Trung Quốc lần đầu tiên công bố những gì họ muốn từ Mỹ để đi đến một thỏa thuận kết thúc cuộc chiến thương mại song phương...
Trung Quốc lần đầu tiên công bố những gì họ muốn từ Mỹ để đi đến một thỏa thuận kết thúc cuộc chiến thương mại song phương. Điều kiện của Bắc Kinh cho thấy rõ những khác biệt sâu sắc còn tồn tại giữa hai phía.
Theo hãng tin Bloomberg, trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông nhà nước Trung Quốc sau khi kết thúc hai ngày đàm phán ở Washington hôm thứ Sáu, Phó thủ tướng Lưu Hạc, nhà đàm phán thương mại cấp cao nhất của nước này, đã đưa ra ba điệu kiện cụ thể.
Ông Lưu nói rằng để đạt một thỏa thuận thương mại, Mỹ phải dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan bổ sung áp lên hàng hóa Trung Quốc; đặt ra mục tiêu cho việc Trung Quốc mua thêm hàng hóa Mỹ phù hợp với nhu cầu thực tế; và đảm bảo rằng nội dung của thỏa thuận là "cân bằng" để đảm bảo "phẩm giá" của cả hai dân tộc.
Những điều kiện mà ông Lưu Hạc đưa ra cho thấy còn nhiều việc phải làm trước khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đạt một thỏa thuận thương mại. Trong khi đó, vào hôm thứ Sáu, chính quyền Tổng thống Donald Trump cho Trung Quốc thời gian 1 tháng để ký một thỏa thuận thương mại, nếu không sẽ bị áp thuế trừng phạt lên toàn bộ hàng hóa mà nước này xuất khẩu sang Mỹ.
Ông Lưu Hạc cho biết hai bên đã nhất trí tiếp tục đàm phán, phủ nhận ý kiến cho rằng đàm phán đã đổ vỡ.
Sau khi Mỹ tăng thuế quan trừng phạt từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc hôm thứ Sáu, Trung Quốc đã thề trả đũa. Tuy nhiên, đến hiện tại, Bắc Kinh vẫn chưa công bố các biện pháp đáp trả.
Bài trả lời phỏng vấn của Phó thủ tướng Trung Quốc hé lộ một số bất đồng mới trên bàn đàm phán. Mấy ngày qua, phía Mỹ cáo buộc Trung Quốc rút lại cam kết về điều chỉnh luật pháp trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và các vấn đề khác. Trong khi đó, ông Lưu Hạc nói rằng phía Mỹ đòi Trung Quốc gia tăng cam kết mua thêm hàng hóa Mỹ so với con số đã nhất trí ban đầu.
Ông Lưu Hạc cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ông Trump đã đạt đồng thuận ban đầu "về một con số" khi hai nhà lãnh đạo gặp tại Argentina hồi tháng 12 năm ngoái. "Đó là một vấn đề rất nghiêm túc và không thể dễ dàng thay đổi", ông Lưu Hạc nói.
Theo một bài bình luận được hãng thông tấn Tân Hoa Xã đăng tải, lượng hàng mà Trung Quốc mua thêm của Mỹ để cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước phải "phù hợp với thực tế".
Trong khi Trung Quốc muốn dỡ toàn bộ thuế quan bổ sung mà hai nước đã áp lên hàng hóa của nhau từ năm ngoái như một điều kiện để đi đến thỏa thuận, Mỹ lại muốn duy trì một số thuế quan để làm cơ chế chủ chốt đảm bảo thỏa thuận được thực thi.
Trong một tuyên bố vào cuối ngày thứ Sáu, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) nói rằng vào ngày thứ Hai tuần tới, Washington sẽ công bố chi tiết kế hoạch áp thuế quan lên thêm khoảng 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Động thái này sẽ khởi động cho việc thực thi lời đe dọa mà ông Trump đưa ra vào cuối tuần trước.
Theo đánh giá của Bloomberg, bài trả lời phỏng vấn của ông Lưu Hạc cho thấy Trung Quốc muốn một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung, nếu có, không bị nhìn nhận là làm suy yếu chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi đó, nếu Trung Quốc đáp ứng đúng yêu cầu của Mỹ về điều chỉnh luật, thì nhu cầu này của Trung Quốc không thể đảm bảo.
An Huy
Mỹ và Trung Quốc còn nhiều bất đồng phải giải quyết để có thể đi đến một thỏa thuận thương mại - Ảnh: Reuters. |
Theo hãng tin Bloomberg, trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông nhà nước Trung Quốc sau khi kết thúc hai ngày đàm phán ở Washington hôm thứ Sáu, Phó thủ tướng Lưu Hạc, nhà đàm phán thương mại cấp cao nhất của nước này, đã đưa ra ba điệu kiện cụ thể.
Ông Lưu nói rằng để đạt một thỏa thuận thương mại, Mỹ phải dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan bổ sung áp lên hàng hóa Trung Quốc; đặt ra mục tiêu cho việc Trung Quốc mua thêm hàng hóa Mỹ phù hợp với nhu cầu thực tế; và đảm bảo rằng nội dung của thỏa thuận là "cân bằng" để đảm bảo "phẩm giá" của cả hai dân tộc.
Những điều kiện mà ông Lưu Hạc đưa ra cho thấy còn nhiều việc phải làm trước khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đạt một thỏa thuận thương mại. Trong khi đó, vào hôm thứ Sáu, chính quyền Tổng thống Donald Trump cho Trung Quốc thời gian 1 tháng để ký một thỏa thuận thương mại, nếu không sẽ bị áp thuế trừng phạt lên toàn bộ hàng hóa mà nước này xuất khẩu sang Mỹ.
Ông Lưu Hạc cho biết hai bên đã nhất trí tiếp tục đàm phán, phủ nhận ý kiến cho rằng đàm phán đã đổ vỡ.
Sau khi Mỹ tăng thuế quan trừng phạt từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc hôm thứ Sáu, Trung Quốc đã thề trả đũa. Tuy nhiên, đến hiện tại, Bắc Kinh vẫn chưa công bố các biện pháp đáp trả.
Bài trả lời phỏng vấn của Phó thủ tướng Trung Quốc hé lộ một số bất đồng mới trên bàn đàm phán. Mấy ngày qua, phía Mỹ cáo buộc Trung Quốc rút lại cam kết về điều chỉnh luật pháp trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và các vấn đề khác. Trong khi đó, ông Lưu Hạc nói rằng phía Mỹ đòi Trung Quốc gia tăng cam kết mua thêm hàng hóa Mỹ so với con số đã nhất trí ban đầu.
Ông Lưu Hạc cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ông Trump đã đạt đồng thuận ban đầu "về một con số" khi hai nhà lãnh đạo gặp tại Argentina hồi tháng 12 năm ngoái. "Đó là một vấn đề rất nghiêm túc và không thể dễ dàng thay đổi", ông Lưu Hạc nói.
Theo một bài bình luận được hãng thông tấn Tân Hoa Xã đăng tải, lượng hàng mà Trung Quốc mua thêm của Mỹ để cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước phải "phù hợp với thực tế".
Trong khi Trung Quốc muốn dỡ toàn bộ thuế quan bổ sung mà hai nước đã áp lên hàng hóa của nhau từ năm ngoái như một điều kiện để đi đến thỏa thuận, Mỹ lại muốn duy trì một số thuế quan để làm cơ chế chủ chốt đảm bảo thỏa thuận được thực thi.
Trong một tuyên bố vào cuối ngày thứ Sáu, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) nói rằng vào ngày thứ Hai tuần tới, Washington sẽ công bố chi tiết kế hoạch áp thuế quan lên thêm khoảng 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Động thái này sẽ khởi động cho việc thực thi lời đe dọa mà ông Trump đưa ra vào cuối tuần trước.
Theo đánh giá của Bloomberg, bài trả lời phỏng vấn của ông Lưu Hạc cho thấy Trung Quốc muốn một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung, nếu có, không bị nhìn nhận là làm suy yếu chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi đó, nếu Trung Quốc đáp ứng đúng yêu cầu của Mỹ về điều chỉnh luật, thì nhu cầu này của Trung Quốc không thể đảm bảo.
An Huy
(vneconomy.vn)
Không có nhận xét nào