Donald Trump và Tập Cận Bình đã tranh thủ Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 tại Nhật Bản để nối lại cuộc đối thoại sau nhiều tháng chiến tranh thương mại giữa hai bên. Đối với tuần báo Pháp Courrier International, cuộc thương chiến Mỹ-Trung là một « Trận đấu thế kỷ », tựa lớn trang bìa, đang de dọa kinh tế thế giới. Bên dưới hàng tựa là một bức biếm họa vẽ hai con gà chọi với đầu có hình dạng của hai ông Trump và Tập đang gờm nhau.
Theo nhận định của Courrier International, hậu quả của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã rõ : « Ngay cả khi căng thẳng giảm xuống, tiến trình tách rời khỏi nhau của hai nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới đã khởi động, và trong bối cảnh mới đó, một điều không thể tưởng tượng được trước đây, các nước khác có nguy cơ bị buộc phải chọn phe của mình ».
Trích dịch một bài phân tích trên tờ báo Hồng Kông South China Morning Post, Courrier International trước hết ghi nhận rằng trong trận đấu này « sẽ không có kẻ thắng người thua ». Lý do là vì hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc đã gắn chặt vào nhau đến mức mà hai nước không thể không cần đến nhau. Vấn đề là không một nước nào muốn bị mất mặt, theo như giải thích của tờ báo Hồng Kông.
Tại sao không lãnh đạo nào muốn nhượng bộ ?
Đối với tờ South China Morning Post thì ông Donald Trump không thể tỏ ra mềm yếu trước Bắc Kinh vì sự thù ghét Trung Quốc chưa bao giờ mạnh như thế tại Mỹ và càng gần đến cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, cảm nhận này càng tăng lên.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cho thấy cảm nhận này nhân kỷ niêm lần thứ 30 vụ đàn áp Thiên An Môn, đầu tháng 6, khi ông nói : Hy vọng của Mỹ theo đó Trung Quốc sẽ biến thành một xã hội cởi mở hơn, khoan dung hơn, đã vỡ tung. »
Ông Pompeo ghi nhận thất bại của chính sách đối với Trung Quốc từ thời Nixon và nêu thất vọng của Washington.
Còn ông Tập Cận Bình thì cũng không thể tỏ ra mềm yếu hơn những người tiền nhiệm đối với Mỹ. Vả lại chính sách và chủ thuyết của ông đều dựa trên tính dân tộc chủ nghĩa và một ý thức hệ chính thống từ khi lên cầm quyền từ năm 2012 đến nay.
Cho dù không phải lo ngại về vấn đề bầu cử như đồng nhiệm Mỹ, nhưng có lẽ ông Tập vẫn phải cẩn thận vì những người đối nghịch trong đảng sẵn sàng lợi dụng những bước sai lầm của ông để chống lại ông.
Wall Street Journal : « Ly dị Mỹ-Trung không thể tránh khỏi ? »
Theo ghi nhận của South China Morning Post, cho đến nay, sự trù phú của Trung Quốc vẫn dựa trên việc tăng cường quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ. Nhưng với cuộc chiến tranh thương mại bùng lên, mối quan hệ này đã dãn hẳn ra. Trong một bài phân tích được Courrier International trích dịch, nhật báo Mỹ Wall Street Journal tại New Yrok đã đặt câu hỏi « Phải chăng cuộc ly dị Mỹ-Trung là điều không thể tránh khỏi ? ».
Theo Wall Street Journal, trước đây hai nền kinh tế gắn quyện với nhau, bây giờ thì hai cường quốc kinh tế nhất nhì thế giới này bắt đầu co cụm lại. Đầu tự giảm sụt, các công ty, xí nghiệp xem xét lại chiến lược…
Vào tháng 5 vừa qua, chuyển biến xấu hẳn đi một cách đột ngột của cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã cho thấy khả năng quan hệ bị cắt đứt, điều mà cho đến giờ khó có thể tưởng tượng ra giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Đối với nhật báo tài chánh Mỹ, cho dù hai bên có đạt được một thỏa thuận, thì sự đan xen vào nhau giữa hai nền kinh tế, được thực hiện từ hàng thập niên qua, có lẽ sẽ phải bị tháo gỡ.
Nhiều dấu hiệu cho thấy chiều hướng đó : các nhà sản xuất giầy, máy ảnh và iPhone tìm cách sản xuất ở nơi khác hơn là Trung Quốc, chính quyền Mỹ thì buộc các nhà đầu tư Trung Quốc bán lại cổ phiếu mà họ nắm trong các công ty khởi nghiệp (start up) Mỹ, còn các nhà khoa học Trung Quốc muốn sang Mỹ thì gặp nhiều chậm trễ trong việc có được visa nhập cảnh.
Quy mô của việc tách rời giữa hai nền kinh tế sẽ tùy thuộc vào loại thỏa thuận đạt được trong các cuộc đàm phán, với điều kiện là rốt cuộc hai bên đạt được một thỏa thuận nào đó !
Tuy nhiên báo Wall Street Journal cho rằng sẽ không có một cuộc chiến tranh lạnh mới : Trung Quốc có trọng lượng quá lớn và quá gắn chặt với phần còn lại của thế giới. Thế nhưng các nhà đầu tư và nghiên cứu của Mỹ và Trung Quốc có thể lâm vào tình cảnh mỗi bên làm việc riêng rẽ trong những thế giới cách biệt với nhau.
Châu Âu giữa hai làn đạn
Tình hình căng thẳng Mỹ-Trung Quốc dĩ nhiên có ảnh hưởng Liên Hiệp Châu Âu, vốn có quan hệ kinh tế, thương mại chặt chẽ với cả Washington lẫn Bắc Kinh. Tạp chí Mỹ The Atlantic đã ghi nhận một tình thế rất tế nhị của châu Âu trong bài « Châu Âu giữa hai làn đạn ».
Theo tờ báo, từ hai năm nay, quan hệ giữa Mỹ và châu Âu đã trở nên căng thẳng trên một số hồ sơ như thương mại, hạt nhân Iran, ngân sách quốc phòng v.v… Người ta từng nghĩ rằng trong bối cảnh đó, có một chủ đề có thể giúp Mỹ và Châu Âu xích lại gần nhau : Đó là Trung Quốc. Thế nhưng thực tế không phải là như vậy.
Theo tờ báo Mỹ, ai cũng nói là thách thức địa chính trị lớn nhất của thế kỷ XXI là đối phó với sự vươn lên của một Trung Quốc chuyên chế. Nhưng theo một lãnh đạo Châu Âu, Hoa Kỳ có « một thái độ quá hung hăng, tốn nhiều năng lực, mà kết quả không được gì ». Và khi khởi động một cuộc chiến tranh lạnh về thương mại dài lâu với Bắc Kinh, ông Donald Trump có nguy cơ dẫn nước Mỹ đi « vào một con đường mà ngay những người Châu Âu có đường lối cứng rắn nhất cũng khó mà đi theo ».
Tuy nhiên, theo The Atlantic, các kênh liên lạc giữa châu Âu và Mỹ không hề bị cắt đứt hẳn, và tờ báo không ngần ngại phác họa ra điều có thể gọi là một chương trình hành động chung giữa hai bên bờ Đại Tây Dương.
Về công nghệ 5G chẳng hạn, châu Âu và Mỹ có thể thành lập một tập đoàn quy tụ những công ty Mỹ và châu Âu hiện là đối thủ cạnh tranh của tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi. Còn về mặt thương mại, Mỹ và châu Âu có thể liên kết với Nhật Bản, Canada và Úc chẳng hạn, để đối phó với cung cách làm ăn không ngay thẳng của Trung Quốc.
Theo The Atlantic, những ai ở châu Âu mà nghĩ rằng mọi sự sẽ dễ dàng hơn nếu năm 2020, nước Mỹ có một tổng thống Dân Chủ, thì sẽ lầm to. Giọng điệu của vị tổng thống đó có thể nhẹ nhàng, lịch sự hơn, và chỉ thế thôi.
Dù chủ nhân nhà Trắng có là ai chăng nữa, các nước Châu Âu phải chuẩn bị tư tưởng để chấp nhận việc sẽ bị Mỹ nhìn qua lăng kính của quan hệ với Trung Quốc – cũng giống như thời chiến tranh lạnh, lăng kính Liên Xô đã bóp méo cái nhìn của Mỹ về Châu Âu.
Và nếu bấy giờ hai bên vẫn không có đề án chung, thì quan hệ Mỹ-Âu vẫn sẽ chao đảo hơn nữa dù với ông Trump hay không.
Trích dịch một bài phân tích trên tờ báo Hồng Kông South China Morning Post, Courrier International trước hết ghi nhận rằng trong trận đấu này « sẽ không có kẻ thắng người thua ». Lý do là vì hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc đã gắn chặt vào nhau đến mức mà hai nước không thể không cần đến nhau. Vấn đề là không một nước nào muốn bị mất mặt, theo như giải thích của tờ báo Hồng Kông.
Tại sao không lãnh đạo nào muốn nhượng bộ ?
Đối với tờ South China Morning Post thì ông Donald Trump không thể tỏ ra mềm yếu trước Bắc Kinh vì sự thù ghét Trung Quốc chưa bao giờ mạnh như thế tại Mỹ và càng gần đến cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, cảm nhận này càng tăng lên.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cho thấy cảm nhận này nhân kỷ niêm lần thứ 30 vụ đàn áp Thiên An Môn, đầu tháng 6, khi ông nói : Hy vọng của Mỹ theo đó Trung Quốc sẽ biến thành một xã hội cởi mở hơn, khoan dung hơn, đã vỡ tung. »
Ông Pompeo ghi nhận thất bại của chính sách đối với Trung Quốc từ thời Nixon và nêu thất vọng của Washington.
Còn ông Tập Cận Bình thì cũng không thể tỏ ra mềm yếu hơn những người tiền nhiệm đối với Mỹ. Vả lại chính sách và chủ thuyết của ông đều dựa trên tính dân tộc chủ nghĩa và một ý thức hệ chính thống từ khi lên cầm quyền từ năm 2012 đến nay.
Cho dù không phải lo ngại về vấn đề bầu cử như đồng nhiệm Mỹ, nhưng có lẽ ông Tập vẫn phải cẩn thận vì những người đối nghịch trong đảng sẵn sàng lợi dụng những bước sai lầm của ông để chống lại ông.
Wall Street Journal : « Ly dị Mỹ-Trung không thể tránh khỏi ? »
Theo ghi nhận của South China Morning Post, cho đến nay, sự trù phú của Trung Quốc vẫn dựa trên việc tăng cường quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ. Nhưng với cuộc chiến tranh thương mại bùng lên, mối quan hệ này đã dãn hẳn ra. Trong một bài phân tích được Courrier International trích dịch, nhật báo Mỹ Wall Street Journal tại New Yrok đã đặt câu hỏi « Phải chăng cuộc ly dị Mỹ-Trung là điều không thể tránh khỏi ? ».
Theo Wall Street Journal, trước đây hai nền kinh tế gắn quyện với nhau, bây giờ thì hai cường quốc kinh tế nhất nhì thế giới này bắt đầu co cụm lại. Đầu tự giảm sụt, các công ty, xí nghiệp xem xét lại chiến lược…
Vào tháng 5 vừa qua, chuyển biến xấu hẳn đi một cách đột ngột của cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã cho thấy khả năng quan hệ bị cắt đứt, điều mà cho đến giờ khó có thể tưởng tượng ra giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Đối với nhật báo tài chánh Mỹ, cho dù hai bên có đạt được một thỏa thuận, thì sự đan xen vào nhau giữa hai nền kinh tế, được thực hiện từ hàng thập niên qua, có lẽ sẽ phải bị tháo gỡ.
Nhiều dấu hiệu cho thấy chiều hướng đó : các nhà sản xuất giầy, máy ảnh và iPhone tìm cách sản xuất ở nơi khác hơn là Trung Quốc, chính quyền Mỹ thì buộc các nhà đầu tư Trung Quốc bán lại cổ phiếu mà họ nắm trong các công ty khởi nghiệp (start up) Mỹ, còn các nhà khoa học Trung Quốc muốn sang Mỹ thì gặp nhiều chậm trễ trong việc có được visa nhập cảnh.
Quy mô của việc tách rời giữa hai nền kinh tế sẽ tùy thuộc vào loại thỏa thuận đạt được trong các cuộc đàm phán, với điều kiện là rốt cuộc hai bên đạt được một thỏa thuận nào đó !
Tuy nhiên báo Wall Street Journal cho rằng sẽ không có một cuộc chiến tranh lạnh mới : Trung Quốc có trọng lượng quá lớn và quá gắn chặt với phần còn lại của thế giới. Thế nhưng các nhà đầu tư và nghiên cứu của Mỹ và Trung Quốc có thể lâm vào tình cảnh mỗi bên làm việc riêng rẽ trong những thế giới cách biệt với nhau.
Châu Âu giữa hai làn đạn
Tình hình căng thẳng Mỹ-Trung Quốc dĩ nhiên có ảnh hưởng Liên Hiệp Châu Âu, vốn có quan hệ kinh tế, thương mại chặt chẽ với cả Washington lẫn Bắc Kinh. Tạp chí Mỹ The Atlantic đã ghi nhận một tình thế rất tế nhị của châu Âu trong bài « Châu Âu giữa hai làn đạn ».
Theo tờ báo, từ hai năm nay, quan hệ giữa Mỹ và châu Âu đã trở nên căng thẳng trên một số hồ sơ như thương mại, hạt nhân Iran, ngân sách quốc phòng v.v… Người ta từng nghĩ rằng trong bối cảnh đó, có một chủ đề có thể giúp Mỹ và Châu Âu xích lại gần nhau : Đó là Trung Quốc. Thế nhưng thực tế không phải là như vậy.
Theo tờ báo Mỹ, ai cũng nói là thách thức địa chính trị lớn nhất của thế kỷ XXI là đối phó với sự vươn lên của một Trung Quốc chuyên chế. Nhưng theo một lãnh đạo Châu Âu, Hoa Kỳ có « một thái độ quá hung hăng, tốn nhiều năng lực, mà kết quả không được gì ». Và khi khởi động một cuộc chiến tranh lạnh về thương mại dài lâu với Bắc Kinh, ông Donald Trump có nguy cơ dẫn nước Mỹ đi « vào một con đường mà ngay những người Châu Âu có đường lối cứng rắn nhất cũng khó mà đi theo ».
Tuy nhiên, theo The Atlantic, các kênh liên lạc giữa châu Âu và Mỹ không hề bị cắt đứt hẳn, và tờ báo không ngần ngại phác họa ra điều có thể gọi là một chương trình hành động chung giữa hai bên bờ Đại Tây Dương.
Về công nghệ 5G chẳng hạn, châu Âu và Mỹ có thể thành lập một tập đoàn quy tụ những công ty Mỹ và châu Âu hiện là đối thủ cạnh tranh của tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi. Còn về mặt thương mại, Mỹ và châu Âu có thể liên kết với Nhật Bản, Canada và Úc chẳng hạn, để đối phó với cung cách làm ăn không ngay thẳng của Trung Quốc.
Theo The Atlantic, những ai ở châu Âu mà nghĩ rằng mọi sự sẽ dễ dàng hơn nếu năm 2020, nước Mỹ có một tổng thống Dân Chủ, thì sẽ lầm to. Giọng điệu của vị tổng thống đó có thể nhẹ nhàng, lịch sự hơn, và chỉ thế thôi.
Dù chủ nhân nhà Trắng có là ai chăng nữa, các nước Châu Âu phải chuẩn bị tư tưởng để chấp nhận việc sẽ bị Mỹ nhìn qua lăng kính của quan hệ với Trung Quốc – cũng giống như thời chiến tranh lạnh, lăng kính Liên Xô đã bóp méo cái nhìn của Mỹ về Châu Âu.
Và nếu bấy giờ hai bên vẫn không có đề án chung, thì quan hệ Mỹ-Âu vẫn sẽ chao đảo hơn nữa dù với ông Trump hay không.
(RFI)
Không có nhận xét nào