Các cuộc biểu tình khổng lồ ở Hồng Kông và sự lùi bước của chính
quyền địa phương là thất bại hiếm hoi của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình. Tuy nhiên về lâu về dài ông Tập có thể sẽ cố gắng tăng cường khống
chế đặc khu.
Đúng ba mươi năm sau vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn, người quyền lực nhất Trung Quốc đã chọn lựa « rút lui chiến thuật » trước làn sóng phản kháng tại Hồng Kông - hiện vẫn được hưởng chế độ đặc biệt - theo phân tích của chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, trường đại học Báp-tít ở Hồng Kông.
Chuyên gia về Trung Quốc học cho rằng, các nhà lãnh đạo cộng sản « đã cảm thấy sợ hãi. Họ lo ngại sẽ ảnh hưởng tới Hoa lục, và sự kiện này nói lên rất nhiều về nỗi ám ảnh đối với sự an toàn của đảng Cộng Sản ».
Bằng chứng cho sự lo sợ này là Bắc Kinh đã che đậy các cuộc biểu tình tập hợp cả triệu người trong hai Chủ nhật liên tiếp tại Hồng Kông. Hôm nay 17/06/2019, báo chí Nhà nước chỉ đưa tin sơ sài về việc hoãn lại dự luật dẫn độ sang Trung Quốc đã đổ dầu vào lửa tại đặc khu, nhưng không hề nhắc đến cuộc biểu tình khổng lồ hai triệu người hôm qua.
Nhà chính trị học Lâm Hòa Lập (Willy Lam), trường đại học Trung Quốc ở Hồng Kông khẳng định, dù gì đi nữa « các nhà trí thức và cư dân những thành phố lớn vẫn biết được những gì diễn ra tại Hồng Kông ». Theo ông, sự lùi bước của chính quyền đặc khu có thể « khuyến khích » những người đấu tranh cho dân chủ ở đại lục, cho dù « vẫn rất khó khăn » để có thể tổ chức được một phong trào phản kháng.
Nhà lãnh đạo 1,4 tỉ người bất lực trước một lãnh thổ 7 triệu dân
Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông được coi là phản ứng với bước ngoặt độc tài của Tập Cận Bình từ khi ông ta lên nắm quyền vào cuối năm 2012. Bill Bishop, biên tập trang web Sinocism nhận xét như trên. Ông nói : « Đảng với người đứng đầu là Tập Cận Bình đã tạo ra một hình ảnh đáng lo ngại. Những cuộc biểu tình là một sự đồng tình bác bỏ cái ý tưởng Hồng Kông về lâu về dài sẽ bị Trung Quốc nuốt chửng ».
Ngay từ tuần trước, Bắc Kinh đã bắt đầu giữ khoảng cách với dự luật dẫn độ, nói rằng đó là sáng kiến của trưởng đặc khu, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam). Nhưng không ai tin rằng bà Lâm có thể tự ý quyết định mà không cần được Bắc Kinh bật đèn xanh. Victoria Hui, nhà chính trị học ở trường đại học Notre Dame, Hoa Kỳ khẳng định việc rút lại dự luật là « một thất bại cho Tập Cận Bình ».
Ông Lâm Hòa Lập nhắc nhở : « Tập Cận Bình cố đưa ra hình ảnh một người dân tộc chủ nghĩa cứng rắn. Sự kiện Hồng Kông đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh này : Nhà lãnh đạo 1,4 tỉ người Trung Quốc đã bất lực trong việc kiểm soát một lãnh thổ chỉ có 7 triệu dân ».
Lên ngôi từ cuối năm 2012, ông Tập đã tăng cường quyền lực của đảng Cộng Sản Trung Quốc trong xã hội, và tung ra chiến dịch chống tham nhũng nhắm vào các đối thủ chính trị. Năm 2017, Tập Cận Bình nắm trọn mọi quyền hành, « tư tưởng » của ông được chính thức đưa vào Hiến pháp, ngang hàng với nhà sáng lập Mao Trạch Đông.
Nhưng theo chuyên gia Cabestan, từ một năm qua, Tập Cận Bình phải đối mặt với sự chống đối trong nội bộ, cùng với cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ và tình trạng kinh tế tăng chậm lại. Chỉ dấu cho thấy sự căng thẳng trong đầu não chế độ Bắc Kinh : Hội nghị Trung ương Đảng từ 15 tháng qua vẫn chưa thấy tổ chức.
Một lá bài cho Donald Trump
Cái tát được đám đông biểu tình Hồng Kông tặng cho ông Tập, vào lúc chủ tịch Trung Quốc cuối tháng này sẽ có dịp gặp tổng thống Mỹ Donald Trump nhân hội nghị G20 ở Nhật Bản.
Bắc Kinh vẫn chưa xác nhận sẽ có cuộc gặp giữa Tập và Trump, nhằm làm dịu bớt cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước, hay không. Nhưng Washington đã bắt đầu dùng đến lá bài Hồng Kông, khi đe dọa sẽ hủy bỏ những ưu đãi thương mại lâu nay vẫn dành cho cựu thuộc địa Anh, nếu dự luật dẫn độ được thông qua. Ông Bill Bishop cảnh báo, trong bối cảnh thương chiến đang gay gắt, « cú đòn sẽ rất nặng nề đối với nền kinh tế Hồng Kông ».
Theo hiệp ước ký kết với Luân Đôn khi trao trả cho Trung Quốc năm 1997, Hồng Kông được hưởng quy chế đặc biệt cho đến năm 2047. Nhưng Bắc Kinh có thể siết chặt lại các quyền tự do của người Hồng Kông « một cách khéo léo khó nhận ra » - chuyên gia Bishop dự đoán.
Nhà chính trị học độc lập Hua Po ở Bắc Kinh nhận định, sau khi bị người Hồng Kông kịch liệt khước từ, Tập Cận Bình « cần xuất hiện một cách thật cứng rắn. Ông ta sẽ không dễ dàng nhượng bộ ». Dự luật dẫn độ chỉ bị hoãn lại vô thời hạn chứ chưa bị hủy bỏ. Theo chuyên gia này, Tập Cận Bình « sẽ đợi cho cơn giận dữ của người Hồng Kông từ từ dịu xuống, rồi trừng phạt một số các nhân vật cấp tiến ».
Thụy My
(vi.rfi.fr)
Hồng Kông, thất bại hiếm hoi của Tập Cận Bình |
Đúng ba mươi năm sau vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn, người quyền lực nhất Trung Quốc đã chọn lựa « rút lui chiến thuật » trước làn sóng phản kháng tại Hồng Kông - hiện vẫn được hưởng chế độ đặc biệt - theo phân tích của chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, trường đại học Báp-tít ở Hồng Kông.
Chuyên gia về Trung Quốc học cho rằng, các nhà lãnh đạo cộng sản « đã cảm thấy sợ hãi. Họ lo ngại sẽ ảnh hưởng tới Hoa lục, và sự kiện này nói lên rất nhiều về nỗi ám ảnh đối với sự an toàn của đảng Cộng Sản ».
Bằng chứng cho sự lo sợ này là Bắc Kinh đã che đậy các cuộc biểu tình tập hợp cả triệu người trong hai Chủ nhật liên tiếp tại Hồng Kông. Hôm nay 17/06/2019, báo chí Nhà nước chỉ đưa tin sơ sài về việc hoãn lại dự luật dẫn độ sang Trung Quốc đã đổ dầu vào lửa tại đặc khu, nhưng không hề nhắc đến cuộc biểu tình khổng lồ hai triệu người hôm qua.
Nhà chính trị học Lâm Hòa Lập (Willy Lam), trường đại học Trung Quốc ở Hồng Kông khẳng định, dù gì đi nữa « các nhà trí thức và cư dân những thành phố lớn vẫn biết được những gì diễn ra tại Hồng Kông ». Theo ông, sự lùi bước của chính quyền đặc khu có thể « khuyến khích » những người đấu tranh cho dân chủ ở đại lục, cho dù « vẫn rất khó khăn » để có thể tổ chức được một phong trào phản kháng.
Nhà lãnh đạo 1,4 tỉ người bất lực trước một lãnh thổ 7 triệu dân
Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông được coi là phản ứng với bước ngoặt độc tài của Tập Cận Bình từ khi ông ta lên nắm quyền vào cuối năm 2012. Bill Bishop, biên tập trang web Sinocism nhận xét như trên. Ông nói : « Đảng với người đứng đầu là Tập Cận Bình đã tạo ra một hình ảnh đáng lo ngại. Những cuộc biểu tình là một sự đồng tình bác bỏ cái ý tưởng Hồng Kông về lâu về dài sẽ bị Trung Quốc nuốt chửng ».
Ngay từ tuần trước, Bắc Kinh đã bắt đầu giữ khoảng cách với dự luật dẫn độ, nói rằng đó là sáng kiến của trưởng đặc khu, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam). Nhưng không ai tin rằng bà Lâm có thể tự ý quyết định mà không cần được Bắc Kinh bật đèn xanh. Victoria Hui, nhà chính trị học ở trường đại học Notre Dame, Hoa Kỳ khẳng định việc rút lại dự luật là « một thất bại cho Tập Cận Bình ».
Ông Lâm Hòa Lập nhắc nhở : « Tập Cận Bình cố đưa ra hình ảnh một người dân tộc chủ nghĩa cứng rắn. Sự kiện Hồng Kông đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh này : Nhà lãnh đạo 1,4 tỉ người Trung Quốc đã bất lực trong việc kiểm soát một lãnh thổ chỉ có 7 triệu dân ».
Lên ngôi từ cuối năm 2012, ông Tập đã tăng cường quyền lực của đảng Cộng Sản Trung Quốc trong xã hội, và tung ra chiến dịch chống tham nhũng nhắm vào các đối thủ chính trị. Năm 2017, Tập Cận Bình nắm trọn mọi quyền hành, « tư tưởng » của ông được chính thức đưa vào Hiến pháp, ngang hàng với nhà sáng lập Mao Trạch Đông.
Nhưng theo chuyên gia Cabestan, từ một năm qua, Tập Cận Bình phải đối mặt với sự chống đối trong nội bộ, cùng với cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ và tình trạng kinh tế tăng chậm lại. Chỉ dấu cho thấy sự căng thẳng trong đầu não chế độ Bắc Kinh : Hội nghị Trung ương Đảng từ 15 tháng qua vẫn chưa thấy tổ chức.
Một lá bài cho Donald Trump
Cái tát được đám đông biểu tình Hồng Kông tặng cho ông Tập, vào lúc chủ tịch Trung Quốc cuối tháng này sẽ có dịp gặp tổng thống Mỹ Donald Trump nhân hội nghị G20 ở Nhật Bản.
Bắc Kinh vẫn chưa xác nhận sẽ có cuộc gặp giữa Tập và Trump, nhằm làm dịu bớt cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước, hay không. Nhưng Washington đã bắt đầu dùng đến lá bài Hồng Kông, khi đe dọa sẽ hủy bỏ những ưu đãi thương mại lâu nay vẫn dành cho cựu thuộc địa Anh, nếu dự luật dẫn độ được thông qua. Ông Bill Bishop cảnh báo, trong bối cảnh thương chiến đang gay gắt, « cú đòn sẽ rất nặng nề đối với nền kinh tế Hồng Kông ».
Theo hiệp ước ký kết với Luân Đôn khi trao trả cho Trung Quốc năm 1997, Hồng Kông được hưởng quy chế đặc biệt cho đến năm 2047. Nhưng Bắc Kinh có thể siết chặt lại các quyền tự do của người Hồng Kông « một cách khéo léo khó nhận ra » - chuyên gia Bishop dự đoán.
Nhà chính trị học độc lập Hua Po ở Bắc Kinh nhận định, sau khi bị người Hồng Kông kịch liệt khước từ, Tập Cận Bình « cần xuất hiện một cách thật cứng rắn. Ông ta sẽ không dễ dàng nhượng bộ ». Dự luật dẫn độ chỉ bị hoãn lại vô thời hạn chứ chưa bị hủy bỏ. Theo chuyên gia này, Tập Cận Bình « sẽ đợi cho cơn giận dữ của người Hồng Kông từ từ dịu xuống, rồi trừng phạt một số các nhân vật cấp tiến ».
Thụy My
(vi.rfi.fr)
Không có nhận xét nào