Vào ngày 21 tháng 6 năm 2019, báo Tuổi Trẻ trong nước cho công bố
loạt bài Điều tra: ‘Asanzo - hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt’. Loạt
bài này gây chấn động trong dư luận vì theo quảng cáo của Asanzo thì
công ty này sử dụng 'đỉnh cao công nghệ Nhật Bản' để sản xuất hàng điện
tử gia dụng và sản phẩm của Asanzo được chứng nhận ‘Hàng Việt Nam chất
lượng cao do người tiêu dùng bình chọn’.
Công nhân công ty Asanzo đang làm việc. (Ảnh minh họa) |
Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Thương Mại, khi trao đổi với RFA hôm 24/6, đưa ra nhận định về thông tin vừa nêu:
“Cái đó tôi nghĩ là bậy, mình lột nhãn người ta rồi mình dán nhãn mình, như thế là việc kinh doanh không chính đáng. Bị phát hiện sẽ phải bị trừng phạt, mà nặng thì theo tôi là mệt mỏi chứ không hề đơn giản. Dù cách nói của anh như thế nào nhưng bản chất của vấn đề là anh làm ăn không sòng phẳng, nên không sớm thì muộn sẽ bị trừng phạt. Nếu ranh mãnh thì có thể có cái lọt, nhưng tôi nghĩ đi đêm có ngày gặp ma.”
Đây không phải lần đầu tiên một nhãn hiệu có tiếng tại Việt Nam dùng hàng Trung Quốc giả danh Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao. Vào tháng 10 năm 2017, công ty Khải Silk bị cho là lừa gạt khách hàng vì nhập khăn lụa Trung Quốc về gắn mác thương hiệu ‘Khaisilk-Made in Vietnam’ và bán với giá cao đã gây chấn động dư luận. Hành vi gian dối này ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh của Việt Nam như thế nào?
Theo nguyên Bộ trưởng Thương Mại, Lê Văn Triết, việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn:
“Hành vi đó là chết cho Việt Nam, làm sao mà Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao mà lột nhãn người ta dán nhãn mình, mà cái của người ta có phải ‘chất lượng cao’ đâu mà mình dám đưa vào của mình là ‘chất lượng cao’.”
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, hiện sống tại Hà Nội, việc các doanh nghiệp nhập nguyên phụ liệu Trung Quốc về sản xuất là phổ biến tại Việt nam. Ông cho biết, riêng ngành hàng may mặc của Việt Nam hiện nhập khoảng 40% nguyên phụ liệu của Trung Quốc, vì giá rẻ bất ngờ. Ông nói tiếp:
“Việc Asanzo nhập phụ kiện Trung Quốc về lắp ráp cũng nằm trong xu thế như vậy. Chỉ có điều Asanzo lại không gia công thêm, giá trị gia tăng trên đất Việt Nam của Asanzo là quá thấp, mà lại bóc mác ‘Made in China’ và dán mác ‘Made in Vietnam’ vào. Đấy là sự gian lận thương mại, vi phạm quy định về thương hiệu, nhãn hiệu, cần được xử lý…”
Chủ một doanh nghiệp phân phối hóa mỹ phẩm ở Sài Gòn không muốn nêu
tên cho biết, đây là một kiểu làm ăn gian lận phổ biến ở Việt Nam, đã
xảy ra từ lâu lắm rồi. Người tiêu dùng ở Việt Nam ai biết thì né, không
biết thì phải chịu thôi. Ông nói tiếp:
“Ngòai Asanzo còn có những thương hiệu như máy quạt Sun House, Media… họ vẫn để nhãn mác Việt họ bán trong khi xuất xứ Trung Quốc rõ ràng. Đó là bề nổi, còn những lĩnh vực chìm bên trong như lĩnh vực mình phân phối là hóa mỹ phẩm, thì gần như 99% đối tác mua nguyên liệu Trung Quốc rồi về nhà làm, thay đổi nhãn mác thành nhãn Việt hết. Thậm chí có những người Trung Quốc qua bên này mời doanh nghiệp hóa mỹ phẩm, họ chỉ cần mình đứng tên, còn họ làm cho mình hết sản phẩm, bao bì, nhãn mác, tiếng Việt luôn, mình chỉ việc đứng tên. Thật sự là vậy đó.”
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, trong thực tế có nhiều hơn một Asanzo, do đó việc kiểm soát cần được tăng cường. Cần phát huy hơn nữa vai trò của các hiệp hội nghề, tức là hiệp hội do các doanh nghiệp tổ chức lại, tự giám sát, sẽ có hiệu quả hơn… Còn Tổ chức Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao thì Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng phải rút kinh nghiệm từ chuyện này và có các quy trình giám sát nghiêm ngặt hơn.
Vào ngày 21 tháng 6 năm 2019, sau loạt bài của báo Tuổi Trẻ về gian lận của Asanzo, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã cho báo chí biết việc tước ngay quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao đối với doanh nghiệp ASANZO
Bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã nhận lỗi với người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính về sai sót này.
Theo bà Hạnh, hành vi nhập hàng Trung Quốc ghi xuất xứ Việt Nam đã gây tổn thương nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vào hàng Việt, và ảnh hưởng xấu tới uy tín chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao.
Bà Hạnh cũng giải thích rõ thêm chỉ có 2 sản phẩm của Asanzo được chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao là: Tivi và Thiết bị Smart Box (cục bắt tín hiệu truyền hình mặt đất), còn các sản phẩm khác của Asanzo không được người tiêu dùng bình chọn.
Anh Hoa Thanh Vo, một người dân tại Sài Gòn khi trao đổi với phóng viên RFA qua tin nhắn liên quan vấn đề này đưa ra nhận định:
“Nhà Nước Việt Nam hiện nay làm ra rất nhiều cơ quan để phòng chống hàng giả, tôi có thể ví như thế này ‘chỉ cần con ruồi bay qua họ đã biết con đực hay cái’. Vậy tại sao sao hàng Trung Quốc mang nhãn Việt vẫn tồn tại nhiều năm (!?).”
Nguyên Bộ trưởng Thương Mại, Lê Văn Triết, cho rằng nhà nước phải có chính sách rất rõ ràng về đầu tư. Theo ông, vấn đề này rất đa dạng và phức tạp, mà chính sách nhà nước đưa ra chưa tương ứng. Ông nói tiếp:
“Đó là phần nhà nước, còn phần doanh nghiệp thì phải đi vào con đường làm ăn chân chính, không dối trá, tắc trách, tráo trở… Làm ăn làm sao cho thật đàn hoàng, đường lối kinh doanh của mình phải được sát lập trong tất cả các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào hám lợi làm những chuyện đó thì nhà nước phải có những chế tài. Nếu không có chế tài thì người ta cứ lợi dụng những chuyện như thế để làm giàu. Đã có biết bao nhiêu người và doanh nghiệp làm như vậy mà không bị chế tài, không bị trừng phạt. Tôi cho rằng nhà nước phải chịu trách nhiệm, tức là phải hết sức quyết liệt, chứ không thể nói miệng.Hội nghị đến nói cho nhiều rồi về mạnh ai nấy làm thì không được.”
Cho đến cuối ngày 24/6/2019, theo trang thông tin chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức có văn bản yêu cầu Bộ Tài chính, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan xác minh việc Công ty cổ phần Điện tử Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam.
Theo Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Điện tử Asanzo hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 20/10/2016, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng như: smart TV, bếp hồng ngoại, bình đun nước, lò nướng, nồi cơm điện, lò vi sóng, máy xay sinh tố, bàn ủi, máy lạnh, quạt, quạt làm mát và điện thoại đi động.
“Ngòai Asanzo còn có những thương hiệu như máy quạt Sun House, Media… họ vẫn để nhãn mác Việt họ bán trong khi xuất xứ Trung Quốc rõ ràng. Đó là bề nổi, còn những lĩnh vực chìm bên trong như lĩnh vực mình phân phối là hóa mỹ phẩm, thì gần như 99% đối tác mua nguyên liệu Trung Quốc rồi về nhà làm, thay đổi nhãn mác thành nhãn Việt hết. Thậm chí có những người Trung Quốc qua bên này mời doanh nghiệp hóa mỹ phẩm, họ chỉ cần mình đứng tên, còn họ làm cho mình hết sản phẩm, bao bì, nhãn mác, tiếng Việt luôn, mình chỉ việc đứng tên. Thật sự là vậy đó.”
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, trong thực tế có nhiều hơn một Asanzo, do đó việc kiểm soát cần được tăng cường. Cần phát huy hơn nữa vai trò của các hiệp hội nghề, tức là hiệp hội do các doanh nghiệp tổ chức lại, tự giám sát, sẽ có hiệu quả hơn… Còn Tổ chức Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao thì Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng phải rút kinh nghiệm từ chuyện này và có các quy trình giám sát nghiêm ngặt hơn.
Vào ngày 21 tháng 6 năm 2019, sau loạt bài của báo Tuổi Trẻ về gian lận của Asanzo, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã cho báo chí biết việc tước ngay quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao đối với doanh nghiệp ASANZO
Bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã nhận lỗi với người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính về sai sót này.
Theo bà Hạnh, hành vi nhập hàng Trung Quốc ghi xuất xứ Việt Nam đã gây tổn thương nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vào hàng Việt, và ảnh hưởng xấu tới uy tín chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao.
Bà Hạnh cũng giải thích rõ thêm chỉ có 2 sản phẩm của Asanzo được chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao là: Tivi và Thiết bị Smart Box (cục bắt tín hiệu truyền hình mặt đất), còn các sản phẩm khác của Asanzo không được người tiêu dùng bình chọn.
Anh Hoa Thanh Vo, một người dân tại Sài Gòn khi trao đổi với phóng viên RFA qua tin nhắn liên quan vấn đề này đưa ra nhận định:
“Nhà Nước Việt Nam hiện nay làm ra rất nhiều cơ quan để phòng chống hàng giả, tôi có thể ví như thế này ‘chỉ cần con ruồi bay qua họ đã biết con đực hay cái’. Vậy tại sao sao hàng Trung Quốc mang nhãn Việt vẫn tồn tại nhiều năm (!?).”
Nguyên Bộ trưởng Thương Mại, Lê Văn Triết, cho rằng nhà nước phải có chính sách rất rõ ràng về đầu tư. Theo ông, vấn đề này rất đa dạng và phức tạp, mà chính sách nhà nước đưa ra chưa tương ứng. Ông nói tiếp:
“Đó là phần nhà nước, còn phần doanh nghiệp thì phải đi vào con đường làm ăn chân chính, không dối trá, tắc trách, tráo trở… Làm ăn làm sao cho thật đàn hoàng, đường lối kinh doanh của mình phải được sát lập trong tất cả các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào hám lợi làm những chuyện đó thì nhà nước phải có những chế tài. Nếu không có chế tài thì người ta cứ lợi dụng những chuyện như thế để làm giàu. Đã có biết bao nhiêu người và doanh nghiệp làm như vậy mà không bị chế tài, không bị trừng phạt. Tôi cho rằng nhà nước phải chịu trách nhiệm, tức là phải hết sức quyết liệt, chứ không thể nói miệng.Hội nghị đến nói cho nhiều rồi về mạnh ai nấy làm thì không được.”
Cho đến cuối ngày 24/6/2019, theo trang thông tin chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức có văn bản yêu cầu Bộ Tài chính, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan xác minh việc Công ty cổ phần Điện tử Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam.
Theo Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Điện tử Asanzo hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 20/10/2016, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng như: smart TV, bếp hồng ngoại, bình đun nước, lò nướng, nồi cơm điện, lò vi sóng, máy xay sinh tố, bàn ủi, máy lạnh, quạt, quạt làm mát và điện thoại đi động.
Trung Khang
(RFA)
Không có nhận xét nào