Triều Tiên dọa Mỹ rằng thỏa thuận thượng đỉnh ở Singapore sẽ chỉ là “tờ giấy trắng”
Triều Tiên cảnh báo Hoa Kỳ rằng, các thỏa thuận được đưa ra giữa các nhà lãnh đạo 2 nước ở Singapore vào năm ngoái có thể gặp rủi ro, đổ lỗi cho Hoa Kỳ về áp lực không đáng có để phi hạt nhân hóa, hãng thông tấn nhà nước KCNA cho biết hôm thứ Ba.
Tuyên bố này được đưa ra khi các phương tiện truyền thông chỉ ra rằng, Triều Tiên đã trừng phạt một số quan chức của họ là những người trong nhóm thúc đẩy các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ, trước cuộc gặp thượng đỉnh thất bại giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ở Hà Nội vào tháng Hai.
Gần một năm sau khi Tổng thống Trump và Kim gặp nhau lần đầu tiên tại Singapore và đã ký một tuyên bố chung với 4 điểm cam kết sẽ hướng tới một mối quan hệ mới, thỏa thuận đó có thể gặp rủi ro nếu Hoa Kỳ không từ bỏ chính sách của họ “chỉ khăng khăng về việc đơn phương từ bỏ vũ khí hạt nhân của chúng tôi”, một phát ngôn viên của Bộ ngoại giao giấu tên cho biết trong tuyên bố. Triều Tiên cảnh báo rằng, nếu Hoa Kỳ không đưa ra một cái gì đó mới “trước khi quá muộn”, tuyên bố chung sẽ “chỉ là tờ giấy trắng”.
Báo Trung Quốc đưa lý do đàm phán Chiến tranh Triều Tiên chưa thành bởi Trung Quốc không chịu khuất phục trước Mỹ
Quyết tâm của Trung Quốc nhằm chống lại sự bắt nạt của Hoa Kỳ trong 2 năm đàm phán nhằm kết thúc Chiến tranh Triều Tiên là một lý do cho việc không chịu cúi đầu trước Washington trong các cuộc đàm phán thương mại cay đắng, một tờ báo hàng đầu của Trung Quốc giả thiết hôm thứ Tư, Reuters đưa tin.
“Tác phẩm” của tờ báo không đề cập trực tiếp đến cuộc chiến thương mại hiện tại, nhưng thông điệp của nó đã để lại một chút nghi ngờ về ý định của bài báo. Trung Quốc và Triều Tiên đã tiến hành các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ về Chiến tranh Triều Tiên với sự chân thành và những đề nghị mà cả hai bên về cơ bản có thể chấp nhận được, bài báo nói bằng những lời lẽ mà Trung Quốc hay sử dụng để mô tả về các cuộc đàm phán thương mại.
Nhưng Trung Quốc và Bắc Hàn sẽ không nhượng bộ khi đối mặt với “bá chủ” Hoa Kỳ và sẽ không chấp nhận các điều khoản được ký kết dưới sự ép buộc, bình luận bổ sung.
Mỹ dự định thảo luận với Nhật về ngăn chặn thao túng tiền tệ
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin dự định thảo luận với Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Taro Aso về thương mại, bao gồm một yêu cầu ngưng thao túng tiền tệ để đạt được lợi thế trong thương mại xuyên biên giới. Hai nước đang theo đuổi một hiệp định thương mại về hàng hóa, với ô tô và các sản phẩm nông nghiệp là những vấn đề chính, theo Nikkei.
Một quan chức cấp cao cho biết vào thứ Ba rằng, các cuộc đàm phán sẽ tập trung vào các vấn đề thương mại và một biện pháp để ngăn chặn thao túng tiền tệ. Cuộc họp sẽ được tổ chức bên lề G20 tại Fukuoka vào ngày 8 và 9 tháng Sáu.
Mnuchin cũng dự kiến gặp Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang, đưa vấn đề thương mại trở thành chủ đề cốt lõi của các cuộc đàm phán cho Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.
Tổng thống Trump nói ông đã chuẩn bị đàm phán với Iran
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói ông đã chuẩn bị nói chuyện với Tổng thống Iran Hassan Rouhani, nhưng luôn có một khả năng quân đội Mỹ có hành động quân sự chống lại Cộng hòa Hồi giáo, theo Reuters.
“Iran là một nơi cực kỳ thù địch khi tôi mới nhậm chức”, ông Trump nói với đài truyền hình ITV của Anh, “Họ là một quốc gia khủng bố số một trên thế giới vào thời điểm đó và có lẽ cho tới ngày nay”.
Khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng cần có hành động quân sự không, Tổng thống Trump cho biết: “Luôn có một khả năng ở đó. Tôi có muốn điều này không? Không. Tôi không muốn. Nhưng ở đó luôn có một khả năng”.
Khi được hỏi là ông đã chuẩn bị đàm phán với Rouhani, Tổng thống Trump nói: “Dĩ nhiên rồi. Tôi thích trao đổi nhiều hơn”.
Biểu tình lớn nhất ở Cộng hòa Séc kể từ năm 1989 kêu gọi thủ tướng từ chức
Cộng hòa Séc đã chứng kiến một cuộc biểu tình chính trị lớn nhất nước này kể từ khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, với một ước tính rằng 120.000 người đã tập trung tại Prague để yêu cầu thủ tướng Andrej Babiš từ chức, theo The Guardian.
Những người biểu tình vẫy cờ Séc và EU, tràn ngập Quảng trường Wenceslas. Những cuộc biểu tình phấn chấn cách đây 30 năm đã mở ra một cuộc “Cách mạng Nhung” chấm dứt sự cai trị của chế độ cộng sản ở Tiệp Khắc cũ.
Cảnh quay trên đài truyền hình cho thấy đám đông kéo dài theo chiều dài của quảng trường, tạm dừng lại ở trung tâm thành phố và các nhà tổ chức hoàn toàn hy vọng về một chương trình ấn tượng về sức mạnh đối lập. Những người biểu tình cầm những tấm biểu ngữ có nội dung “Resign” (Từ chức), bày tỏ sự tức giận đối với việc ông Babiš tiếp tục tại vị, mặc dù đã có nhiều vụ bê bối về việc lạm dụng các quỹ của EU.
Võ Thái Hà tóm lược
Triều Tiên cảnh báo Hoa Kỳ rằng, các thỏa thuận được đưa ra giữa các nhà lãnh đạo 2 nước ở Singapore vào năm ngoái có thể gặp rủi ro, đổ lỗi cho Hoa Kỳ về áp lực không đáng có để phi hạt nhân hóa, hãng thông tấn nhà nước KCNA cho biết hôm thứ Ba.
Tuyên bố này được đưa ra khi các phương tiện truyền thông chỉ ra rằng, Triều Tiên đã trừng phạt một số quan chức của họ là những người trong nhóm thúc đẩy các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ, trước cuộc gặp thượng đỉnh thất bại giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ở Hà Nội vào tháng Hai.
Gần một năm sau khi Tổng thống Trump và Kim gặp nhau lần đầu tiên tại Singapore và đã ký một tuyên bố chung với 4 điểm cam kết sẽ hướng tới một mối quan hệ mới, thỏa thuận đó có thể gặp rủi ro nếu Hoa Kỳ không từ bỏ chính sách của họ “chỉ khăng khăng về việc đơn phương từ bỏ vũ khí hạt nhân của chúng tôi”, một phát ngôn viên của Bộ ngoại giao giấu tên cho biết trong tuyên bố. Triều Tiên cảnh báo rằng, nếu Hoa Kỳ không đưa ra một cái gì đó mới “trước khi quá muộn”, tuyên bố chung sẽ “chỉ là tờ giấy trắng”.
Báo Trung Quốc đưa lý do đàm phán Chiến tranh Triều Tiên chưa thành bởi Trung Quốc không chịu khuất phục trước Mỹ
Quyết tâm của Trung Quốc nhằm chống lại sự bắt nạt của Hoa Kỳ trong 2 năm đàm phán nhằm kết thúc Chiến tranh Triều Tiên là một lý do cho việc không chịu cúi đầu trước Washington trong các cuộc đàm phán thương mại cay đắng, một tờ báo hàng đầu của Trung Quốc giả thiết hôm thứ Tư, Reuters đưa tin.
“Tác phẩm” của tờ báo không đề cập trực tiếp đến cuộc chiến thương mại hiện tại, nhưng thông điệp của nó đã để lại một chút nghi ngờ về ý định của bài báo. Trung Quốc và Triều Tiên đã tiến hành các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ về Chiến tranh Triều Tiên với sự chân thành và những đề nghị mà cả hai bên về cơ bản có thể chấp nhận được, bài báo nói bằng những lời lẽ mà Trung Quốc hay sử dụng để mô tả về các cuộc đàm phán thương mại.
Nhưng Trung Quốc và Bắc Hàn sẽ không nhượng bộ khi đối mặt với “bá chủ” Hoa Kỳ và sẽ không chấp nhận các điều khoản được ký kết dưới sự ép buộc, bình luận bổ sung.
Mỹ dự định thảo luận với Nhật về ngăn chặn thao túng tiền tệ
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin dự định thảo luận với Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Taro Aso về thương mại, bao gồm một yêu cầu ngưng thao túng tiền tệ để đạt được lợi thế trong thương mại xuyên biên giới. Hai nước đang theo đuổi một hiệp định thương mại về hàng hóa, với ô tô và các sản phẩm nông nghiệp là những vấn đề chính, theo Nikkei.
Một quan chức cấp cao cho biết vào thứ Ba rằng, các cuộc đàm phán sẽ tập trung vào các vấn đề thương mại và một biện pháp để ngăn chặn thao túng tiền tệ. Cuộc họp sẽ được tổ chức bên lề G20 tại Fukuoka vào ngày 8 và 9 tháng Sáu.
Mnuchin cũng dự kiến gặp Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang, đưa vấn đề thương mại trở thành chủ đề cốt lõi của các cuộc đàm phán cho Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.
Tổng thống Trump nói ông đã chuẩn bị đàm phán với Iran
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói ông đã chuẩn bị nói chuyện với Tổng thống Iran Hassan Rouhani, nhưng luôn có một khả năng quân đội Mỹ có hành động quân sự chống lại Cộng hòa Hồi giáo, theo Reuters.
“Iran là một nơi cực kỳ thù địch khi tôi mới nhậm chức”, ông Trump nói với đài truyền hình ITV của Anh, “Họ là một quốc gia khủng bố số một trên thế giới vào thời điểm đó và có lẽ cho tới ngày nay”.
Khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng cần có hành động quân sự không, Tổng thống Trump cho biết: “Luôn có một khả năng ở đó. Tôi có muốn điều này không? Không. Tôi không muốn. Nhưng ở đó luôn có một khả năng”.
Khi được hỏi là ông đã chuẩn bị đàm phán với Rouhani, Tổng thống Trump nói: “Dĩ nhiên rồi. Tôi thích trao đổi nhiều hơn”.
Biểu tình lớn nhất ở Cộng hòa Séc kể từ năm 1989 kêu gọi thủ tướng từ chức
Cộng hòa Séc đã chứng kiến một cuộc biểu tình chính trị lớn nhất nước này kể từ khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, với một ước tính rằng 120.000 người đã tập trung tại Prague để yêu cầu thủ tướng Andrej Babiš từ chức, theo The Guardian.
Những người biểu tình vẫy cờ Séc và EU, tràn ngập Quảng trường Wenceslas. Những cuộc biểu tình phấn chấn cách đây 30 năm đã mở ra một cuộc “Cách mạng Nhung” chấm dứt sự cai trị của chế độ cộng sản ở Tiệp Khắc cũ.
Cảnh quay trên đài truyền hình cho thấy đám đông kéo dài theo chiều dài của quảng trường, tạm dừng lại ở trung tâm thành phố và các nhà tổ chức hoàn toàn hy vọng về một chương trình ấn tượng về sức mạnh đối lập. Những người biểu tình cầm những tấm biểu ngữ có nội dung “Resign” (Từ chức), bày tỏ sự tức giận đối với việc ông Babiš tiếp tục tại vị, mặc dù đã có nhiều vụ bê bối về việc lạm dụng các quỹ của EU.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào