Trong nhiều thập niên, con đường phát
triển của Trung Quốc đã có vẻ rõ ràng. Quản lý nhà nước trong các ngành
công nghiệp chủ chốt cùng với tự do hóa thị trường ở một mức độ nhất
định trong các ngành khác đã khiến người ta dễ hình dung rằng đất nước
này sẽ sớm trở lại ánh hào quang của một siêu cường.
Nhưng
điều đó bây giờ sẽ không xảy ra nữa. Trung Quốc sẽ phải chấp nhận một
trật tự thế giới do Mỹ thống trị hoặc bước vào làn đường chậm. Sẽ không
có thế kỷ Thái Bình Dương và tất cả những sai trái lịch sử đó sẽ không
được sửa chữa, chắc chắn là không phải lúc này.
Mỹ
đã tận dụng lợi thế của mình rất tốt. Những gì Trung Quốc đã đạt được
về mặt xã hội và kinh tế trong 40 năm qua là đáng kinh ngạc dù so với
bất kỳ tiêu chuẩn nào. Từ một quốc gia nghèo dựa vào nông nghiệp vào
cuối Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai
thế giới. Họ đã chuyển đổi cơ sở hạ tầng của mình bằng cách xây dựng một
mạng lưới đường bộ, đường sắt cao tốc, cảng và sân bay.
Trung
Quốc đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo – nhiều hơn bất
kỳ quốc gia nào khác trong lịch sử loài người, và chỉ trong vòng chưa
đầy một thế hệ. Nước này đã xây dựng những thành phố mới rộng lớn, thu
hút hàng nghìn tỷ đô la đầu tư nước ngoài và mở rộng tầm ảnh hưởng trên
toàn thế giới, gần đây nhất là thông qua Sáng kiến Vành đai và Con
đường.
Mặc
dù có thể một số người tại Đồi Capitol đã nhìn thấy trước những gì sắp
diễn ra từ hơn một thập niên trước, nhưng người dân Trung Quốc, đặc biệt
giới lãnh đạo nước này, vẫn thật khó chấp nhận thực tế rằng con đường
dẫn đến vinh quang của họ sắp kết thúc. Tuy nhiên, Trung Quốc đã tự
huyễn hoặc mình, khi hy vọng của họ được hun đúc bởi các nhà đầu tư nước
ngoài nhiệt tình, luận điệu của các học giả địa phương và giấc mơ của
chính người dân Trung Quốc.
Chính
cuộc chiến thương mại đã phơi bày những điểm yếu của Trung Quốc. Giờ
thì đã rõ rằng Huawei, hy vọng lớn của Trung Quốc về công nghệ cao, cùng
với ZTE và một số công ty công nghệ thông tin khác, không phải là những
thế lực thực sự đáng gờm. Không có phần cứng, giấy phép hoạt động và
phần mềm của Hoa Kỳ, các công ty này đã rơi vào khó khăn.
Họ
chậm hơn ít nhất 10 năm về mặt công nghệ và không thể phát triển các kỹ
năng cần thiết để tồn tại trong hình thức hiện tại. Mối liên kết với
Nga không giải quyết được vấn đề này. Hai quốc gia đều không có các công
nghệ tiên tiến nên không thể bổ sung cho nhau nhiều.
Tình
trạng tương tự cũng diễn ra trong ngành quốc phòng, công nghiệp ô tô,
hàng không và nhiều lĩnh vực khác. Bất chấp nhiều thập niên nỗ lực và
rất nhiều kế hoạch của nhà nước, Trung Quốc thiếu chiều sâu về kỹ năng
kỹ thuật, bằng sáng chế và công nghệ cần thiết để sản xuất các sản phẩm
cao cấp có thể cạnh tranh toàn cầu. Việc mổ ruột một hệ thống quản lý
chuyến bay, hệ thống phanh ô tô hoặc điện thoại thông minh và chế tạo
lại các bộ phận không giúp Trung Quốc có thể phát triển các sản phẩm đó
từ con số không.
Cuộc
chiến thương mại không chỉ phơi bày tất cả những điều này, nó còn khiến
Trung Quốc phải đối mặt với một sự lựa chọn khắt khe và khó chịu. Trung
Quốc phải mở cửa ra, như Mỹ yêu cầu, hoặc chấp nhận đi một mình mà
không có các kỹ năng cần thiết để giành chiến thắng.
Mỹ
hiện đang đưa ra các đòi hỏi mà lợi thế chiến lược của nó cho phép. Mỹ
muốn Trung Quốc chấm dứt trợ cấp nhà nước. Mỹ cũng muốn Trung Quốc chấm
dứt việc làm hàng nhái và xóa bỏ các quy định buộc các nhà đầu tư nước
ngoài phải chuyển giao công nghệ. Mỹ muốn tiếp cận thị trường nông sản
Trung Quốc. Và Mỹ cũng muốn tiếp cận dữ liệu, để những gã khổng lồ công
nghệ Mỹ có thể cạnh tranh mà không bị hạn chế. Họ muốn Trung Quốc chơi
theo luật của Mỹ, vì biết rằng các đối thủ nội địa của Trung Quốc không
thể thắng.
Cuối
cùng, Mỹ muốn Trung Quốc tuân theo hệ thống thị trường tự do của phương
Tây cùng sự chấm dứt chế độ độc đảng. “Hãy làm theo cách của chúng tôi”
chính là thông điệp ở đây, và hãy nhớ rằng nước Mỹ là siêu cường toàn
cầu vô song.
Trong
một thời gian dài, dường như Trung Quốc đã có thể chống lại những áp
lực như vậy. Trung Quốc có thể cảm thấy yên tâm khi nắm giữ rất nhiều
trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, kiểm soát các mỏ đất hiếm, cùng các công ty
lớn đang lên, cơ sở hạ tầng hiện đại, 1,4 tỷ dân, 5.000 năm lịch sử và
ảnh hưởng ngày càng tăng ở châu Á. Nhưng vấn đề của Huawei đã cho thấy
sự trống rỗng của những hy vọng này.
Vậy
điều gì sẽ đến tiếp theo? Chấp nhận các điều khoản thương mại của Mỹ sẽ
khó khăn. Trung Quốc có thể tiếp tục giữ vai trò là trung tâm sản xuất
toàn cầu nhưng chỉ khi họ chịu trả tiền cho đặc quyền đó. Họ sẽ được
phép phát triển các công ty công nghệ cao như Huawei nhưng chìa khóa cho
công nghệ sẽ ở lại Mỹ, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trung
Quốc sẽ có thể gửi những đội quân du khách và đồng nhân dân tệ của mình
ra nước ngoài để tìm bạn. Nhưng Trung Quốc sẽ chỉ có thể mua nguyên
liệu thô nếu Mỹ đồng ý. Trung Quốc sẽ phải dần dần mở cửa thị trường và
ngừng trợ cấp cho các ngành công nghiệp, đồng thời chấp nhận nhịp đập
chậm của tiếng trống dân chủ.
Đi
một mình cũng sẽ khó khăn như vậy. Từ chối Mỹ có nghĩa là chấp nhận
rằng Trung Quốc không thể cạnh tranh được trong các lĩnh vực kinh tế
mang lại sức mạnh toàn cầu vì Trung Quốc không thể bắt kịp được về mặt
công nghệ. Trung Quốc sẽ chỉ có thể cung cấp hàng hóa quốc phòng, ô tô,
viễn thông và các sản phẩm cao cấp khác cho các quốc gia không có khả
năng mua được những sản phẩm tốt nhất, và chỉ nếu như được Mỹ và các
đồng minh cho phép.
Đi
một mình có nghĩa là làn sóng đầu tư nước ngoài sẽ dần dần chảy ra, và
Trung Quốc sẽ trở nên đóng cửa hơn với thế giới, có lẽ sẽ như một Liên
Xô của thế kỷ 21.
Dù
Trung Quốc lựa chọn chấp nhận sự sỉ nhục nào đi chăng nữa thì nó đều sẽ
gây ra các hệ quả cho xã hội Trung Quốc trong nhiều thập niên tới, cũng
như cho phần còn lại của thế giới.
Nguồn: “The trade war shows China’s economic dream is dying“, South China Morning Post, 11/06/2019.
Biên dịch: Phan Nguyên
(Nghiên cứu Quốc tế)
Không có nhận xét nào