Header Ads

  • Breaking News

    Bùi Anh Trinh - Trump và con nợ Campuchia, Việt Nam

    Con nợ Campuchia
    Ngày 06-2-2017 Đại sứ Mỹ tại Campuchia đã mở cuộc họp báo tuyên bố Campuchia nên tìm cách thanh toán cho Mỹ khoản nợ 500 triệu USD mà chính quyền Lon Nol đã vay trước 1975. Món nợ này đã được Thủ tướng Campuchia Hun Sen lên tiếng yêu cầu được xóa bỏ sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ.
     Trump và con nợ Campuchia, Việt Nam


    Từ trước đến nay Thủ tướng Hun Sen không công nhận món nợ của Lon Nol vì ông không xem chính quyền Lon Nol là hợp pháp. Cho nên số nợ khởi đầu từ năm 1975 là 274 triệu đô la nay đã đẻ lãi con thành 500 triệu USD. Tuy nhiên cũng giống như Việt Nam, Lon Nol đã vay tiền xóa đói giảm nghèo của Quỹ tiền tệ Quốc tế ( IMF ) và vay tiền phát triển nông thôn của Ngân hàng Thế Giới ( Wold Bank ). Nhưng những ông chủ của IMF và Wold Bank lại là những ngân hàng Mỹ.


    Trong thời Tổng thống Oabama trở về trước thì các ngân hàng Mỹ vẫn coi quyển sổ nợ của Campuchia là vốn liếng mà họ cần phải thu hồi lại sau khi họ đã cho Lon Nol vay. Cho nên giờ đây chính quyền Campuchia muốn đại diện cho nước Campuchia giao dịch với Thế giới thì phải nhận thanh toán tất cả công nợ mà quốc gia Campuchia đã mượn của quốc tế.


    Hiện nay các ngân hàng Mỹ đã thuận cho chính phủ Campuchia trả góp vừa vốn vừa lãi trong vòng 40 năm (!). Thời gian 40 năm cho một món nợ 500 triệu đô chứng tỏ là một gánh nặng mà nhân dân Campuchia phải còng lưng trong 40 năm mới trả nổi. Rốt cuộc Mỹ đã bỏ ra 1 đồng thì Mỹ phải thu lại đủ 1 đồng cọng với lãi mẹ đẻ lãi con không thiếu một xu.


    Không phải chỉ đối với Campuchia, mà đối với CSVN cũng vậy, sau 1975 Mỹ vẫn giữ quyển sổ nợ của Nguyễn Văn Thiệu và bắt buộc chính quyền CSVN phải thanh toán nếu muốn thay thế chính phủ Nguyễn Văn Thiệu quản lý đất nước Việt Nam. Dĩ nhiên với món nợ của VNCH thì nhân dân Việt Nam phải còng lưng hằng trăm năm chứ không phải 40 năm.


    Con nợ Việt Nam


    Vào năm 1977 Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng đã nổi trận lôi đình khi nghe Mỹ nhắc cho ông Thứ trưởng Bộ Ngoại giao CSVN Nguyễn Cơ Thạch về món nợ của Nguyễn Văn Thiệu, bởi vì Lê Duẩn nắm trong tay tờ giấy nợ của Nixon ký ngày 1-2-1973. Trong đó Nixon cam kết sẽ chung cho Hà Nội 3,25 tỉ USD tiền bồi thường chiến tranh và 1,5 tỉ cho bước đầu viện trợ phát triển kinh tế cho Bắc Việt. Nhưng rốt cuộc thì chính phủ Mỹ đã xù tờ giấy nợ đó.


    *( Sau này toàn văn tờ giấy nợ này được đọc trên đài phát thanh Hà Nội tháng 10 năm 1988 và in thành sách năm 1998 với tựa đề : “Lưu Văn Lợi, Các Cuộc Thương Lượng Của Lê Đức Thọ & Kissinger tại Paris” ).


    Để trả lời cho lời đòi nợ của Lê Duẩn, Quốc hội Mỹ cho biết đó là một cam kết riêng của Nixon nhưng cam kết như vậy là trái với luật pháp Mỹ. Quốc hội Mỹ chỉ biết có Hiệp định Paris, nhưng theo Hiệp định đó thì Mỹ chỉ “hứa sẽ đóng góp tái thiết Bắc Việt theo như truyền thống nhân đạo của Mỹ”. Và rồi chính Hà Nội đã xé bỏ Hiệp định Paris khi xua quân đánh chiếm Miền Nam thì Mỹ không còn lý do gì phải giữ lời hứa đã ghi trong Hiệp định Paris.


    Theo hồi ký của thứ trường Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ thì phải mất 4 năm sau Lê Duẩn mới chấp nhận chuyện không đòi món nợ của Nixon, coi như Mỹ đã giao Miền Nam cho Hà Nội thay vì giao viện trợ như đã ký giấy…! Nhưng thật trớ trêu, sau khi Lê Duẩn chấp nhận không đòi 4,75 tỉ như đã cam kết thì chính quyền của Tổng thống Ronald Reagan lại quay ngược trở lại đòi Lê Duẩn phải trả món nợ chiến phí mà VNCH đã vay của Mỹ. Cánh cửa nối lại bang giao giữa Mỹ và CSVN bị đóng sập trở lại cho tới khi Liên Xô sụp đổ.


    Trước khi sụp đổ thì kinh tế Liên Xô hoàn toàn kiệt quệ vì bị sa lầy với chiến tranh Afganistan và vì phải bao giàn viện trợ kinh tế cho các nước mới theo cọng sản như Lào, Cam Bốt, Somalia, Angola, Ethiopia và ngay cả Nicaragoa… Tất cả đều là những nước cực nghèo cho nên sau chiến thắng của phe Cọng sản tại Việt Nam thì càng nhiều nước nghèo chạy theo Cọng sản khiến cho kinh tế của Liên Xô kiệt quệ và dẫn tới phá sản do phải chi viện cho các nước nghèo mới theo Cọng sản.


    Rồi vì suy kiệt kinh tế mà năm 1987 Liên Xô buộc phải ngưng viện trợ kinh tế cho CSVN. Ngay tức khắc Việt Nam và Campuchia rơi vào tình trạng đói kém trầm trọng, dân chúng Việt Nam nhà nhà ăn cơm độn, người người ăn đói. Buộc lòng CSVN phải cắp rổ chạy quàng đi vay hàng xóm nhưng ông hàng xóm chỉ tặng cho 4 tốt với 16 chữ vàng chứ không có gì hơn bởi vì chính bản thân của ông ta cũng đang là con nợ của Mỹ.


    Sau khi đi Bắc Kinh trở về mà trên tay vỏn vẹn có 4 tốt và 16 chữ vàng nên Nguyễn Văn Linh và BCT/CSVN ủy quyền cho Võ Văn Kiệt cắp rổ đi vay “kẻ thua cuộc” trong chiến tranh Việt Nam là đế quốc Mỹ. Nhưng điều kiện tiên quyết của kẻ thua cuộc là bắt CSVN phải nhận số nợ mà Nguyễn Văn Thiệu đã vay của Mỹ.


    Quyển sổ nợ của Nguyễn Văn Thiệu không phải là quyển sổ dõm do Mỹ ngụy tạo ra sau này, mà nó được lưu giữ một cách trân trọng trong nhà riêng của ông Nguyễn Xuân Oánh, cựu phó thủ tướng của Việt Nam Cọng Hòa, một chuyên gia kinh tế của Mỹ, được Mỹ đưa về để lèo lái kinh tế VNCH từ năm 1963 và gài ở lại Việt Nam sau năm 1975.


    Thế cố cùng, CSVN phải cử ông Nguyễn Xuân Oánh sang Paris để đàm phán; chấp nhận CSVN sẽ thanh toán số nợ mà Nguyễn Văn Thiệu đã nợ Mỹ. Để đổi lại Mỹ sẽ cho CSVN hoãn trả nợ cũ và cho vay 2 tỉ nợ mới để xóa đói giảm nghèo, sau đó là vay để phát triển kinh tế.


    Dĩ nhiên là sau khi thương lượng xong thì Mỹ và CSVN thỏa thuận cùng nhau giấu nhẹm chuyện nhận trả nợ của Nguyễn Văn Thiệu để giữ thể diện cho lãnh đạo CSVN đối với nhân dân Việt Nam.


    Quyển sổ nợ cũng là món nợ đời của CSVN

    Giờ đây có nhiều người Việt Nam hoan nghênh ông Hun Sen đã từ chối món nợ của Lon Nol, một món nợ phi lý. Nhiều người khác đã hoan nghênh nghĩa cử của ông Tập Cận Bình khi ông ta tuyên bố sẽ xóa nợ 90 triệu USD cho Campuchia trong chuyến thăm viếng Pnom Penh trong tháng 10 vừa qua.


    Và cũng không ít người chê bai CSVN đã không làm được như Hun Sen. Rốt cuộc công lao đánh Mỹ cứu nước trong 15 năm của CSVN cuối cùng trở thành muối mặt cầu cứu đế quốc Mỹ. Giờ đây CSVN hoàn toàn bị lệ thuộc vào ông chủ nợ Mỹ. Sự lệ thuộc này đã được một điệp viên kinh tế Mỹ viết sách kể lại như sau :


    “… Nếu một EHM hoàn toàn thành công, thì chỉ sau vài năm các khoản vay sẽ là quá lớn tới mức mà các nước mắc nợ buộc phải tuyên bố vỡ nợ.”

    “Khi điều này xảy ra, thì giống như tổ chức Mafia, chúng tôi sẽ đòi nợ. Việc đòi nợ này thường kèm theo một hoặc nhiều yêu cầu sau: kiểm soát những lá phiếu của Liên Hợp Quốc, thiết lập các căn cứ quân sự hoặc khai thác các nguồn tài nguyên quý giá như dầu hay kênh đào Panama. Tất nhiên, nước mắc nợ sẽ vẫn nợ chúng tôi tiền…”.


    ( John Perkins, “Confessions of an Economic Hit Man”. Bản dịch của Lê Đồng Tâm, Nhà xuất bản Thông tin Văn hóa, phát hành năm 2007).


    Không phải đột nhiên ông Trump muốn đòi món nợ cách đây 42 năm. Nhưng ông muốn bày tỏ quan điểm chính trị của ông đối với Việt Nam và Campuchia. Ông không chấp nhận chuyện các nước này luôn luôn cầu cứu Mỹ về kinh tế nhưng hành động ngoại giao thì luôn luôn đứng về phía Trung Cọng. Ông cho như vậy là léo lận, không thẳng thắn.


    Các thời Tổng thống Mỹ trước đây thì quyển sổ nợ của Việt Nam và Campuchia cũng như thỏa thuận trả nợ thay cho Nguyễn Văn Thiệu của CSVN chỉ được hiểu ngầm trong giới chính trị. Còn đối với dân chúng Việt Nam thì đó là bí mật kinh tế quốc gia. Và đối với dư luận bình dân hải ngoại thì đây là một chuyện hoang đường.


    Giờ đây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có quyền công khai hóa con số nợ của nhà nước CSVN; nhưng có lẽ ông ta không dám bởi vì tình thế vay nợ mới để trả nợ cũ đang bối rối lắm rồi. Hiện nay ông ta đang bán tống bán tháo những gì có thể bán được. Nhưng ông ta càng bán gấp thì người ta càng hiểu rằng ông đang sắp sửa chạy làng tới nơi.


    BÙI ANH TRINH

    Không có nhận xét nào