Header Ads

  • Breaking News

    Đinh Hồ Tiên Sa - “Đạo đức và lối sống” của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa ra sao?

    Trương Quang Nghĩa sinh ở Hải Phòng, trong một gia đình đông anh chị em. Trương Quang Nghĩa là con thứ 5, còn gọi là Năm Nghĩa.

    Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính trao QĐ cho Trương Quang Nghĩa. Ảnh: VGP
    Bố Trương Quang Nghĩa tập kết ra Bắc năm 1954. Anh trai cả là Trương Quang Được (1940-2016), từng là Ủy viên Bộ Chính trị khoá IX, Phó Chủ tịch Quốc hội, khoá XI. Anh trai kế là Trương Quang Khánh, Ủy viên Trung ương Khoá XI; Thượng tướng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Đã nghỉ hưu năm 2016.

    Tiểu sử tóm tắc của Trương Quang Nghĩa trên Cổng TTĐT Chính phủ như sau:

    – Ngày sinh: 19/8/1958

    – Quê quán: Xã Kim Bồng, thị xã Hội an, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam).

    – Ngày vào Đảng: 04/02/1983. Ngày chính thức: 04/02/1984.

    – Học vị: Thạc sĩ quản trị kinh doanh

    – Lý luận chính trị: Cao cấp

    – Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII

    – Đại biểu Quốc hội khóa XIV

    TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

    – Từ tháng 10/1976 – 9/1979: Nhập ngũ tại E34, F473.

    – Từ tháng 10/1979 – 9/1980: Học văn hóa tại Binh đoàn 12.

    – Từ tháng 10/1980 – 9/1985: Học viên ngành xây dựng tại Học viện kỹ thuật Quân sự.

    – Từ tháng 10/1985 – 12/1991: Công tác tại D25, Cục Tham mưu, Bộ tư lệnh Quốc phòng, cấp bậc Đại úy.

    – Từ tháng 01/1992 – 7/1994: Công tác tại Phòng Xuất nhập khẩu, Tổng công ty Vinaconex.

    – Từ tháng 8/1994 – 10/1996: Giám đốc Chi nhánh Vinaconex tại Đà Nẵng.

    – Từ tháng 11/1996 – 9/2006: Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Cơ giới lắp máy và xây dựng thuộc Tổng công ty Vinaconex.

    – Từ tháng 10/2006 – 4/2008: Tổng Giám đốc, Phó Bí thư Đảng ủy Tổng công ty Vinaconex.

    – Từ tháng 5/2008 – 9/2010: Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

    – Từ tháng 10/2010 – 11/2010: Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.

    – Từ tháng 11/2010 – 12/2010: Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.

    – Từ tháng 01/2011 – 6/2012: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.

    – Từ tháng 7/2012 – 01/2015: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Bí thư Tỉnh ủy Sơn La.

    – Từ tháng 02/2015 – 4/2016: Ủy viên Trung ương Đảng (khóa XI, XII), Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

    – Từ tháng 4/2016 – 10/2017: Ủy viên Trung ương Đảng (khóa XII), Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

    Những tưởng Trương Quang Nghĩa sẽ yên vị trên ghế Bộ trưởng cho đến lúc nghỉ hưu, nhưng đùng một phát, những sai phạm nghiêm trọng của Bí thư trẻ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, nhất là độc đoán, chuyên quyền, kiêu ngạo ngông cuồng và câu kết với Vũ “nhôm” đã làm Xuân Anh phải trả giá đắt cho sự nghiệp chính trị đang lên phơi phới của mình.

    Ngày 6/10/2017 tại Hội nghi Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật Nguyễn Xuân Anh bằng hình thức: Cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020; và cho thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII

    Vậy là Bộ Chính trị phải họp mấy phiên, cân nhắc tìm người điền vào chỗ trống. Cuối cùng, BCT nhất trí chấm Trương Quang Nghĩa. Lúc đầu Trương Quang Nghĩa chần chừ, không chấp nhận, lấy lý do vừa chân ướt chân ráo làm tư lệnh ngành GTVT, rằng đã từng luân chuyển về đó rồi ra đi…

    Thực ra, Trương Quang Nghĩa không muốn về Đà Nẵng là vì đất đai, công sản, tài nguyên bờ biển và bán đảo Sơn Trà đã bị Nguyễn Bá Thanh bán sạch cả rồi. Lại nữa, cái “ghế” Đinh La Thăng để lại là quá “thơm”, là ao ước của nhiều người.

    Đích thân Tổng Trọng hai lần gặp và thuyết phục Trương Quang Nghĩa quay trở lại Đà Nẵng. Có thông tin, ông Trọng hứa, nếu làm tốt, ông sẽ ủng hộ Trương Quang Nghĩa làm ứng viên sáng giá trong kỳ bầu bổ sung Uỷ viên Bộ Chính trị trong tương lai gần.

    Ngày 7/10/2017 Trương Quang Nghĩa chính thức được phân công là Bí thư Thành uỷ Đà nẵng nhiệm kỳ 2015-2020.

    Lãnh đạo Trung ương, lẫn cán bộ và nhân dân địa phương Đà Nẵng kỳ vọng, vị tân bí thư sẽ thổi luồng gió mới, xốc lại đội hình cán bộ chủ chốt (một tập thể Ban thường vụ Thành uỷ vừa bị kỷ luật cảnh cáo) để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị.

    Thế nhưng, họ kỳ vọng càng nhiều thì họ thất vọng càng cao. Trương Quang Nghĩa thay đổi 360 độ, tụt dốc không phanh và trở thành một con người khác, bất ngờ đến không tưởng.

    Hơn 20 tháng nắm vị trí lãnh đạo cao nhất, quyền lực nhất của thành phố biển Đà Nẵng, Trương Quang Nghĩa đã bộc lộ hết con người thật của mình. Năng lực Trương Quang Nghĩa hạn chế, không đủ tầm kết nối cán bộ để thúc đẩy phát triển thành phố. Tư duy ông ta hạn hẹp, không đủ sáng tạo và đầu óc chiến lược để chỉ đạo ở tầm vĩ mô… Ngược lại, Trương Quang Nghĩa còn can thiệp rất sâu vào hoạt động của UBND thành phố.

    Trương Quang Nghĩa trong “cơn say” chiến thắng. Photo Courtesy
    Lúng túng trong cách nghĩ, bế tắc trong phương hướng, Trương Quang Nghĩa lại nghĩ ra trò “Tổ cố vấn kinh tế” cho Bí thư. Vô hình chung, Trương Quang Nghĩa đã cậy nhờ vào một số phần tử “nhóm lợi ích”, cơ hội chính trị, chuyên quậy phá, chống đối đội ngũ lãnh đạo không “vâng lời” chúng.

    Những người này “núp” dưới các tên Hội này, Hội kia… lấy mác “phản biện xã hội” để gây chia rẽ đội hình, nhằm phục vụ ý đồ của “phe nhóm chính trị” và “nhóm lợi ích” khác trong kinh tế. Họ tuyên truyền nghi kị và gây bức xúc phẫn nộ trong quần chúng, nhân dân, để rồi dự án của phe kia phải bị đình chỉ, tạo cơ hội cho phe mình.

    Họ phản biện nhưng không hề có thiện chí, không đứng về phía quyền lợi của người dân. Cuối cùng nhân dân Đà Nẵng là những người bị thiệt thòi nhất.

    Trương Quang Nghĩa lập “Tổ cố vấn” cho mình. Hãy xem các thành viên tổ tư vấn này là những ai?

    1. Hồ Duy Diệm:

    Ông Diệm sinh 24/12/1938, là cựu phó Ban quy hoạch TP Đà Nẵng. Dưới thời Nguyễn Bá Thanh, Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến; TP Đà Nẵng bị phân lô để bán cho Sungroup, Vingroup, Vinacapital…, bán đảo Sơn Trà bị “xẻ thịt” và băm nát. “Du thuyền” bê tông của Sungroup và Vũ “nhôm” lấn dòng sông để mọc lên thì chẳng thấy ông Diệm lên tiếng, thậm chí ông còn ủng hộ nữa là đằng khác. Ông run sợ trước thế lực của Vũ “nhôm”, Nguyễn Bá Thanh, hay đã nhận vài suất đất “tái định cư”? Cứ lục lại hồ sơ cấp đất sẽ rõ.

    Vài năm trở lại đây, ông Diệm xuất hiện dày đặc trên truyền thông. Cứ cái gì không vừa ý mình, không đem lại lợi ích cho phe nhóm mình, ông ta phản bác tất tật. Từ quy hoạch bán đảo Sơn Trà, đến các khu đô thị sinh thái; từ dự án đôi bờ sông Hàn đến các nhà đầu tư A, B,C… Từ công trình công ích đến nhà máy khu công nghiệp… ông Diệm đều gieo dư luận trái chiều, “tuyên bố” ý kiến phản biện, phản đối trên trang facebook cá nhân và bình luận công kích trên các trang mạng xã hội.

    Chưa dừng lại ở đó, ông Diệm “năng” trả lời trên báo chí và tham gia hầu hết các diễn đàn đối thoại của thành phố. Nhiều trí thức tâm huyết với thành phố không muốn đôi co, cán bộ trẻ người ta cũng không chấp ông vì ông lớn tuổi và dẫu gì ông cũng là cán bộ lão thành. Trái với thiện chí đó, ông cứ hoang tưởng họ sợ ông. Càng ngày ông càng lấy đà, lấn tới đến cực đoan. Ông kết thân với “nhóm lợi ích” thời hậu Bá Thanh, Nguyễn Xuân Anh và bị họ giật dây.

    Đỉnh điểm là năm 2017, ông viết thư gởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để “báo cáo” nhiều vấn đề về Sơn Trà.

    Năm nay 2019, ông lại viết “tâm thư” gởi Tổng Bí thư… cứu sông Hàn. Trong khi các dự án triển khai là do Nguyễn Bá Thanh, Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến, Hồ Kỳ Minh… cấp cho các nhà đâu tư. Nếu như họ khởi kiện ra toà, thành phố sẽ phải đền bù với kinh phí khổng lồ, từ tiền thuế của dân.

    Không thấy ông Diệm nói đến những dự án của tập đoan Sungroup chình ình trên bán đảo Sơn Trà; dự án Euro Village chặn dòng và lấn hàng chục hecta ra lòng sông Hàn.

    Nhập nhằng là vậy, nhưng hình như ông muốn người ta nghĩ ông như “khai quốc công thần”, là “chính khách” hay ĐBQH vì dân vì nước (!)

    2. Huỳnh Tấn Vinh:

    Huỳnh Tấn Vinh sinh ngày 1/1/1954 tại Duy Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam. Huỳnh Tấn Vinh học tại chức quản trị kinh doanh tại ĐHKT Đà nẵng. Vinh phụ trách điều hành Văn phòng Sovico Holdings tại khu vực miền Trung, là thành viên khối Đầu tư Bất động sản, Khách sạn – Du lịch, là Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Khu Du Lịch Bắc Mỹ An, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Du lịch Thiên Thai.

    Vinh cũng là Phó Chủ tịch Hiệp hội Các Doanh nghiệp có vốn Đầu tư Nước ngoài của Việt Nam (VAFIE); Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng (DATA); Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội các Nhà đầu tư Đà Nẵng (DADI) và là Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA). Vinh hiện là Tổng Giám đốc Furama Resort.

    Furama Resort Danang là khu nghỉ dưỡng 5 sao được cấp phép năm 1994 cho Công ty liên doanh Khu du lịch Bắc Mỹ An – một liên doanh giữa Tập đoàn Lai Sun Development đến từ Hong Kong và Công ty Du lịch Đà Nẵng. Lai Sun Development, chiếm tới 75% cổ phần trong liên doanh.

    Huỳnh Tấn Vinh lúc này đang công tác tại Ban Tổ chức chính quyền Quảng Nam – Đà Nẵng, được lãnh đạo tỉnh QNĐN điều chuyển nhận công tác tại Công ty CP Khu du lịch Bắc Mỹ An (Furama Resort) với cương vị Phó Tổng Giám đốc.

    Đến cuối năm 2005, Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo cổ phần hoá, bán hết tài sản Công ty Du lịch Đà Nẵng, Sovico Corporation do bà Nguyễn Thị Phương Thảo sáng lập, đã mua lại toàn bộ vốn góp Lai Sun và trở thành chủ sở hữu Furama Resort Đàn Nẵng và Huỳnh Tấn Vinh được bổ nhiệm TGĐ.

    Chạy theo kinh doanh bất động sản, lấy “số má” với các nhà đầu tư, nên bỏ sinh hoạt đảng, Huỳnh Tấn Vinh bị Thành uỷ Đà Nẵng khai trừ khỏi đảng CSVN từ tháng 11/2018.

    Dựa vào sự quen biết trước đây, từ thời Sở Du lịch Quảng Nam- Đà Nẵng với ông Nguyễn Xuân Phúc (nay là Thủ tướng), cũng như núp dưới chiêu bài “bảo vệ Sơn Trà”, nhưng thật ra muốn bảo vệ thế độc tôn về du lịch, khách sạn và bất động sản của “nhóm lợi ích” Huỳnh Tấn Vinh, của tập đoàn mà Vinh phụng sự và tham gia đầu tư cổ phần.

    Vinh không muốn đối thủ chia phần trong kinh doanh lưu trú khách sạn tại Đà Nẵng. Vì vậy, Huỳnh Tấn Vinh liên tục gây sức ép với chính quyền TP Đà Nẵng, nhằm thoã mãn các đòi hỏi của mình. Đó là mưu đồ, toan tính và hiểm độc. Thế nhưng, ngày bị khai trừ Đảng, Huỳnh Tấn Vinh tráo trở trả lời báo chí hải ngoại và viết trên facebook cá nhân: “không muốn ở trong hàng ngũ ĐCS vì khác biệt lý tưởng” (!)

    Ô hay, lý tưởng nào thế Huỳnh Tấn Vinh? Vinh từng mấy chục năm tuổi đảng, từng “tiền hô hậu ủng” ngợi ca Nguyễn Bá Thanh, đạp trên đầu và ăn trên xương máu nhân dân qua các mác đảng viên, chứ lý tưởng gì ở đây? Rõ ràng Huỳnh Tấn Vinh đã lộ bản chất chính là một tên cơ hội chính trị.

    3. Trần Song Bình Dương:

    Trần Song Bình Dương được Nguyễn Bá Thanh ưu ái, đến thời Nguyễn Xuân Anh thì được bố trí cho chức vụ Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt- Nhật TP Đà Nẵng. Vì thế, trong mắt Dương, cả hai ân nhân này đều là “thần tượng” của mình. Dương là em kết nghĩa của Lê Thị Thu Hạnh, Bí thư Đảng uỷ, Phó GĐ Sở Ngoại vụ Đà Nẵng.

    Dương cũng là GĐ Công ty TNHH Ươm mầm nhân lực Selfwing Việt Nam tại Đà Nẵng. Công ty này được thành lập ngày 01/02/2016, với giấy phép số 6566635575 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Đà Nẵng cấp.

    Trần Song Bình Dương tự cho mình là Chuyên gia tư vấn bộ máy doanh nghiệp, giảng viên các khóa kỹ năng Quản trị, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng tư duy Logic… Và bà ta là Lãnh đạo Nữ xuất sắc châu Á (?)

    Thực ra thì Dương là một nhân vật lừa đảo có hạng và kinh doanh trốn thuế. Lừa bạn bè, đồng nghiệp, đối tác Nhật Bản và lừa luôn đến… ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

    Dương thành lập Cty để lừa đảo lấy tiền các cổ đông Nhật. Chưa hết, Dương lân la rồi tiếp cận Trương Quang Nghĩa chủ yếu dựa hơi để kinh doanh. Bà ta từng lập 5 cty TNHH, dùng chiêu thức mở trường học liên kết với Nhật Bản, để xin thành phố cấp đất. Thậm chí, giờ đây bà ta đang là “cố vấn kinh tế” cho Trương Quang Nghĩa và muốn lấn sân để làm chính trị!

    Chúng tôi sẽ trở lại vụ Trần Song Bình Dương trong một dịp khác.

    Cả ba Diệm, Vinh và Dương đều giống nhau ở một điểm, đó là phục tùng Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Xuân Anh và Vũ Nhôm.

    Họ nhởn nhơ và im lặng trong suốt thời kỳ Nguyễn Bá Thanh, Vũ Nhôm thâu tóm bán hết công sản, tài nguyên Đà Nẵng, làm giàu cho bản thân, các tướng tá khốn nạn và gia tộc của mình. Họ giơ mắt nhìn Bá Thanh giở bài “Đô thị sinh thái” để cướp hàng trăm hecta đất Cồn Dầu giao cho Sungroup, đàn áp giáo dân và nhộm máu thánh đường.

    Cả ba đều là đảng viên cộng sản, tham gia chính quyền và có “nhóm lợi ích” riêng, theo phò Trương Quang Nghĩa để chia chác bổng lộc.

    (Tiếng Dân) 

    Không có nhận xét nào