Mặc dù các tuyên bố của Trung cộng về
lãnh hải tại Biển Đông là phi lý bất hợp pháp, nhưng với quan niệm Đại
Hán cực đoan, Bắc Kinh ngày càng ra mặt thúc đẩy tấn công sách nhiễu các
chiến hạm Hoa Kỳ hoạt động hợp pháp tại đây.
Trung
cộng đang đeo đuổi mục tiêu chiến tranh, và họ sẽ đạt được điều họ
muốn. Nhưng đó sẽ là một cuộc chiến mà hệ quả của cuộc chiến đó sẽ không
còn giới hạn ở ngoài khơi biển Đông, mà đây sẽ là một cuộc chiến có thể
kết thúc bằng sự thay đổi chế độ ở Bắc Kinh.
Một
sĩ quan của quân đội Trung cộng gần đây đã hô hào các tàu Hải quân
Trung cộng đâm thẳng và đánh chìm các chiến hạm Hoa Kỳ khi các chiến hạm
này đang tiến hành tuần tra hàng hải theo luật quốc tế tại biển Đông.
Một tướng lãnh khác của Trung cộng kêu gọi đánh chìm hai hàng không mẫu
hạm (HKMH) của Hoa Kỳ tiêu diệt mười ngàn thủy thủ trên các HKMH này để
buộc Hoa Kỳ phải “cút khỏi” vùng biển Đông đang tranh chấp.
Vào
ngày 8 tháng 12 năm 2018, đại tá Không quân Trung cộng Dai Xu, Giám đốc
viện Hợp tác và An toàn Hàng hải của Trung cộng nói: “Nếu chiến hạm Mỹ
đột nhập vào “vùng biển Trung Quốc” một lần nữa, tôi đề nghị nên gửi hai
tàu chiến: một để ngăn chặn nó và một để đâm vào nó”. Lời tuyên bố hung
hăn hiêu chiến của dại tá Dai Xu được công bố tại một diễn đàn đầy
tiếng tăm của tuần báo Global Time của Trung công.
Sau
đó, một sĩ quan cao cấp của Hải quân Trung cộng đã kêu gọi đánh chìm
hai HKMH của Hoa Kỳ từ xa. Trong bài phát biểu vào ngày 20 tháng 12 năm
2018, Đô đốc Luo Yuan, Phó viện trưởng Học viện Khoa học quân sự Trung
cộng, đã khẳng định rằng sức mạnh chủ yếu để Trung cộng có thể đảm bảo
quyền bá chủ của mình tại biển Đông là khả năng có thể sử dụng hảo tiễn
đạn đạo đánh chìm HKMH của Hoa Kỳ, gây thiệt hại càng lớn về nhân mạng
cho Hoa Kỳ càng tốt.
Khi
kêu gọi tiêu diệt mười ngàn thủy thủ Hoa Kỳ trên HKMH, Đô đốc Luo phát
biểu như sau: “Điều mà Hoa Kỳ lo sợ nhất là thương vong. Khi 10 ngàn
thủy thủ của Hoa Kỳ trên HKMH bị thiệt mạng, chúng ta sẽ thấy nước Mỹ sợ
hãi mất hồn như thế nào.”
Rất
nhiều chuyên gia có thể cho rằng sự hiếu chiến như vậy từ một số các sĩ
quan cao cấp của quân đội Trung cộng, không thể coi đó là phản ánh đối
sách chính thức của Trung cộng, mà đây có thể đơn giản chỉ là nhận định
riêng trong lãnh vực thông tin nhận xét về chiến tranh, nhưng những lời
bào chữa đánh giá như vậy là rất ngụy biện. Không một ai trong số các sĩ
quan cao cấp của quân đội Trung cộng tuyên bố bậy bạ hung hăng kích
động chiến tranh vô cớ bị cảnh cáo trừng phạt công khai, và kế hoạch
nguy hiểm mà họ tuyên bố đang được thực hiện ngày càng lộ rõ dần tại
biển Đông.
Cụ
thể có thể thấy ngay là vào ngày 30 tháng 9 năm 2018, khu trục hạm Lan
Châu đã đâm thẳng vào và chỉ cách chiến hạm USS Decatur của Hoa Kỳ bốn
mươi lăm thước khi chiến hạm này băng qua các rạn san hô tại biển Đông.
Chỉ huy chiến hạm Decaturth đã khôn khéo điều khiển tàu chuyên mình
tránh được va chạm với tàu chiến Trung công trong đường tơ kẻ tóc. Phát
ngôn viên của Hải quân Hoa Kỳ gọi thái độ liều lĩnh này của Hải quân
Trung cộng là “thiếu chuyên nghiệp và không an toàn” nhưng hành động
liều lĩnh này của Trung cộng cần phải gọi cho chính xác là “hung hăng
hiếu chiến, cố tình muốn gây tử vong.”
Kế
hoạch mà họ tuyên bố còn thể hiện qua việc đe dọa và đâm chìm nhiều tàu
của Việt Nam cũng như truy đuổi các tàu đánh cá của Phi ra khỏi vùng
biển đánh cá của Phi.
Đài
Loan cũng là mục tiêu thôn tính của Bắc Kinh như biển Đông. Tập Cận
Bình đã ra lệnh cho quân đội phải sẵn sàng tiến chiếm Đài Loan vào năm
2020. Do bá chủ biển Đông, Trung cộng nay có thể tấn công từ eo biển Ba
Sĩ ( cực bắc của Phi).
Tất
nhiên, Trung cộng tuyên bố chủ quyền toàn bộ biển Đông là phi lý. Vào
ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực về biển đảo tại
The Hague đã đưa ra phán quyết tuyên bố chủ quyền toàn bộ biển Đông của
Trung cộng là bất hợp pháp.
Nhưng
đối với Bắc Kinh, họ Tập vì đang đeo đuổi giấc mơ “Trung Hòa hồi sinh
vĩ đại”, thì việc độc bá vùng biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên là
cần thiết bất kể là có đi đến chiến tranh thế giới đi nữa.
Chuyện nhỏ có thể hóa to bùng nổ chiến tranh
Cựu trung tướng Wallace C. Gregson của Hoa Kỳ nói đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ chỉ vì một sự kiện nhỏ nhoi xảy ra.
Ông
nói: “Vào năm 1914, trong một hoàn cảnh mà đại thế chiến được coi là
không cách gì có thể xảy ra, một công nhân đã ám sát Công tước Ferdinand
và vợ ông. Sự kiện này đã châm ngòi cho một cuộc chiến tàn sát bất ngờ
chưa từng thấy. Có hơn tám triệu quân nhân đã chết vì cuộc chiến này, và
có lẽ khoảng 13 triệu thường dân bỏ mạng.”
Bốn nền đế chế lớn Nga, Áo-Hung, Đức và Ottoman cũng vì cuộc chiến này mà hoàn toàn sụp đổ.
Gregeson
nhân xét theo kinh nghiệp binh nghiệp Thủy quân Lục chiến của mình như
sau: “Ngày nay, biển Đông là khu vực tiềm tàng nguy hiểm bùng phát chiến
tranh cao nhất trên toàn cầu. Các tuyên bố hiếu chiến và hành động hung
hăng tựa sẽ ví như rơm khô, chỉ chực chờ một tia lửa để phát hoỏ để rồi
đem đến những hậu quả tan thương không thể nào tưởng tượng được.”
Trung cộng sẽ tạo ra chiến tranh thế giới mới thông qua đối đầu dẫn đến xung đột một cách nhầm lẫn như thế nào?
Hoàn cảnh năm 2019: Thế giới đoàn kết lại chuẩn bị đối đầu với Trung cộng
Vào
năm 2019, Tập Cận Bình tiếp tục đeo đuổi tham vọng “Đại Hán”, quyết tâm
thôn tín Đài Loan và bành trướng lãnh hải. Họ Tập tiến hành áp lực
chính trị và sức mạnh quân sự để đạt được tham vọng này.
Mặc
dù vào năm 2014, họ Tập đã hứa sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo
tại quần đảo Trường Sa, Trung cộng vẫn xây dựng các căn cứ Không quân và
công sự phòng thủ ở các đảo nhân tạo này và triển khai chiến hạm đến
các đảo nhận tạo như Fiery Cross, Mischief Reef và Subi Reef. Hiện giờ
tại biển Đông, Trung cộng cho Hải quân , Lực lượng Bảo vệ Bờ biển và Lực
lượng Dân Quân Hàng hải quấy rối sách nhiễu tất cả các tàu đánh cá và
tàu tuần tra của bất kỳ quốc gia nào đi ngang qua vùng.
Tuy
nhiên, các quốc gia từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu từ từ quay
sang đối đầu với sự sách nhiễu của Trung cộng tại biển Đông.
Khi
Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Hoa Kỳ tổ chức các cuộc tập trận
chung tại biển Đông vào đầu năm 2019, Bắc Kinh đã buộc phải cảnh giác.
Cuộc tập trận Hải quân giữa Vương quốc Anh và Hoa Kỳ theo sau cuộc tuần
tra hàng hải đầu tiên của Hải quân Anh ngay tại quần đảo Hoàng Sa tranh
chấp vào tám tháng trước, đã được (Bắc Kinh) theo dõi sát. Luân Đôn cam
kết Vương quốc Anh sẽ tham gia vào hoạt động tuần tra hàng hải trong khu
vực để chống lại ý đồ tăng cường sức mạnh và quân sự hóa biển Đông của
Trung cộng.
Tất
nhiên, Bắc Kinh chỉ trích gay gắt các hành động này của Vương quốc Anh.
Thật sẽ bất lợi cho Bắc Kinh khi Liên minh châu Âu (EU) và NATO gia
tăng mối bận tâm của mình tại biển Đông, cũng như gia tăng trừng phạt
chế tài trước các hoạt động tài chánh trái luật của Trung cộng trên toàn
cầu.
Tổng
thư ký NATO là Stoltenberg liên tục khẳng định mối quan ngại của NATO
về tình hình ở biển Đông và Nam Trung Quốc, cũng như bày tỏ thái độ phản
đối của NATO đối với các hành động bành trướng lãnh hải đơn phương của
Trung cộng đã khiến căng thẳng trong vùng gia tăng. Quan điểm này của
NATO là lý do tại sao NATO gia tăng chi phí quân sự để hiện đại hóa khá
năng tác chiến của mình trong tương lai.
Cụ
thể là NATO muốn gia tăng khả năng tác chiến của lực lượng viễn chinh
nhằm giúp các nước trong vùng biển Đông quân bình sức mạnh quân sự của
Trung cộng. Tuy vậy, Trung cộng bác bỏ mọi cáo buộc của NATO đối với
mình và không lo lắng mấy đến sức mạnh quân sự của NATO, vốn đã lộ ra
nhiều nhược điểm trong suốt thời kỳ tham chiến ở Afghannistan sau vụ
khủng bố 9/11 tại Hoa Kỳ.
Các
quan chức cấp cao của EU lặp đi lập lại mối quan ngại về hành vi coi
thuờng công pháp quốc tế của Trung cộng tại biển Đông. Chủ nghĩa bành
trướng của Trung cộng nay được NATO coi là mối đe dọa trực tiếp đối với
nền an ninh của cộng đồng Âu Châu (EU), và do đó, EU tập trung tăng
cường hợp tác quốc phòng và an ninh (hàng hải) cùng các nước trong vùng.
EU ra sức tăng cường khả năng sẵn sàng tác chiến của mình, tăng ngân
sách quân sự và ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng quốc phòng, củng cố khả
năng tác chiến vừa nhanh vừa mạnh của lực lượng viễn chinh NATO, đồng ý
với sáng kiến của Pháp là tạo ra khả năng can thiệp quân sự viễn chinh
vừa nhanh vừa mạnh.
Để
khiến thái độ và mối bận tâm ngày càng tăng của châu Âu trước chủ nghĩa
bành trướng của Trung cộng tại biển Đông được tôn trọng, vào tháng Ba,
Pháp đã gửi HKMH chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle cùng
một nhóm chiến đấu gồm ba tàu khu trục, tàu ngầm và tàu tiếp tế vào khu
vực này.
Trung
cộng hiện đang phải đối mặt với một liên minh vừa đoàn kết, vừa tiếp
tục lớn mạnh do càng ngày càng có nhiều quốc gia tham dự với cam kết
cùng quyết tâm duy trì tự do hàng hải trên thế giới.
Khi
sự hiếu chiến trên biển và thái độ hù dọa chính trị của Trung cộng trở
nên khốc liệt hơn, các nước Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam bắt
đầu yêu cầu thế giới giúp đỡ.
Chính
phủ Philippines thời Duterte chính thức yêu cầu sự hỗ trợ của Hoa Kỳ
theo dựa trên các nguyên tác của Hiệp ước phòng thủ Hổ tương. Vào năm
1994 và một lần nữa vào năm 2012, các nhà lãnh đạo Philippines đã bàng
hoàng khi thấy chính phủ Hoa Kỳ khoanh tay đứng ngó lãnh hãi Phi bị
Trung cộng lấn chiếm mà không làm gì cả theo tinh thần của hiệp ước Hỗ
Tương này. Tuy nhiên, khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố vào
ngày 1 tháng 3 năm 2019, rằng bất kỳ cuộc tấn công hay khiêu khích vũ
trang nào vào lực lượng, máy bay hoặc tàu của Philippines ở Biển Đông
thì Hoa Kỳ sẽ can thiệp trả đũa dựa theo điều IV của Hiệp ước phòng thủ
Hỗ Tương giữa Hoa Kỳ và Phi; rõ ràng, giới cố vấn an ninh quốc gia mới
(xung quanh Trump) đã thấy được tầm quan trọng trong việc cũng cố (niềm
tin) liên minh mà trong quá khứ, điều này bị xem nhẹ. Hải quân Hoa Kỳ đã
nhanh chóng gia tăng sự hiện diện của mình tại vùng biển đặc quyền kinh
tế thuộc Philippines trong thời gian gần đây.
Trong
một động thái khác nhằm cũng cố sức mạnh liên minh, Hạm đội Thái Bình
Dương Hoa Kỳ và Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản Nhật Bản đã mở rộng
các hoạt động hỗn hợp giữa HKMH, tàu ngầm và các vụ bay tuần tra tấn
công. Hành động này của Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gửi một tín hiệu rõ ràng
đến Bắc Kinh rằng biển Đông vẫn là tài sản chung của cộng đồng thế giới,
chứ không phải là hồ cá ao vườn của Trung cộng và biển Đông sẽ không
phải là nơi hoạt động an toàn cho lực lượng tàu ngầm trang bị hỏa tiễn
đạn đạo của mình như Trung cộng lầm tưởng. Các cuộc tập trận chung này
đã khiến nhiều quốc gia trong vùng, vốn trước giờ vẫn sợ hãi Bắc Kinh
nay lên tinh thần, đoàn kết phản đối chống lại sự hiếu chiến của Trung
cộng.
Trong
khi đó, Canberra (thủ đô Úc) kêu gọi giải quyết hòa bình trước tình
hình ngày càng căng thẳng, nhưng vẫn khẳng định rằng Úc sẽ không ngồi
yên khoanh tay ngó Trung cộng bành trướng khắp Biển Đông. Máy bay trinh
thám P-8A Poseidon của Không quân Úc bay tuần tra biển mỗi ngày theo
chiến lược “Operation Gateway”, tạm gọi là chiến dịch “Giữ Cửa”. Tỏ thái
độ cương quyết hơn, Úc bắt đầu công khai hình ảnh hoạt động Hải quân
trái phép cũng như chỉ trích các hoạt động trái phép này của Trung cộng
tại vùng biển Đông.
Ấn
Độ, ngày càng lo ngại về việc Trung cộng mở rộng ảnh hưởng ra Ấn Độ
Dương, đã tăng cường hợp tác Hải quân với các cường quốc trong vùng như:
Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Bốn quốc gia này bắt đầu lên kế hoạch liên kết
cho các hoạt động quân sự hàng hải của mình.
Năm 2020: Đối đầu- Dằn mặt và Chiến tranh
Trung
cộng vẫn thường tiết lộ thông tin cho thấy rằng Tập Cận Bình đã ra lệnh
cho quân đội phải ở tư thế sẵn sàng để chuẩn bị tiến chiếm Đài Loan
bằng vũ lực vào năm 2020. Cũng dựa trên các nguồn thông tin này, họ Tập
cũng ra lệnh kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, quân đội Trung cộng phải đủ
khả năng khống chế toàn bộ biển Đông. Hai mục tiêu tiến chiếm Đài Loan
và biển Đông được họ Tập nêu lên như hai mục tiêu chiến lược hàng đầu,
liên hệ chặt chẽ cho sức mạnh quốc phòng Trung cộng. Cũng theo các nguồn
này, Biển Đông sẽ là mục tiêu bị Trung cộng tiến chiếm trước.
Họ
Tập đã ra lệnh là sau ngày 21 tháng 1 năm 2020, năm tàu nạo vét xây
dựng đảo lớn từ đảo Hải Nam phải được triển khai , cùng với các tàu và
thiết bị phụ trợ liên quan đến việc xây dựng đảo nhân tạo tại biển Đông
trước đó đến vùng biển đảo Hoàng Nham, cách đảo Luzon của Phi 124 dăm,
vốn là vùng biển mà Phi tuyên bố chủ quyền nhưng trên thực tế đã bị
Trung cộng chiếm đóng trái phép kể từ năm 2012. Hoa Kỳ và các cơ quan
tình báo của các nước khác cách nhanh chóng phát hiện sự di chuyển thiết
bị và Hải quân của Trung cộng tiến đến vùng này.
Một
hòn đảo nhân tạo tại bãi cạn Hoàng Nham sẽ giúp cho quân đội Trung cộng
lập căn cứ quân sự cho Không quân và Hải quân để chắn ngang đường hải
lộ của Hoa Kỳ đi cào eo biển Ba Sĩ. Ngoài ra, căn cứ này cũng sẽ tạo
điều kiện cho Trung cộng tấn công Đài Loan từ phía Nam công phía nam
(*).
Đáp
lại, vào cuối ngày 24 tháng Giêng, Hoa Kỳ và Phi đã đồng ý cùng nhau
tăng cường sự hiện diện quân sự xung quanh vùng biển Hoàng Nham. Bộ Tư
lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương mới của Hoa Kỳ đã đưa ra hàng loạt các hành
động chuẩn bị, bao gồm cả việc ra lệnh cho lực lượng Hạm đội VII của Hoa
Kỳ hiện diện thường trực cách mười hai hải lý vùng biển này.
Hiện
nay, Trung cộng đã cho tràn vào hàng trăm tàu đánh cá, tàu Cảnh sát
biển và tàu Dân quân biển vào vùng này tương tự như vào cuối năm 2018
khi muốn ngăn chặn Phi cũng cố đảo. Trung cộng làm như vậy vừa nhằm đe
dọa các nước nhỏ trong vùng, vừa khiến Hải quân các nước trong liên minh
lúng túng không thể hành động vì các tàu tràn vào của Trung cộng vẫn
được coi là tàu dân sự (**), các chiến hạm Hải quân không thể nổ súng
vào tàu dân sự nên buộc phải rút ra khỏi vùng tranh chấp. Trong một cuộc
đối đầu quân sự, các tàu đánh cá dân sự xen kẽ tàu tuần tra nhỏ dễ gây
bối rối và đánh lạc hướng giới chỉ huy Hải quân liên minh, nhưng lại đủ
khả năng cung cấp hay báo cáo liên tục tình hình tại chổ cũng như cùng
cấp thông tin tọa độ của các chiến hạm Hoa Kỳ về cho Hải quân Trung
cộng, giúp hỏa lực của Trung cộng thêm chính xác khi cần khai hỏa.
Vào
ngày 26 tháng 1, Trung cộng đã tuyên bố thiết lập vùng Kiểm Soát Không
Phận ở biển Đông và một lực lượng Không -Hải quân đảm trách trách nhiệm
bảo vệ không phận này bao gồm một HKMH, mười lăm chiến hạm và mười tàu
ngầm tấn công hiện diện thuờng trực ở phía nam từ đảo Hải Nam. Đồng
thời, Không quân Trung cộng cũng đã đều chiến đấu cơ và oanh tạc cơ đến
Hải Nam và các căn cứ dọc theo bờ biển phía đông nam của mình, bao gồm
nhiều phi đội Su-27 và FB-7, có khả năng tấn công trên biển. Lực lượng
hỏa tiễn với nhiều trung đoàn hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn và tầm trung từ
lục địa đối diện Đài Loan ở phía đông nam Trung cộng cũng được đặt trong
tình trạng sẵn sàng tác chiến.
Theo
yêu cầu của Bắc Kinh, các lực lượng Hải quân và Không quân Nga ở Quân
khu Viễn Đông được đặt trong tình trạng báo động cao độ. Bắc Kinh và
Liên bang Nga đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự với quy mô lớn và
tinh vi xuyên suốt gần một thập kỷ qua. Trung Quốc hy vọng Nga nhận thấy
sự tham gia quân sự của Nga có thể sẽ khiến Hoa Kỳ chùn tay khi tham
chiến tại biển Đông. Mặc dù Nga đã gửi tin ngầm nhắn tới Hoa Thịnh Đốn
là họ sẽ không tham gia hay vào dự vào phe nào trong cuộc chiến tại biển
Đông, Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng đã bắt đầu kế hoạch dự phòng trường hợp
Nga có dự phần tham chiến.
Khắp
nơi trên toàn cầu, thông qua tổ chức “Mặt trận thống nhất” hiện diện ở
các thành phố lớn, Bắc Kinh đã cho giật dây tổ chức các cuộc biểu tình
rầm rộ kêu gọi phản chiến vì hòa bình. Đồng thời, Bắc Kinh đã đẩy mạnh
các cuộc tấn công mạng cũng như các hoạt động phá hoại mạng khác tại các
quốc gia liên minh đối đầu với mình nhằm gây khó khăn hay cản trở các
hoạt động Hải quân của những quốc gia này tại biển Đông.
Nhưng
các chiến dịch các biện pháp răn đe hù dọa áp lực chính trị của Bắc
Kinh đã thất bại. Hoa Thịnh Đốn đã từ bỏ chính sách xoa dịu hợp tác kéo
dài gần bốn thập kỷ qua đối với Trung cộng, quyết tâm chuẩn bị cho cuộc
đối đầu quân sự.
Đối
với Hải quân và Không quân Nhật Bản, Hoa Kỳ giao cho Nhật Bản phải ở
trong tình trạng sẵn sàng tác chiến thường trực. Máy bay tiêm kích đã
được triển khai tới khu vực và các chiến hạm đã được điều động đến phía
nam quần đảo Ryukyu của Nhật. Các lực lượng bộ binh Nhật cũng được đưa
đến khu vực Nansei Shoto, và được trang bị hỏa tiễn chống hạm.
Nhận
thức rõ mối đe dọa từ Trung cộng ở biển Đông đối với mình, Đài Bắc đã
đặt lực lượng vũ trang của mình vào tình trạng báo động khẩn cấp, và bắt
đầu có những chuẩn bị cho dân sự phòng thủ.
HKMH
tán công USS Ronald Reagan, đã đi về phía đông Okinawa với một nhóm
chiến hạm hộ tống và một nhóm HKMH thứ hai đã ra khơi từ San Diego. Hai
phi đội oanh kích cơ tàng hình F-22 đã được triển khai tới Thái Bình
Dương, một phi đội đến căn cứ không quân Kadena ở Okinawa và chiếc còn
lại tới đảo Guam. Cùng lúc này, oanh tạc cơ B-2 được triển khai tới đảo
Guam.
Thủy
quân lục chiến Hoa Kỳ đã nhanh chóng thiết lập một loạt các tiền đồn
trên các đảo nhỏ và bắt tay vào tập luyện đổ bộ trải rộng khắp khu vực.
Được trang bị hỏa tiễn phòng không và chống hạm tầm xa, Thủy quân lục
chiến sẽ đóng góp đáng kể vào việc phá vỡ chiến lược sự vây hãm và phong
tỏa tại biển Đông của Trung cộng. Bộ binh Hoa Kỳ cũng bắt đầu được điều
động đến vùng biển Đông trải dài khắp các căn cứ của Hoa Kỳ đến Nhật
Bản.
Vào
ngày 28 tháng Giêng, Bắc Kinh đã tuyên bố toàn bộ các Vùng Kinh tế Độc
quyền ven biển (EEZs) tại biển Đông là khu vực thuộc Trung cộng và quân
đội nước ngoài không được quyền xâm nhập, cũng như đồng thời xác định
tất cả không gian biển theo Bản đồ Lưỡi Bò là thuộc chủ quyền của mình
và không cho phép phi cơ nước ngoài lai vãng, không có trường hợp ngoại
lệ nào được cho phép phi cơ bay ngang.
Vào
ngày 29 tháng Giêng, quân đội Trung cộng đã bắt đầu lặp lại màn video
game chiến sự về sự kiện đối đầu giữa chiến hạm Lan Châu của Trung cộng
và chiến hạm USS Decatur của Hoa Kỳ vào ngày 30 tháng 9 năm 2018. Không
còn có ảo tưởng hay nghi ngờ gì nữa, Bắc Kinh đã biết rõ: sẽ có nổ súng
và thương vong khi đe dọa liên minh đi vào biển Đông.
Nhưng
họ Tập và giới lãnh đạo chóp bu bao xung quanh minh tin tưởng rằng Hoa
Kỳ sẽ run chân tháo lui như đã xảy ra trong quá khứ. Trong trường hợp
xấu tệ, xung đột xảy ra, Trung cộng tự tin rằng lực lượng của họ sẽ đủ
khả năng đánh bại lực lượng liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Không
ai trong Bộ Chính trị bị ám ảnh bởi những gì xảy ra khiến thế chiến thứ
Nhất bùng nổ, làm gần hai mươi hai triệu người chết, dẫn đến các đế chế
Áo-Hung, Nga, Đức và Ottoman tan vỡ.
Giống
như vụ ám sát khiến Thế chiến I bùng nổ, nguyên cớ khiến cuộc chiến ở
biển Đông bùng nổ cũng sẽ rất nhỏ nhoi, nhưng diễn biến và hậu quả cũng
sẽ khốc liệt dữ dội không kém:
Một
tàu đánh cá treo cờ Trung cộng, với một tàu hộ tống của Lực lượng (quân
dân) bảo vệ bờ biển , đã bám theo chiến hạm tuần dương USS
Chancellorsville có trang bị hỏa tiễn. Bất chấp loa phóng thanh từ chiến
hạm Chancellorsville liên tục cảnh báo rằng đang có nguy cơ va chạm,
hai tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục trực tiếp hướng về chiến hạm Hoa Kỳ.
Sau
khi cố gắng tìm đủ mọi cách để né tranh va chạm mà không thành, chiến
hạm Chancellorsville đã bắn bốn phát súng cảnh cáo từ khẩu đại bác 5ly
phía trước mũi.
Chỉ
trong vài phút, tàu khu trang bị hỏa tiển Lan Châu (DDG-170), hoạt động
cách đó 100nm tính theo đường chim bay, đã bắn một loạt bốn tên lửa
hành trình chống hạm tầm xa YJ-62.
Thế là, Trung cộng bắt đầu cuộc chiến tranh giành Biển Đông.
NATO
ngay lập tức viện dẫn Điều 5 của Hiệp ước Washington và lập tức điều
đồng lực lượng của mình tới Biển Đông và Biển Hoa Đông để hỗ trợ đồng
minh. EU cũng nhanh chóng tham gia, khởi xướng các cuộc tham vấn để kêu
gọi các nước Âu châu tham chiến để bảo vệ, chống lại sự xâm lược của
Trung Quốc theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu tại các vùng lãnh thổ Pháp
Châu Á-Thái Bình Dương.
Trên
toàn cầu, các quốc gia đều hy vọng rằng họ sẽ không bao giờ phải lựa
chọn phe trong cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung cộng, cuối cùng rồi đã
đến lúc buộc phải quyết định chọn phe.
Trung cộng đã khởi màn cho cuộc thế chiến thứ Ba.
Tác giả: Giáo sư Kerry K. Gershaneck và Thuyền trưởng Hải quân James E. Fanell
Nguyên bản tiếng Anh tại đây
Nguyễn Trọng Dân lược dịch
————————————————-
Ghi chú
(*)
Đài Loan hiện nay hoàn toàn đang rơi vào tình thế bị Trung cộng bao vây
phong tỏa tứ bề, nhất là sau khi nếu Trung cộng kiểm soát được vùng
biển mặt Nam của Đài Loan, cực bắc của Phi
(**)
Có nguồn tin nhận được Hoa Kỳ tiên lễ hậu binh, vừa ra thông báo kể từ
nay, tất cả tàu Dân quân biển của Trung cộng sẽ được Hải quân Hoa Kỳ coi
như là tàu chiến. Nếu đúng là như vậy, nếu các tàu này tiếp tục lao
thẳng vào chiến hạm Hoa Kỳ thì hành động này mang tính quốc gia, đồng
nghĩa với công khai khiêu chiến. Hải quân Hoa Kỳ có quyền khai hỏa.
Giáo
sư Kerry K. Gershaneck đang giảng dạy tại Viện nghiên cứu Đông Á, Đại
học Quốc gia Chengchi, Đài Bắc, Đài Loan. Ông là cựu sĩ quan Thủy quân
Lục chiến Hoa Kỳ, từng giảng dạy tại Học viện Quân sự Hoàng gia
Chulachomklao ở Thái Lan, và là Chuyên viên cao cấp của Diễn đàn Thái
Bình Dương thuộc tổ chức CSIS.
Thuyền
trưởng Hải quân về hưu James E. Fanell, là Uỷ viên của Chính phủ Hoa Kỳ
tại Trung tâm Chính sách An ninh Geneva, Thụy Sĩ. Ông từng là Trưởng
phòng Tình báo cho Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ và Hạm đội VII Hoa Kỳ.
(Đàn Chim Việt)
Không có nhận xét nào