30 năm thảm sát Thiên An Môn – Trung Quốc vẫn ‘nhởn nhơ’
Hôm nay tròn 30 năm diễn ra vụ thảm sát kinh hoàng nhất lịch sử hiện đại ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc, khi chính quyền nước này đã cho quân đội với súng ống và xe tăng, thiết giáp quét sạch hàng trăm ngàn người biểu tình vào ngày 4/6/1989.
Thế nhưng, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 2/6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa vẫn “nhởn nhơ” lên tiếng bảo vệ quyết định “tắm máu” sinh viên và người dân khi đó.
Trả lời câu hỏi về vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, ông Ngụy Phượng Hòa gọi cuộc biểu tình ở Thiên An Môn là bất ổn về chính trị mà chính quyền trung ương phải dập tắt và đó là một chính sách đúng.
Điều này phù hợp với những gì nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố năm 1989: “Chúng ta sẽ giết 200.000 người để đổi lấy 20 năm ổn định”.
200.000 người cho 20 năm ổn định, câu nói này cho thấy mạng sống của người dân chẳng khác gì cỏ rác trong mắt nhà cầm quyền Trung Quốc.
Tổng thống Đài Loan chỉ trích Trung Quốc che giấu sự thật về Thảm sát Thiên An Môn
Phát biểu nhân ngày kỷ niệm tròn 30 năm thảm sát Thiên An Môn tại Bắc Kinh, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn chỉ trích chính quyền Trung Quốc liên tục che đậy sự thật về cuộc đàn áp của quân đội nhắm vào sinh viên và dân thường 30 năm trước.
Vào sáng thứ Ba, bà Thái đã đăng bức tranh minh hoạ cho thấy bà và một nhóm người đang cầm nến tưởng niệm những người biểu tình không vũ trang đã bị thiệt mạng trong vụ Thảm sát Thiên An Môn vào 3 thập niên trước. Bà lên tiếng vạch rõ sự tà ác của chính quyền Trung Quốc, đồng thời cam kết bảo vệ tự do và dân chủ của Đài Loan, theo Taiwan News.
“Một quốc gia có văn minh hay không, nó phụ thuộc vào cách chính phủ [của quốc gia] đó đối xử với người dân của họ và đối phó với những sai lầm trong quá khứ”, bà Thái nói trong bài đăng.
Bắc Kinh gia tăng kiểm soát nhân ngày kỷ niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn
Khách du lịch hôm thứ Ba đổ về Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào thứ Ba trong bối cảnh chính quyền thắt chặt an ninh hơn bình thường, theo Reuters. Hầu hết du khách tiếp cận với Reuters cho biết họ không biết về cuộc đàn áp đẫm máu của quân đội nhắm vào hàng ngàn sinh viên 30 năm trước, một số người thì từ chối bình luận.
Một người đàn ông 67 tuổi tên là Li nhớ lại sự kiện 4/6/1989: “Tôi đang trên đường đi làm về. Đại lộ Trường An rải rác có những chiếc xe bị đốt cháy. Quân Giải phóng Nhân dân đã giết chết nhiều người. Đó là một cuộc tắm máu”.
Văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc nói với Reuters hôm thứ Ba rằng họ đã nhận được báo cáo về tình trạng một số công dân Trung Quốc đã bị giam giữ hoặc hăm dọa trước lễ kỷ niệm 30 năm Thảm sát Thiên An Môn.
Phát ngôn viên Ravina Shamdasani nói rằng họ cũng đã nhận được báo cáo về việc tăng cường kiểm duyệt các chủ đề liên quan đến lễ kỷ niệm Thiên An Môn.
Cũng hôm thứ Ba, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng lên tiếng phản bác lời chỉ trích của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về vụ Thảm sát Thiên An Môn và tình trạng đàn áp các nhóm dân.
Ông Cảnh Sảng nói rằng Hoa Kỳ đang “tấn công dữ dội vào hệ thống chính trị của Trung Quốc”.
Ba Lan kỷ niệm 30 năm ngày bầu cử dân chủ đầu tiên
Ba Lan hôm thứ Ba đã kỷ niệm 30 năm kể từ cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên sau khi từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, theo Reuters.
Cuộc bầu cử tự do một phần đã được tổ chức vào ngày 4/6/1989 (cùng ngày Thảm sát Thiên An Môn ở Bắc Kinh), và phần thắng thuộc về chính phủ do liên minh Đoàn kết lãnh đạo, dẫn đến một loạt sự kiện mà đỉnh điểm là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào tháng 11/1989.
Hàng ngàn người Đức đã tham gia đập bỏ bức tường mà chính quyền Đông Đức xây dựng nhằm chia cắt thành phố Berlin. Đây được coi là sự kiện quan trọng ghi dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu.
Hàn Quốc sắp đưa di hài nạn nhân vụ đắm thuyền Hungary về nước
Chính phủ Hàn Quốc hy vọng sẽ bắt đầu đưa di hài của các nạn nhân thiệt mạng trong vụ đắm thuyền du lịch ở Budapest, một quan chức cho biết hôm thứ Ba, theo Reuters.
28 người được cho là đã chết khi Nàng tiên cá, một chiếc thuyền du lịch chở 33 khách du lịch Hàn Quốc và hai thủy thủ Hungary, bị lật và chìm sau khi bị tàu du lịch ở Budapest đâm vào thứ Tư tuần trước. Bảy người Hàn Quốc sống sót và 19 người khác đã mất tích.
Các thợ lặn đã vớt được một thi thể từ xác tàu vào thứ Hai và một thi thể khác được kéo lên từ dòng sông ở vị trí 100 km về phía hạ lưu.
Hôm nay tròn 30 năm diễn ra vụ thảm sát kinh hoàng nhất lịch sử hiện đại ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc, khi chính quyền nước này đã cho quân đội với súng ống và xe tăng, thiết giáp quét sạch hàng trăm ngàn người biểu tình vào ngày 4/6/1989.
Thế nhưng, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 2/6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa vẫn “nhởn nhơ” lên tiếng bảo vệ quyết định “tắm máu” sinh viên và người dân khi đó.
Trả lời câu hỏi về vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, ông Ngụy Phượng Hòa gọi cuộc biểu tình ở Thiên An Môn là bất ổn về chính trị mà chính quyền trung ương phải dập tắt và đó là một chính sách đúng.
Điều này phù hợp với những gì nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố năm 1989: “Chúng ta sẽ giết 200.000 người để đổi lấy 20 năm ổn định”.
200.000 người cho 20 năm ổn định, câu nói này cho thấy mạng sống của người dân chẳng khác gì cỏ rác trong mắt nhà cầm quyền Trung Quốc.
Tổng thống Đài Loan chỉ trích Trung Quốc che giấu sự thật về Thảm sát Thiên An Môn
Phát biểu nhân ngày kỷ niệm tròn 30 năm thảm sát Thiên An Môn tại Bắc Kinh, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn chỉ trích chính quyền Trung Quốc liên tục che đậy sự thật về cuộc đàn áp của quân đội nhắm vào sinh viên và dân thường 30 năm trước.
Vào sáng thứ Ba, bà Thái đã đăng bức tranh minh hoạ cho thấy bà và một nhóm người đang cầm nến tưởng niệm những người biểu tình không vũ trang đã bị thiệt mạng trong vụ Thảm sát Thiên An Môn vào 3 thập niên trước. Bà lên tiếng vạch rõ sự tà ác của chính quyền Trung Quốc, đồng thời cam kết bảo vệ tự do và dân chủ của Đài Loan, theo Taiwan News.
“Một quốc gia có văn minh hay không, nó phụ thuộc vào cách chính phủ [của quốc gia] đó đối xử với người dân của họ và đối phó với những sai lầm trong quá khứ”, bà Thái nói trong bài đăng.
Bắc Kinh gia tăng kiểm soát nhân ngày kỷ niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn
Khách du lịch hôm thứ Ba đổ về Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào thứ Ba trong bối cảnh chính quyền thắt chặt an ninh hơn bình thường, theo Reuters. Hầu hết du khách tiếp cận với Reuters cho biết họ không biết về cuộc đàn áp đẫm máu của quân đội nhắm vào hàng ngàn sinh viên 30 năm trước, một số người thì từ chối bình luận.
Một người đàn ông 67 tuổi tên là Li nhớ lại sự kiện 4/6/1989: “Tôi đang trên đường đi làm về. Đại lộ Trường An rải rác có những chiếc xe bị đốt cháy. Quân Giải phóng Nhân dân đã giết chết nhiều người. Đó là một cuộc tắm máu”.
Văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc nói với Reuters hôm thứ Ba rằng họ đã nhận được báo cáo về tình trạng một số công dân Trung Quốc đã bị giam giữ hoặc hăm dọa trước lễ kỷ niệm 30 năm Thảm sát Thiên An Môn.
Phát ngôn viên Ravina Shamdasani nói rằng họ cũng đã nhận được báo cáo về việc tăng cường kiểm duyệt các chủ đề liên quan đến lễ kỷ niệm Thiên An Môn.
Cũng hôm thứ Ba, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng lên tiếng phản bác lời chỉ trích của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về vụ Thảm sát Thiên An Môn và tình trạng đàn áp các nhóm dân.
Ông Cảnh Sảng nói rằng Hoa Kỳ đang “tấn công dữ dội vào hệ thống chính trị của Trung Quốc”.
Ba Lan kỷ niệm 30 năm ngày bầu cử dân chủ đầu tiên
Ba Lan hôm thứ Ba đã kỷ niệm 30 năm kể từ cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên sau khi từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, theo Reuters.
Cuộc bầu cử tự do một phần đã được tổ chức vào ngày 4/6/1989 (cùng ngày Thảm sát Thiên An Môn ở Bắc Kinh), và phần thắng thuộc về chính phủ do liên minh Đoàn kết lãnh đạo, dẫn đến một loạt sự kiện mà đỉnh điểm là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào tháng 11/1989.
Hàng ngàn người Đức đã tham gia đập bỏ bức tường mà chính quyền Đông Đức xây dựng nhằm chia cắt thành phố Berlin. Đây được coi là sự kiện quan trọng ghi dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu.
Hàn Quốc sắp đưa di hài nạn nhân vụ đắm thuyền Hungary về nước
Chính phủ Hàn Quốc hy vọng sẽ bắt đầu đưa di hài của các nạn nhân thiệt mạng trong vụ đắm thuyền du lịch ở Budapest, một quan chức cho biết hôm thứ Ba, theo Reuters.
28 người được cho là đã chết khi Nàng tiên cá, một chiếc thuyền du lịch chở 33 khách du lịch Hàn Quốc và hai thủy thủ Hungary, bị lật và chìm sau khi bị tàu du lịch ở Budapest đâm vào thứ Tư tuần trước. Bảy người Hàn Quốc sống sót và 19 người khác đã mất tích.
Các thợ lặn đã vớt được một thi thể từ xác tàu vào thứ Hai và một thi thể khác được kéo lên từ dòng sông ở vị trí 100 km về phía hạ lưu.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào