Vào ngày 28 tháng 6, tôi sẽ tổ chức
hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 tại Osaka. Chương trình nghị sự của
chúng tôi sẽ tập trung vào ba vấn đề chủ yếu, mỗi một vấn đề của chương
trình là quan trọng một cách đặc biệt đối với châu Á.
Đề
mục đầu tiên trong chương trình nghị sự liên quan đến những gì tôi tin
là thách thức quan trọng nhất của thời đại chúng ta: làm việc để duy trì
và cuối cùng củng cố trật tự quốc tế cho một nền thương mại tự do và
công bình. Đối với các nhà lãnh đạo châu Á, điều này có nghĩa là thành
lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một thỏa thuận
thương mại tự do tiên tiến giữa mười thành viên của Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN) và sáu quốc gia trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình
Dương (Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand).
Những cuộc thảo luận đã diễn ra trong một thời gian. Hiện nay, chúng ta phải thực hiện chuyển hướng nhanh chóng để đạt mục tiêu.
Đề
mục thứ hai trong chương trình nghị sự liên quan đến nền kinh tế kỹ
thuật số. Số hóa nền kinh tế đã cho phép các mô hình kinh doanh chưa
từng có trước đây và độc đáo, nhưng nó mang lại những thách thức mới,
chẳng hạn như việc không đánh thuế hai lần cho các doanh nghiệp đa quốc.
Chúng ta có thể giải quyết các vấn đề như vậy chỉ thông qua hợp tác
quốc tế.
Việc
lưu hành tức thời các dữ liệu trên khắp thế giới không liên quan đến
biên giới các quốc gia. Tôi tin rằng tác động xã hội và kinh tế của
những dữ liệu đó sẽ cạnh tranh, thậm chí vượt qua cả các vai trò đóng
góp của dầu mỏ và khí đốt động cơ trong thế kỷ XX.
Theo
bản chất của vấn đề, dữ liệu vượt qua các trở ngại vật lý một cách dễ
dàng. Khi được nối kết nhau thành mạng, các hiệu ứng và lợi thế của nó
nhân lên và sau đó lại mở rộng nữa. Ngược lại, nếu ở bất cứ nơi đâu,
tương tự của ngay cả một phòng kín cửa xuất hiện, thì tổn thất lan ra
toàn bộ trong mạng.
Nhật
Bản đang ủng hộ cho một hệ thống “Lưu hành Tự do Dữ liệu trong Thành
tín, (Data Free Flow with Trust, DFFT), một phương sách cố gắng cho phép
lưu hành tự do các luồng dữ liệu theo luật pháp tất cả chúng ta tín
nhiệm. Vì vậy, nên để cho chúng tôi chuẩn bị các quy tắc tạo điều kiện
cho các lợi lạc trong nền kinh tế kỹ thuật số và lan rộng đến mọi người ở
châu Á và toàn thế giới. Tiến trình thực hiện việc này là những gì mà
chúng tôi gọi là Con Đường Osaka, việc mà chúng tôi hy vọng sẽ khởi động
tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới.
Hai
điểm một và hai-thương mại và dữ liệu-không thể tách rời ra khỏi việc
cải cách của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đó là vấn đề không cần
phải nói thêm. Tổ chức WTO được thành lập từ một phần tư thế kỷ qua.
Trong thời gian đó, nền kinh tế thế giới đã thay đổi với tốc độ đáng
kinh ngạc. Nhưng Tổ chức WTO đã không theo kịp thời, và những tác động
bất lợi của việc này đang ngày càng trở nên rõ ràng.
Chúng ta nên làm gì để Tổ chức WTO có liên quan trở lại như một người bảo vệ cho nền thương mại quốc tế tự do và công bình?
Các
chuỗi cung ứng lớn lao thúc đẩy cho nền kinh tế toàn cầu trong nhiều
năm nay đang dừng lại trong khu vực ASEAN. Các nền kinh tế trong khu vực
đã được hưởng lợi từ một môi trường mà người dân và hàng hóa lưu thông
xuất nhập một cách tự do. Chính sự tự do này gây ra năng động và thịnh
vượng ngày càng tăng cho khối ASEAN.
Vấn
đề thứ ba cho hội nghị thượng đỉnh Osaka là tầm quan trọng của canh
tân trong việc giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu. Các mục
tiêu được phác hoạ trong Phúc trình 1.5˚C của Hội đồng Liên Chính phủ về
Biến đổi Khí hậu không thể đạt được qua việc quy định luật lệ. Đổi mới
làm đột biến một cái gì đó từ tiêu cực thành tích cực sẽ là chìa khóa để
thực hiện các mục tiêu khí hậu của thế giới.
Trong
những năm gần đây, chúng ta xem carbon dioxide hoàn toàn là một chất
xúc tác gây hại. Nhưng thật tuyệt vời làm sao nếu CO2 trở thành một
nguồn tài nguyên khả dụng ở mức giá thấp nhất và dồi dào nhất! Vào một
ngày nào đó, các công nghệ canh tân như quang hợp nhân tạo chắc chắn sẽ
biến giấc mơ thành hiện thực.
Ở
Osaka, tôi muốn Hội nghị G20 xác nhận tầm quan trọng của sự canh tân
đó. Và vào tháng 10, Nhật Bản sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Canh tân
Môi trường Xanh, tập hợp tất cả các nhà nghiên cứu hàng đầu và đại diện
của giới công nghiệp và tài chính từ khắp nơi trên thế giới vào chung
một địa điểm. Chúng tôi hy vọng là sẽ khai thác được sự khôn ngoan của
thế giới và mở ra một tương lai bền vững với một sức đẩy lớn lao.
Vào
ngày 6 tháng 3, tôi đã nhận được sáu khuyến nghị từ các thành viên của
Tổ chức “Khoa học 20″, được tạo bởi các học viện khoa học quốc gia của
các nước thành viên G20. Để giảm bớt các mối đe dọa đối với hệ sinh thái
biển và bảo tồn các môi trường biển, hai khuyến nghị cuối cùng thúc
giục thành lập “hệ thống quản lý và lưu trữ dữ liệu cải tiến, nhằm đảm
bảo mở rộng việc truy cập cho các nhà khoa học trên toàn cầu”, và “chia
sẻ thông tin thu lượm qua các hoạt động nghiên cứu được thực hiện dưới
sự hợp tác sâu rộng và đa quốc gia, để thúc đẩy sự hiểu biết toàn diện
về đại dương toàn cầu và các năng động của nó“. Chính vì lý do này mà
chúng ta phải đảm bảo cho DFFT và biến dữ liệu thành hàng hóa tiện ích
công cộng cho các nhà khoa học trên toàn thế giới.
Hội
nghị Thượng đỉnh G20 ở Osaka đang đến vào buổi bình minh của một kỷ
nguyên mới mang niên hiệu Lệnh Hoà (Reiwa, hòa hợp tốt lành). Vào ngày
30 tháng 4, thế giới đã chứng kiến Nhật Hoàng Akihito thoái vị, sự thoái
vị đầu tiên của một hoàng đế đang trị vì trong 202 năm. Ngày hôm sau,
Naruhito lên ngôi Nhật Hoàng. Lòng người dân Nhật tràn ngập bao niềm
vui. Trước đó, tôi cũng không thể hình dung lòng thiện cảm từ ngoại quốc
mà tôi đã nhận được. Nhiều người bình luận là chữ Rei (Lệnh) trong niên
hiệu Reiwa (Lệnh Hoà) là có điềm lành, (không có nghĩa theo mệnh lệnh,
ND). Họ chỉ ra rằng khi phát âm chữ Rei này giống như trong câu là một
tia hy vọng hay một tia sáng thái duơng.
“Bây
giờ tôi thầy điều ấy”, tôi tự nhủ khi khi lời nói của họ lắng động. Tôi
nghĩ rằng sắc thái tốt đẹp của của thanh âm như vị kem ngọt trên chiếc
bánh.
Những
tình cảm ấy nhắc nhở tôi một về cái gì đó mà tôi chứng kiến khi thị sát
thành phố Okuma của thị trấn Fukushima, quê hương của Nhà máy Nhiệt
điện Fukushima Daiichi, nơi trở thành tai hoạ môi sinh vào năm 2011.
Lệnh
di tản đã được áp dụng cho cư dân trên toàn khu vực Okuma trong nhiều
năm đã được thu hồi một phần vào ngày 10 tháng 4, và bốn ngày sau, vào
ngày 14 tháng 4, một buổi lễ khánh thành văn phòng thị trấn mới xây dựng
được tổ chức. Tôi đã tham gia buổi lễ, và ở đó tôi đã gặp Aki Sato, một
phụ nữ trẻ. Cô ấy đến từ Tokyo sau cơn thảm họa, cô muốn nhìn tình hình
bằng chính mắt mình và làm bất cứ điều gì có thể để giúp giúp đỡ.
Trước
đó không lâu, cô kết hôn với một người đàn ông địa phương, và cô hiện
là cư dân của Okuma. Cô ấy giục tôi nhìn chiếc áo khoác màu đỏ đang mặc.
Thông điệp ở mặt sau của chiếc áo thể hiện màu trắng bằng tiếng Nhật
được viết khéo léo: “Nếu bạn có thời gian để nhìn lại quá khứ, thì thay
vì thế hãy tiến về phía trước”.
Tất cả người Nhật đang tiếp tục tiến về phía trước, trao cho nhau những lời động viên.
Thái
độ tích cực đó là một cách sống cho các thế hệ người Nhật hậu chiến, họ
đã mang lại sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của chúng tôi. Đến những
năm của thập niên 1980, thái độ đó đã lan rộng khắp khu vực các nước
ASEAN. Bây giờ nó là một lối sống cho châu Á rộng lớn hơn – đó là, cho
toàn bộ khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Và tôi tin chắc rằng một nước
Nhật Bản tự tin là Nhật Bản có khả khả năng rất phù hợp để góp phần tạo
ra tương lai cho Châu Á.
Shinzo Abe,
Thủ tướng Nhật Bản
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
Nguyên tác: The G20 in Osaka
(Tiếng Dân)
Không có nhận xét nào