vào mùa thu năm 938, tổ tiên của chúng ta đã bị các vương triều phong kiến Trung Quốc đô hộ trong khoảng 1117 năm. Sau đó là các giai đoạn:
– Từ thời Ngô Quyền đến nhà Minh năm 939 – 1407;
– Từ nhà Minh đến Gia Long (Nguyễn Ánh) năm 1407 – 1802;
– Từ Gia Long đến Minh Mạng năm 1802 – 1838;
– Minh Mạng đến Cách Mạng Tháng Tám năm 1838 – 1945;
– Từ năm 1945 cho tới ngày nay: dưới sự cai trị của chế độ độc tài cộng sản.
Rõ ràng, từ lúc hình thành cho đến nay, dân tộc Việt Nam luôn bị cai trị bởi các nhà cầm quyền chuyên chế. Thật đau xót khi chúng ta gần như không có trải nghiệm dân chủ nào xuyên suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển.
Ngược lại, Hồng Kông lại có gần 100 năm kinh nghiệm dân chủ. Năm 1842, Vương quốc Anh tiếp quản đảo Hồng Kông sau khi đánh bại Trung Quốc trong Chiến tranh Nha phiến Thứ Nhất (First Opium War). Năm 1898, Anh đã chấp nhận thuê Hồng Kông với cam kết sẽ trả lại cho Trung Quốc sau 99 năm. Dưới quyền kiểm soát của Anh, Hồng Kông phát triểnnhanh chóng và trở thành một trong những trung tâm tài chính và kinh doanh lớn nhất thế giới.
Anh là một trong những quốc gia dân chủ lâu đời nhất thế giới, được đặt nền móng từ Đại Hiến chương Magna Carta về quyền tự do vào năm 1215. Bởi thế, khi kiểm soát Hồng Kông, Anh cũng thiết lập và áp dụng chế độ dân chủ tại hòn đảo này. Cũng xin nhắc lại nhờ nền dân chủ và tinh thần “thượng tôn pháp luật” của Anh tại Hồng Kông mà Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã không bị chính quyền Hương Cảng (Hồng Kông) bàn giao cho Pháp. Lịch sử đã hoàn toàn khác nếu chính quyền Hương Cảng hành xử côn đồ và tùy tiện giống nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hiện tại.
Nhờ sinh hoạt trong môi trường dân chủ hơn 90 năm, phần lớn người Hồng Kông được tiếp cận với nền giáo dục nhân bản, các giá trị dân chủ, trong đó có nhân quyền, hợp tác, và bao dung. Họ ý thức được các quyền tự do cơ bản, ý thức cộng đồng, và trách nhiệm công dân. Họ cũng hiểu rằng quyền lực cai trị của chính quyền đến từ dân, không phải từ “mệnh trời”. Nhìn chung, môi trường dân chủ mà nước Anh thiết lập, đã giúp người Hồng Kông có trải nghiệm về các giá trị dân chủ quý giá, cũng như ý thức được tầm quan trọng của tổ chức và liên đới xã hội.
Quan trọng hơn, môi trường dân chủ đã đào tạo cho người Hồng Kông kỹ năng và phương pháp làm việc chung hiệu quả. Bởi thế, Hồng Kông có các tổ chức chính trị và dân sự lớn mạnh. Ví dụ các chính đảng đối lập: Civic Party (Đảng Công dân), Labour Party (Đảng Lao động) và Democratic Party (Đảng Dân Chủ); các tổ chức xã hội dân sự: Federation of Students (Liên đoàn Sinh Viên), Confederation of Trade Unions (Liên đoàn Công đoàn), Journalists Association (Hiệp hội Nhà báo). Chính các tổ chức này dẫn dắt các cuộc biểu tình bất bạo động có quy mô và kỷ luật.
Ngược lại, trừ khoảng 10 năm dưới thời Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam, đại đa số người Việt không có kinh nghiệm về dân chủ và cũng không văn hóa tổ chức.
Khi nào triệu người Việt sẽ xuống đường?
Lịch sử thế giới và bài học xuống đường của Hồng Kông, Venezuala đã chứng minh rằng, để huy động được đông đảo người dân xuống đường yêu sách dân chủ, cần 2 điều kiện.
1.- Phải có tổ chức
Khi một dân tộc không có trải nghiệm dân chủ, được một số người kêu gọi biểu tình, nhưng lại không đưa ra được kế hoạch cụ thể nào, thì số người tham gia sẽ rất ít ỏi. Người dân rất thực tế. Họ chỉ đồng loạt xuống đường khi tin rằng các cuộc biểu tình sẽ có hy vọng và kết quả. Muốn xây một ngôi nhà đẹp và chắc chắn, chúng ta cần bản thiết kế và kế hoạch cụ thể. Tương tự, muốn huy động nhiều người dân tham gia bất bạo động, phải có các tổ chức vạch cho họ thấy phương pháp và chiến lược (có lịch trình, mục tiêu, và khả năng thực hiện).
Nên nhớ, đặc tính dễ thấy của đám đông là tính nhất thời và dễ bỏ cuộc. Chỉ sau vài ngày nếu các cuộc biểu tình không có kết quả, thì sự chán nản, hoặc tệ hơn là bạo loạn sẽ thay thế tinh thần phấn khởi của việc xuống đường. Lịch sử thế giới đã chứng minh các cuộc biểu tình yêu sách dân chủ có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng, không phải vài ngày là có được những thứ mà mọi người tranh đấu.
Hãy nhìn sang Venezuela: Đảng đối lập đã lãnh đạo hàng chục ngàn người dân Venezuela liên tiếp biểu tình, yêu cầu tổng thống Maduro từ chức. Nhiều người phải thiệt mạng vì bạo lực leo thang, nhưng dân chủ đúng nghĩa vẫn chưa xuất hiện tại Venezuela. Huống chi ở Việt Nam, người dân không có kinh nghiệm tranh đấu dân chủ, không có văn hóa tổ chức, ý thức cộng đồng kém, liên đới xã hội rất yếu, lại thiếu vắng các tổ chức chính trị lẫn dân sự có tầm vóc.
Cách đây gần 100 năm khi An Nam đang bị Pháp đô hộ, cụ Phan Châu Trinh đã nhấn mạnh vai trò thiết yếu của tổ chức: “Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do độc lập, thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã”.
2.- Nói không với bạo lực và vô cảm
Đảng Cộng sản ngang nhiên tồn tại bằng vũ lực. Tuy nhiên, chính nhiều người Việt, từ vô tình đến cố ý, cũng góp phần duy trì ách cai trị hung bạo của chế độ bằng văn hóa “sống chết mặc bay” và tôn sùng bạo lực.
Triết lý “Người trong một nước, phải thương nhau cùng” được thay thế bằng bạo lực (lời nói và hành động). Ngày nay đông đảo người Việt dùng bạo lực để giải quyết mọi xung đột. Các cuộc thảo luận trên tinh thần tôn trọng nhau là khá hiếm. Miệt thị và thóa mạ do khác biệt chính kiến là phổ biến. Bạo lực xã hội tăng “ổn định” từ học sinh đánh nhau, hàng xóm đánh nhau, đến công an đánh chết dân… trở thành bình thường, với lời bào chữa quen thuộc đến khó chịu: “Việt Nam mà”.
Không dừng lại ở đó, nhiều người Việt còn sẵn sàng hãm hại nhau qua các hình thức kinh doanh gian trá: bán sản phẩm độc hại, cho vay cắt cổ… Một dân tộc mà phần lớn người dân xem nặng lợi ích tư, không có ý thức cộng đồng, vô cảm, ích kỷ, và nghi kỵ nhau, thì hỏi tại sao chế độ độc tài không ngang nhiên tồn tại?! Cụ Phan Bội Châu viết về tính xấu của người Việt trong Việt Nam Quốc Sử Khảo, cách đây hơn 110 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị:
“Hay nghi kỵ lẫn nhau, không làm nên việc gì cả, đó là điều rất ngu thứ nhất. Tôn sùng những điều xa hoa vô ích, bỏ bê những sự nghiệp đáng làm, đó là điều rất ngu thứ hai. Chỉ biết lợi mình mà không biết hợp quần, đó là điều rất ngu thứ ba. Thương tiếc của riêng, không tưởng đến việc ích chung, đó là điều rất ngu thứ tư. Biết có thân mình,nhà mình, mà không biết có nước, đó là điều rất ngu thứ năm.”.
Thay Lời Kết
Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thất bại trên mọi phương diện, nhưng vẫn quyết tâm đánh đổi sự hưng thịnh của quốc gia và hạnh phúc của dân tộc để duy trì quyền lực cai trị. Chế độ cộng sản không cần người dân yêu thích nó, mà chỉ cần người dân căm ghét nhau để không thể liên kết thành nhiều khối mạnh. Không có gì thỏa mãn chế độ độc tài bằng một dân tộc chia rẽ.
Mặc dù Việt Nam có hơn 90 triệu dân, nhưng là 90 triệu người cô đơn, lẻ loi, “mạnh ai nấy sống”. Như cụ Phan Bội Châu đã chỉ ra trong Cao Đẳng Quốc Dân năm 1928: “Người ngoại quốc coi thường dân ta, họ nói rằng ‘không có nổi một đoàn một nhóm nào từ ba người trở lên’. Câu nói đó thoạt mới nghe tưởng là quá đáng, nhưng xét cho đến tình hình xã hội, tinh thần dân chúng thì thấy tan tan tác tác, rạc rạc rời rời, ghét nhau, ngờ nhau, ai lo thân nấy, bảo rằng không có nổi một đoàn một nhóm ba người thật bụng với nhau, thật cũng chẳng oan.”.
Ngày triệu người Việt biểu tình ôn hòa phản đối độc tài sẽ có, nếu người Việt xem trọng đạo đức luân lý, cũng như học và hành lòng bao dung, đối thoại, và hợp tác để nắm tay nhau tạo thành nhiều đoàn thể lớn mạnh. Nói cách khác, khi nào hơn nửa dân tộc biết lắng nghe nhau, quý mến nhau, giúp đỡ nhau, và gắn bó cùng nhau trong tương lai dân chủ, thì ngày vài triệu người Việt xuống đường như Hồng Kông chắc chắn sẽ có.
______
Tác giả: Mai V. Phạm là cựu quân nhân Hoa Kỳ, hiện đang sinh sống và làm việc tại Washington DC.
Lịch sử đã chứng minh chế độ cộng sản không thể nào cải tiến được, mà phải được thay thế bằng dân chủ đa nguyên. Do đó, mong mỏi hàng triệu người Việt xuống đường ôn hòa, yêu sách dân chủ là một nguyện vọng chính đáng. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu vì sao hiện tại Việt Nam không thể có các cuộc biểu tình triệu người như Hồng Kông và tại sao Hồng Kông có thể vận động cả triệu người tham biểu tình ôn hòa.
Sự khác biệt cơ bản giữa Hồng Kông và Việt Nam
Sự khác biệt lớn nhất giữa người Hồng Kông và Việt Nam chính là kinh nghiệm dân chủ và văn hóa tổ chức.
Hãy nhìn toàn diện lịch sử Việt Nam để thấy được dân tộc chúng ta không hề có kinh nghiệm tranh đấu dân chủ. Vào khoảng năm 179 TCN Triệu Đà chiếm Âu Lạc đến khi Ngô Quyền giành thắng lợi Bạch Đằng lịch sử vào mùa thu năm 938, tổ tiên của chúng ta đã bị các vương triều phong kiến Trung Quốc đô hộ trong khoảng 1117 năm. Sau đó là các giai đoạn:
– Từ thời Ngô Quyền đến nhà Minh năm 939 – 1407;
– Từ nhà Minh đến Gia Long (Nguyễn Ánh) năm 1407 – 1802;
– Từ Gia Long đến Minh Mạng năm 1802 – 1838;
– Minh Mạng đến Cách Mạng Tháng Tám năm 1838 – 1945;
– Từ năm 1945 cho tới ngày nay: dưới sự cai trị của chế độ độc tài cộng sản.
Rõ ràng, từ lúc hình thành cho đến nay, dân tộc Việt Nam luôn bị cai trị bởi các nhà cầm quyền chuyên chế. Thật đau xót khi chúng ta gần như không có trải nghiệm dân chủ nào xuyên suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển.
Ngược lại, Hồng Kông lại có gần 100 năm kinh nghiệm dân chủ. Năm 1842, Vương quốc Anh tiếp quản đảo Hồng Kông sau khi đánh bại Trung Quốc trong Chiến tranh Nha phiến Thứ Nhất (First Opium War). Năm 1898, Anh đã chấp nhận thuê Hồng Kông với cam kết sẽ trả lại cho Trung Quốc sau 99 năm. Dưới quyền kiểm soát của Anh, Hồng Kông phát triểnnhanh chóng và trở thành một trong những trung tâm tài chính và kinh doanh lớn nhất thế giới.
Anh là một trong những quốc gia dân chủ lâu đời nhất thế giới, được đặt nền móng từ Đại Hiến chương Magna Carta về quyền tự do vào năm 1215. Bởi thế, khi kiểm soát Hồng Kông, Anh cũng thiết lập và áp dụng chế độ dân chủ tại hòn đảo này. Cũng xin nhắc lại nhờ nền dân chủ và tinh thần “thượng tôn pháp luật” của Anh tại Hồng Kông mà Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã không bị chính quyền Hương Cảng (Hồng Kông) bàn giao cho Pháp. Lịch sử đã hoàn toàn khác nếu chính quyền Hương Cảng hành xử côn đồ và tùy tiện giống nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hiện tại.
Nhờ sinh hoạt trong môi trường dân chủ hơn 90 năm, phần lớn người Hồng Kông được tiếp cận với nền giáo dục nhân bản, các giá trị dân chủ, trong đó có nhân quyền, hợp tác, và bao dung. Họ ý thức được các quyền tự do cơ bản, ý thức cộng đồng, và trách nhiệm công dân. Họ cũng hiểu rằng quyền lực cai trị của chính quyền đến từ dân, không phải từ “mệnh trời”. Nhìn chung, môi trường dân chủ mà nước Anh thiết lập, đã giúp người Hồng Kông có trải nghiệm về các giá trị dân chủ quý giá, cũng như ý thức được tầm quan trọng của tổ chức và liên đới xã hội.
Quan trọng hơn, môi trường dân chủ đã đào tạo cho người Hồng Kông kỹ năng và phương pháp làm việc chung hiệu quả. Bởi thế, Hồng Kông có các tổ chức chính trị và dân sự lớn mạnh. Ví dụ các chính đảng đối lập: Civic Party (Đảng Công dân), Labour Party (Đảng Lao động) và Democratic Party (Đảng Dân Chủ); các tổ chức xã hội dân sự: Federation of Students (Liên đoàn Sinh Viên), Confederation of Trade Unions (Liên đoàn Công đoàn), Journalists Association (Hiệp hội Nhà báo). Chính các tổ chức này dẫn dắt các cuộc biểu tình bất bạo động có quy mô và kỷ luật.
Ngược lại, trừ khoảng 10 năm dưới thời Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam, đại đa số người Việt không có kinh nghiệm về dân chủ và cũng không văn hóa tổ chức.
Khi nào triệu người Việt sẽ xuống đường?
Lịch sử thế giới và bài học xuống đường của Hồng Kông, Venezuala đã chứng minh rằng, để huy động được đông đảo người dân xuống đường yêu sách dân chủ, cần 2 điều kiện.
1.- Phải có tổ chức
Khi một dân tộc không có trải nghiệm dân chủ, được một số người kêu gọi biểu tình, nhưng lại không đưa ra được kế hoạch cụ thể nào, thì số người tham gia sẽ rất ít ỏi. Người dân rất thực tế. Họ chỉ đồng loạt xuống đường khi tin rằng các cuộc biểu tình sẽ có hy vọng và kết quả. Muốn xây một ngôi nhà đẹp và chắc chắn, chúng ta cần bản thiết kế và kế hoạch cụ thể. Tương tự, muốn huy động nhiều người dân tham gia bất bạo động, phải có các tổ chức vạch cho họ thấy phương pháp và chiến lược (có lịch trình, mục tiêu, và khả năng thực hiện).
Nên nhớ, đặc tính dễ thấy của đám đông là tính nhất thời và dễ bỏ cuộc. Chỉ sau vài ngày nếu các cuộc biểu tình không có kết quả, thì sự chán nản, hoặc tệ hơn là bạo loạn sẽ thay thế tinh thần phấn khởi của việc xuống đường. Lịch sử thế giới đã chứng minh các cuộc biểu tình yêu sách dân chủ có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng, không phải vài ngày là có được những thứ mà mọi người tranh đấu.
Hãy nhìn sang Venezuela: Đảng đối lập đã lãnh đạo hàng chục ngàn người dân Venezuela liên tiếp biểu tình, yêu cầu tổng thống Maduro từ chức. Nhiều người phải thiệt mạng vì bạo lực leo thang, nhưng dân chủ đúng nghĩa vẫn chưa xuất hiện tại Venezuela. Huống chi ở Việt Nam, người dân không có kinh nghiệm tranh đấu dân chủ, không có văn hóa tổ chức, ý thức cộng đồng kém, liên đới xã hội rất yếu, lại thiếu vắng các tổ chức chính trị lẫn dân sự có tầm vóc.
Cách đây gần 100 năm khi An Nam đang bị Pháp đô hộ, cụ Phan Châu Trinh đã nhấn mạnh vai trò thiết yếu của tổ chức: “Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do độc lập, thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã”.
2.- Nói không với bạo lực và vô cảm
Đảng Cộng sản ngang nhiên tồn tại bằng vũ lực. Tuy nhiên, chính nhiều người Việt, từ vô tình đến cố ý, cũng góp phần duy trì ách cai trị hung bạo của chế độ bằng văn hóa “sống chết mặc bay” và tôn sùng bạo lực.
Triết lý “Người trong một nước, phải thương nhau cùng” được thay thế bằng bạo lực (lời nói và hành động). Ngày nay đông đảo người Việt dùng bạo lực để giải quyết mọi xung đột. Các cuộc thảo luận trên tinh thần tôn trọng nhau là khá hiếm. Miệt thị và thóa mạ do khác biệt chính kiến là phổ biến. Bạo lực xã hội tăng “ổn định” từ học sinh đánh nhau, hàng xóm đánh nhau, đến công an đánh chết dân… trở thành bình thường, với lời bào chữa quen thuộc đến khó chịu: “Việt Nam mà”.
Không dừng lại ở đó, nhiều người Việt còn sẵn sàng hãm hại nhau qua các hình thức kinh doanh gian trá: bán sản phẩm độc hại, cho vay cắt cổ… Một dân tộc mà phần lớn người dân xem nặng lợi ích tư, không có ý thức cộng đồng, vô cảm, ích kỷ, và nghi kỵ nhau, thì hỏi tại sao chế độ độc tài không ngang nhiên tồn tại?! Cụ Phan Bội Châu viết về tính xấu của người Việt trong Việt Nam Quốc Sử Khảo, cách đây hơn 110 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị:
“Hay nghi kỵ lẫn nhau, không làm nên việc gì cả, đó là điều rất ngu thứ nhất. Tôn sùng những điều xa hoa vô ích, bỏ bê những sự nghiệp đáng làm, đó là điều rất ngu thứ hai. Chỉ biết lợi mình mà không biết hợp quần, đó là điều rất ngu thứ ba. Thương tiếc của riêng, không tưởng đến việc ích chung, đó là điều rất ngu thứ tư. Biết có thân mình,nhà mình, mà không biết có nước, đó là điều rất ngu thứ năm.”.
Thay Lời Kết
Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thất bại trên mọi phương diện, nhưng vẫn quyết tâm đánh đổi sự hưng thịnh của quốc gia và hạnh phúc của dân tộc để duy trì quyền lực cai trị. Chế độ cộng sản không cần người dân yêu thích nó, mà chỉ cần người dân căm ghét nhau để không thể liên kết thành nhiều khối mạnh. Không có gì thỏa mãn chế độ độc tài bằng một dân tộc chia rẽ.
Mặc dù Việt Nam có hơn 90 triệu dân, nhưng là 90 triệu người cô đơn, lẻ loi, “mạnh ai nấy sống”. Như cụ Phan Bội Châu đã chỉ ra trong Cao Đẳng Quốc Dân năm 1928: “Người ngoại quốc coi thường dân ta, họ nói rằng ‘không có nổi một đoàn một nhóm nào từ ba người trở lên’. Câu nói đó thoạt mới nghe tưởng là quá đáng, nhưng xét cho đến tình hình xã hội, tinh thần dân chúng thì thấy tan tan tác tác, rạc rạc rời rời, ghét nhau, ngờ nhau, ai lo thân nấy, bảo rằng không có nổi một đoàn một nhóm ba người thật bụng với nhau, thật cũng chẳng oan.”.
Ngày triệu người Việt biểu tình ôn hòa phản đối độc tài sẽ có, nếu người Việt xem trọng đạo đức luân lý, cũng như học và hành lòng bao dung, đối thoại, và hợp tác để nắm tay nhau tạo thành nhiều đoàn thể lớn mạnh. Nói cách khác, khi nào hơn nửa dân tộc biết lắng nghe nhau, quý mến nhau, giúp đỡ nhau, và gắn bó cùng nhau trong tương lai dân chủ, thì ngày vài triệu người Việt xuống đường như Hồng Kông chắc chắn sẽ có.
______
Tác giả: Mai V. Phạm là cựu quân nhân Hoa Kỳ, hiện đang sinh sống và làm việc tại Washington DC.
Không có nhận xét nào