Hôm qua có đọc bài báo trong nước nội
dung đại khái “không giới hạn tuổi cho lãnh đạo cao cấp”. Chưa kịp copy
thì bài đã “hạ” xuống. Thấy gì?
Thấy
là đang CSVN đã “hết” người “tài”. Ông Trọng và thế hệ của ông “đi
xuống” là không còn ai hết. Tầm “khả năng” thì “cá đối bằng đầu”, ai
cũng xuất thân từ “con cháu các cụ”, không ai phục ai. Còn về “công
lao”, lớp “đánh Pháp” hầu hết đã “lên bàn thờ”. Lớp “đuổi Mỹ” hầu như
tất cả đã tới tuổi về hưu. Bây giờ đi tìm một lãnh đạo trẻ “có tài có
đức”, tiêu chuẩn ông Trọng đưa ra, một đảng 4 triệu người rà xét hết
không thấy ai. Những “hạt giống đỏ” tiêu biểu hoặc bị “hạ bệ”, hoặc đang
chuẩn bị “đút lò”. Thế hệ cha ông đổ máu “đánh Mỹ”. Thế hệ con cháu qua
Mỹ học hành, về nước trở thành “vật nghi kỵ” dưới mắt của các đồng chí
khác. Đổ máu đánh Mỹ đâu phải bây giờ để cho đám đầu óc nhồi nhét văn
hóa Mỹ lên lãnh đạo?
Bịnh
tình ông Trọng chưa biết ra sao, rõ ràng đảng CSVN lâm vào nạn “khủng
hoảng nhân sự lãnh đạo”. Tiếp tục xem “sức khỏe lãnh đạo” là “bí mật
quốc gia” thì đất nước không lâu sẽ lâm vào tình trạng “sứ quân”. Không
ai phục ai, địa phương quay lưng với trung ương, mỗi tỉnh trở thành một
sứ quân. Không ai có trách nhiệm về một cái gì. Những “tập đoàn” lớn,
như EVN, PetroVN… từ từ tách khỏi sự kiểm soát của đảng, hoặc sẽ bị
“tháo gỡ” bán cho tập đoàn nước ngoài, hoặc bị gậm nhấm từng phần, rốt
cục để lại cho dân cục nợ. Trong khi thị trường nội địa thì “mở cửa
rộng”, tài phiệt nước ngoài như những con cọp đói hung hăng chen vào. Họ
đặt lại luật lệ, “nhân danh kinh tế thị trường”, nuốt gọn mọi doanh
nghiệp tư nhân.
Thông
tin về “nâng tuổi” về hưu cho các bộ cấp cao là một giải pháp tạm bợ.
Nhìn lớp lãnh đạo cũ, ai có đủ uy tín và phong độ để đem lại “trật tự”
trong đảng? Đây là câu hỏi dành cho cán bộ đảng viên.
VN
hôm nay đang đứng trước một khúc quanh nguy hiểm. Từ ba thập niên, VN
rập khuôn mô hình phát triển của TQ. TQ thành công bao nhiêu tì VN thất
bại bấy nhiêu.
Nhìn
cuộc chiến tranh thương mãi giữa Mỹ và TQ, ta thấy TQ đang tìm mọi cách
để bảo vệ lớp tài phiệt và các xí nghiệp của họ, bất kể tư nhân hay của
nhà nước. Mỹ dùng sức mạnh kinh tế buộc TQ phải “tuân thủ luật chơi”
của “kinh tế thị trường”. Nhưng đã hơn 40 năm nay TQ sử dụng “xã hội chủ
nghĩa” để “củng cố” cho lớp tài phiệt, xí nghiệp tư lẫn công của họ.
“Xã hội chủ nghĩa” kiểu TQ là gì? Là huy động mọi tiềm năng và quyền lực
quốc gia để đào tạo nhân sự và xây dựng những xí nghiệp, tập đoàn… về
khoa học, về kinh tế, về quân sự… TQ “bảo hộ” hàng hóa của họ, bảo hộ và
khuyến khích xí nghiệp TQ “ăn cắp” công nghệ của các xí nghiệp nước
ngoài. Có thể đã đến lúc các tập đoàn xí nghiệp và tài phiệt của TQ dư
sức lên đấu trường “đấu” tay ngang, không cần nhà nước trợ sức như
trước, với các tập đoàn kinh tế của các nước khác trên thế giới. Nhưng
TQ vẫn cò kè bớt một thêm hai với Mỹ, mục đích bảo vệ quyền lợi doanh
nghiệp của họ trước khi ký kết một hiệp ước với Mỹ.
VN
thất bại vì đã phung phí tiềm năng của đất nước trong khi quyền lực
quốc gia thì bị lạm dụng. Kinh tế quốc gia trở thành “sân chơi” của các
nhóm liên minh “quyền-tiền”. Thị trường “béo bở” của đất nước lần hồi
lọt vào tay tài phiệt nước ngoài. Tài phiệt VN lẩn quẩn với địa ốc.
Những tháng sau này rộ lên phong trào hô hào “kinh tế thị trường”. Mà
nói đến “kinh tế thị trường” là nói đến doanh nghiệp tư nhân. Từ 30 năm
nay doanh nghiệp tư nhân “ngóc đầu không nổi”, VN mọi thứ đều làm ngược
với TQ.
Xem
ra VN không còn thời gian để củng cố “nội lực” của mình (như TQ). VN
nhập vào “kinh tế thị trường” như con tàu mong manh đi “ra biển lớn”. VN
đã mất trọn 44 năm, nếu tính từ 1975. Bây giờ lại thêm khủng hoảng lãnh
đạo.
Theo
tôi, ngay cả việc “dân chủ hóa” đất nước để tránh việc lạm dụng quyền
lực xem ra cũng đã trễ. Nhưng dầu sao nó vẫn là một giải pháp tốt nhứt
trong dài hạn.
Trương Nhân Tuấn
(FB Trương Nhân Tuấn)
Không có nhận xét nào