Những tin tức đấu đá nội bộ tương tự như các vụ Chùa Ba Vàng, Nguyễn Đức
Chung và Công ty Nhật Cường, Đoàn Ngọc Hải từ chức..., hay mới nhất là
vụ việc bắt một số Thanh tra Bộ Xây Dựng vòi tiền ở Vĩnh Tường, tỉnh
Vĩnh Phúc v.v... có lẽ sẽ được xuất hiện thường xuyên, liên tục và với
mật độ tương đối lớn trong thời gian sắp tới. Điều đó có thể là những
dấu hiệu báo hiệu một cơn bão táp bất ổn của chính trị Việt Nam trong
thời gian tới, nếu việc vắng mặt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở
thành hiện thực.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng |
Sau tròn một tháng vắng mặt sau "sự cố" Kiên Giang, ngày 14/5/2019
Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện liên tiếp mấy
ngày giữa tháng 5/2019 trong một số hoạt động quan trọng của đảng CSVN.
Rồi đột nhiên người ta thấy ông Nguyễn Phú Trọng lại biến mất bí ẩn.
Việc ông Nguyễn Phú Trọng đã vắng mặt trong đoàn đại biểu cấp cao viếng lăng Hồ Chí Minh và không xuất hiện trong buổi khai mạc kỳ họp Quốc Hội lần thứ 7 khóa XIV ngày 20/5 đã càng khiến dư luận bàn tán về sức khỏe của ông Trọng. Giữa lúc có tin cho rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có đề nghị được xin nghỉ dưỡng bệnh, nhưng xin được ở lại trong Hội đồng Lý luận Trung ương. Điều đó đã cho thấy, ông Nguyễn Phú Trọng đang có vấn đề trước sức ép rất lớn trong nội bộ đảng CSVN về 02 chức vụ trong đảng và Nhà nước hiện do ông Nguyễn Phú Trọng đang nắm giữ.
Mới nhất, ngày 18/6/2019, theo thông tin từ Cổng thông tin Điện tử Đại Biểu Nhân dân Thành phố Hà Nội cho biết, "Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam, Ông Nguyễn Phú Trọng, vào ngày mai 19 tháng 6 sẽ đi tiếp xúc cử tri tại các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm thuộc thành phố Hà Nội.". Theo đó, lịch trình cụ thể là trong buổi sáng ngày 19 tháng 6, ông Nguyễn Phú Trọng cùng hai đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội là Nguyễn Hồng Thái và Đào Tú Hoa sẽ tiếp xúc cử tri Quận Hoàn Kiếm. Trong buổi chiều sẽ diễn ra cuộc tiếp xúc cử tri giữa ông Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu quốc hội với cử tri quận Ba Đình và Tây Hồ.
Tuy nhiên ngay sau đó bản tin vừa kể đã bị gỡ xuống nhanh chóng và Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng cũng không xuất hiện.
Trước đó, trên mạng xã hội, người ta đã chỉ rõ nhiều bằng chứng cho thấy, khả năng Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã bị liệt nửa người bên trái ở thể nhẹ, đi chưa vững và cần phải ngồi xe lăn khi di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Vẫn theo mạng xã hội, việc ông Trọng vắng mặt trong các sự kiện phải bắt buộc ông xuất hiện trong tư thế đứng và những hình ảnh ông Trọng xuất hiện trong các cuộc họp chỉ trong tư thế ngồi, trên cũng một chiếc ghế duy nhất được cho là một chiếc xe lăn. Điều vừa kể dễ được nhận ra, khi chiếc ghế của ông Trọng ngồi khác hoàn toàn với những chiếc ghế khác được bố trí trong phòng họp. Từ đó có thể khẳng định, ông Trọng trong lúc này chưa hoàn toàn bình phục và vẫn phải ngồi xe lăn là điều có thật.
Vì thế, việc Tổng Bí thư Trọng bị buộc phải nghỉ không tiếp tục đảm nhiệm 02 trọng trách Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước theo Quy định 90/ QĐ - TƯ quy định về sức khỏe đối với các lãnh đạo chủ chốt là điều gần như chắc chắn, khó có thể đảo ngược. Bởi đây là một quyết định chính do những nỗ lực của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng để loại bỏ cố Chủ tịch Nước Trần Đại Quang. Được biết, khi ấy đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thuyết phục Bộ Chính trị theo ban hành Quy định số 90/QĐ -TƯ đặt vấn đề sức khỏe trở thành một trong những điều kiện để tiên quyết để được giữ các chức vụ chủ chốt. Chỉ một năm sau, cái quyết định quỷ quái ấy đã trực tiếp vận vào chính ông Trọng. Đúng là "gậy ông lại đập lưng ông" như dân gian giễu cợt.
Thực ra, việc Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng, một người ở tuổi 76 ốm đau là chuyện bình thường và dễ hiểu. Song cũng cần phải thừa nhận rằng, việc ông Nguyễn Phú Trọng bất ngờ có uy tín và vị thế một cách rõ nét trong đảng CSVN một cách rõ nét trong vai trò Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ 2 kể từ khi kết thúc Đại hội đảng lần thứ 12 (1/2016), với những kết quả của cuộc đấu tranh chống tham nhũng khá thuyết phục. Điều này đã khiến cho tập thể lãnh đạo Việt Nam cho đến thời điểm này phải hết sức dè chừng, nếu không nói là kiêng nể và thần phục.
Sự có mặt hay không có mặt của ông Trọng đã gây ra nhiều tác động đối với chính trường Việt Nam, vốn đã quá nhiều phe nhóm lợi ích và không ai chịu ai kiểu cá mè một lứa. Đó là các vụ lùm xùm liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây, được cho là phục vụ cho cuộc chiến phe phái để tranh giành quyền lực giữa các phe cánh và cá nhân trong đảng. Như các vụ Chùa Ba Vàng, Nguyễn Đức Chung và Công ty Nhật Cường, Đoàn Ngọc Hải từ chức..., hay mới nhất là vụ việc bắt một số Thanh tra Bộ Xây Dựng vòi tiền ở Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc v.v...
Nếu để ý kỹ sẽ thấy, các vụ lùm xùm nổi bật trong thời gian vừa qua luôn lẩn khuất sự dính dáng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một nhân vật được đánh giá là sẽ tiếp tục kế nhiệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại Hội 13 (1/2021). Nói thẳng là đó là những động thái thể hiện sự đánh đấm với mục đích hạ uy tín của Thủ tướng Phúc. Điều đó cho thấy, sự tôn trọng của tập thể ban lãnh đạo giành cho ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn còn rất thấp nếu so với ông Trọng.
Cũng tương tự, nếu nhìn sang một ứng viên kế cận chiếc ghế Tổng Bí thư là người được ông Trọng tin tưởng và mong muốn nhất, đó là Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng. Nếu so với ông Phúc thì ông Vượng cũng có những nhược điểm tương tự, song sự tín nhiệm trong đảng của ông Trần Quốc Vượng thua kém hơn ông Nguyễn Xuân Phúc nhiều bậc.
Những tin tức đấu đá nội bộ tương tự như vậy có lẽ sẽ được xuất hiện thường xuyên, liên tục và với mật độ tương đối lớn trong thời gian sắp tới. Điều đó có thể là những dấu hiệu báo hiệu một cơn bão táp bất ổn của chính trị Việt Nam trong thời gian tới, nếu việc vắng mặt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành hiện thực. Sự trở lại của các nhân vật trong ban lãnh đạo những khóa trước chắc chắn sẽ tìm cách trở lại để phục thù là điều không thể tránh khỏi. Nội bộ đảng CSVN vốn dĩ đã nát bét, nay sẽ lại rối tung.
Và điều gì sẽ xảy ra nếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời bỏ chính trường đột ngột vào lúc này?
Ngày 19 tháng 6 năm 2019
© Kami
Việc ông Nguyễn Phú Trọng đã vắng mặt trong đoàn đại biểu cấp cao viếng lăng Hồ Chí Minh và không xuất hiện trong buổi khai mạc kỳ họp Quốc Hội lần thứ 7 khóa XIV ngày 20/5 đã càng khiến dư luận bàn tán về sức khỏe của ông Trọng. Giữa lúc có tin cho rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có đề nghị được xin nghỉ dưỡng bệnh, nhưng xin được ở lại trong Hội đồng Lý luận Trung ương. Điều đó đã cho thấy, ông Nguyễn Phú Trọng đang có vấn đề trước sức ép rất lớn trong nội bộ đảng CSVN về 02 chức vụ trong đảng và Nhà nước hiện do ông Nguyễn Phú Trọng đang nắm giữ.
Mới nhất, ngày 18/6/2019, theo thông tin từ Cổng thông tin Điện tử Đại Biểu Nhân dân Thành phố Hà Nội cho biết, "Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam, Ông Nguyễn Phú Trọng, vào ngày mai 19 tháng 6 sẽ đi tiếp xúc cử tri tại các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm thuộc thành phố Hà Nội.". Theo đó, lịch trình cụ thể là trong buổi sáng ngày 19 tháng 6, ông Nguyễn Phú Trọng cùng hai đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội là Nguyễn Hồng Thái và Đào Tú Hoa sẽ tiếp xúc cử tri Quận Hoàn Kiếm. Trong buổi chiều sẽ diễn ra cuộc tiếp xúc cử tri giữa ông Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu quốc hội với cử tri quận Ba Đình và Tây Hồ.
Tuy nhiên ngay sau đó bản tin vừa kể đã bị gỡ xuống nhanh chóng và Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng cũng không xuất hiện.
Trước đó, trên mạng xã hội, người ta đã chỉ rõ nhiều bằng chứng cho thấy, khả năng Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã bị liệt nửa người bên trái ở thể nhẹ, đi chưa vững và cần phải ngồi xe lăn khi di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Vẫn theo mạng xã hội, việc ông Trọng vắng mặt trong các sự kiện phải bắt buộc ông xuất hiện trong tư thế đứng và những hình ảnh ông Trọng xuất hiện trong các cuộc họp chỉ trong tư thế ngồi, trên cũng một chiếc ghế duy nhất được cho là một chiếc xe lăn. Điều vừa kể dễ được nhận ra, khi chiếc ghế của ông Trọng ngồi khác hoàn toàn với những chiếc ghế khác được bố trí trong phòng họp. Từ đó có thể khẳng định, ông Trọng trong lúc này chưa hoàn toàn bình phục và vẫn phải ngồi xe lăn là điều có thật.
Vì thế, việc Tổng Bí thư Trọng bị buộc phải nghỉ không tiếp tục đảm nhiệm 02 trọng trách Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước theo Quy định 90/ QĐ - TƯ quy định về sức khỏe đối với các lãnh đạo chủ chốt là điều gần như chắc chắn, khó có thể đảo ngược. Bởi đây là một quyết định chính do những nỗ lực của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng để loại bỏ cố Chủ tịch Nước Trần Đại Quang. Được biết, khi ấy đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thuyết phục Bộ Chính trị theo ban hành Quy định số 90/QĐ -TƯ đặt vấn đề sức khỏe trở thành một trong những điều kiện để tiên quyết để được giữ các chức vụ chủ chốt. Chỉ một năm sau, cái quyết định quỷ quái ấy đã trực tiếp vận vào chính ông Trọng. Đúng là "gậy ông lại đập lưng ông" như dân gian giễu cợt.
Thực ra, việc Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng, một người ở tuổi 76 ốm đau là chuyện bình thường và dễ hiểu. Song cũng cần phải thừa nhận rằng, việc ông Nguyễn Phú Trọng bất ngờ có uy tín và vị thế một cách rõ nét trong đảng CSVN một cách rõ nét trong vai trò Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ 2 kể từ khi kết thúc Đại hội đảng lần thứ 12 (1/2016), với những kết quả của cuộc đấu tranh chống tham nhũng khá thuyết phục. Điều này đã khiến cho tập thể lãnh đạo Việt Nam cho đến thời điểm này phải hết sức dè chừng, nếu không nói là kiêng nể và thần phục.
Sự có mặt hay không có mặt của ông Trọng đã gây ra nhiều tác động đối với chính trường Việt Nam, vốn đã quá nhiều phe nhóm lợi ích và không ai chịu ai kiểu cá mè một lứa. Đó là các vụ lùm xùm liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây, được cho là phục vụ cho cuộc chiến phe phái để tranh giành quyền lực giữa các phe cánh và cá nhân trong đảng. Như các vụ Chùa Ba Vàng, Nguyễn Đức Chung và Công ty Nhật Cường, Đoàn Ngọc Hải từ chức..., hay mới nhất là vụ việc bắt một số Thanh tra Bộ Xây Dựng vòi tiền ở Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc v.v...
Nếu để ý kỹ sẽ thấy, các vụ lùm xùm nổi bật trong thời gian vừa qua luôn lẩn khuất sự dính dáng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một nhân vật được đánh giá là sẽ tiếp tục kế nhiệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại Hội 13 (1/2021). Nói thẳng là đó là những động thái thể hiện sự đánh đấm với mục đích hạ uy tín của Thủ tướng Phúc. Điều đó cho thấy, sự tôn trọng của tập thể ban lãnh đạo giành cho ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn còn rất thấp nếu so với ông Trọng.
Cũng tương tự, nếu nhìn sang một ứng viên kế cận chiếc ghế Tổng Bí thư là người được ông Trọng tin tưởng và mong muốn nhất, đó là Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng. Nếu so với ông Phúc thì ông Vượng cũng có những nhược điểm tương tự, song sự tín nhiệm trong đảng của ông Trần Quốc Vượng thua kém hơn ông Nguyễn Xuân Phúc nhiều bậc.
Những tin tức đấu đá nội bộ tương tự như vậy có lẽ sẽ được xuất hiện thường xuyên, liên tục và với mật độ tương đối lớn trong thời gian sắp tới. Điều đó có thể là những dấu hiệu báo hiệu một cơn bão táp bất ổn của chính trị Việt Nam trong thời gian tới, nếu việc vắng mặt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành hiện thực. Sự trở lại của các nhân vật trong ban lãnh đạo những khóa trước chắc chắn sẽ tìm cách trở lại để phục thù là điều không thể tránh khỏi. Nội bộ đảng CSVN vốn dĩ đã nát bét, nay sẽ lại rối tung.
Và điều gì sẽ xảy ra nếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời bỏ chính trường đột ngột vào lúc này?
Ngày 19 tháng 6 năm 2019
© Kami
(Blog RFA)
Không có nhận xét nào