“Tổng thầu của tuyến đường sắt đô thị
Cát Linh-Hà Đông là được chỉ định trong hiệp định vay của Trung Quốc,
chứ không phải là do chúng ta tổ chức thi tuyển. Khi thực hiện thì thấy
rằng cái tổng thầu này xây đường sắt rất là tốt, nhưng vận hành còn
thiếu kinh nghiệm. Bởi thi công với vận hành đường sắt đô thị là khác
nhau. Do đó, chúng tôi đang làm việc với bên Trung Quốc để sớm đưa dự án
này vào vận hành…,” Bộ Trưởng Giao Thông-Vận Tải CSVN Nguyễn Văn Thể
nói trong phần trả lời chất vấn được tường thuật trực tiếp trên kênh
truyền hình quốc gia VTV.
Tàu chưa chạy nhưng mỗi năm Hà Nội phải trả cả nợ gốc, lãi cho khoản vay bổ sung $250 triệu từ Trung Quốc là 650 tỉ đồng ($27.8 triệu). (Hình: báo Đầu Tư) |
Đoạn
clip phát ngôn trên sau đó gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội và gây
quan ngại tiền lệ “Trung Cộng chỉ định thầu” sẽ còn được CSVN tiếp diễn
với việc xây dựng tuyến cao tốc Bắc-Nam trong thời gian tới.
Báo
Lao Động hôm 5 Tháng Sáu cho biết thêm: “Trả lời chất vấn của ‘đại biểu
Quốc Hội [CSVN]’ về tình trạng đội vốn của dự án đường sắt đô thị Cát
Linh-Hà Đông, ông Nguyễn Văn Thể cho biết: Sắp tới con số này sẽ được
thanh tra vào cuộc kiểm toán, kiểm tra thậm chí là Cơ Quan Điều Tra Bộ
Công An [CSVN] cũng vào cuộc để làm rõ vấn đề phát sinh đúng sai. Nếu
những đơn vị nào làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.”
Theo
ghi nhận của truyền thông nhà nước, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông
“hiện đã hoàn thành 99% và đang cố gắng kết thúc 1% còn lại để sớm đưa
vào vận hành”. Tuy vậy, giới chức Giao Thông-Vận Tải CSVN hiện không còn
hứa hẹn cụ thể thời điểm tuyến tàu này chạy như trước.
Tính
đến thời điểm hiện tại, tuyến đường sắt này đã trải qua gần 10 năm “xây
dựng và trưởng thành” với “kỳ tích” mười lần lùi tiến độ, “gây lãng phí
đầu tư công, bôi xấu bộ mặt của thủ đô và gây bức xúc dư luận nhân
dân,” theo báo Nhà Đầu Tư.
Tổng
mức đầu tư của dự án Cát Linh-Hà Đông được điều chỉnh từ $552.8 triệu
lên $868 triệu, trong đó phần vốn vay của Trung Quốc là $669.6 triệu.
Còn theo báo Zing, mỗi năm nhà cầm quyền Việt Nam phải trả cả nợ gốc,
lãi cho khoản vay bổ sung $250 triệu từ Trung Quốc là 650 tỉ đồng ($27.8
triệu).
Ngoài
việc phản hồi về tiến độ dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông, ông Thể được
ghi nhận là quan chức mới nhất công khai dòm ngó vào túi tiền của người
dân. Báo Tuổi Trẻ hôm 5 Tháng Sáu tường thuật: “Trả lời chất vấn của
đại biểu về khả năng huy động vốn trong dân để thực hiện các dự án hạ
tầng giao thông, ông Thể nói: “Bản thân tôi thấy hiện nay trong dân có
nguồn lực rất lớn, đặc biệt là vàng và ngoại tệ. Chúng tôi cũng mong có
giải pháp huy động vàng, ngoại tệ, nếu có lãi suất tốt thông qua trái
phiếu chính phủ để huy động thì đỡ phải đi vay nước ngoài.”
Ông
Thể là quan chức thứ hai sau Bộ Trưởng Công An Tô Lâm trả lời chất vấn
của “đại biểu Quốc Hội” tại phiên họp lần này. Tuy vậy, chất lượng của
việc hỏi-đáp tại nghị trường không được giới quan sát đánh giá cao.
Nhà
báo Mai Quốc Ấn, cựu phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, bình luận trên
trang cá nhân: “Có đôi lúc tôi bức xúc vì nhiều ‘đại biểu Quốc Hội’ hỏi
mà như… ‘câu giờ’, chưa nắm kỹ vấn đề đã hỏi. Hay tệ hơn, họ biến nghị
trường thành diễn đàn ‘bảo vệ ngành’ của những đại biểu kiêm nhiệm. Tôi
còn nhớ thông điệp của Thủ Tướng [CSVN] Nguyễn Xuân Phúc hồi Tháng Mười
Một, 2017 có nhấn mạnh sẽ ‘thay ngay những cán bộ giao mãi không chịu
làm’. Không rõ Quốc Hội có giám sát và Chính Phủ có thực hiện điều này
không? Vì theo quan sát lâu nay, tôi thấy có khá nhiều bộ, ngành hứa
trước Quốc Hội nhưng không làm…”
(Người Việt)
Không có nhận xét nào