TTO - Mỹ đã thêm rất nhiều điều kiện với Trung Quốc vào phút chót, như phải mở cửa hoàn toàn Internet, không bắt các công ty nước ngoài đặt cơ sở dữ liệu tại Trung Quốc và mỗi năm phải mua ít nhất 100 tỉ USD hàng hoá Mỹ.
Hai nguồn tin giấu tên của Trung Quốc, theo báo South China Morning Post (SCMP), tiết lộ Mỹ đã đưa ra các điều kiện mới một cách dồn dập vào giai đoạn cuối của quá trình đàm phán.
Hai nguồn này khẳng định nhiều yêu cầu trong số đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định chính trị và xã hội của Trung Quốc.
"Lý do chính khiến các cuộc đàm phán đổ vỡ là vì Mỹ liên tục thay đổi quan điểm của họ. Có rất nhiều yêu cầu Trung Quốc không thể đáp ứng hay nhượng bộ. Vậy là họ đổi thái độ, nói Bắc Kinh quay lưng với họ", một nguồn tin của báo SCMP tiết lộ.
Chẳng hạn, Washington yêu cầu Bắc Kinh mở cửa hoàn toàn mạng Internet của mình và nới lỏng các biện pháp kiểm soát hay yêu cầu các công ty điện toán đám mây nước ngoài phải đặt cơ sở dữ liệu tại Trung Quốc.
"Trung Quốc chỉ có thể đồng ý mở Internet có chọn lọc một số khu vực. Nhưng một mạng Internet hoàn toàn mở là không thể", nguồn tin của báo SCMP khẳng định.
Một "yêu sách" gây tranh cãi khác đó là Mỹ buộc Trung Quốc phải mua mỗi năm ít nhất 100 tỉ USD hàng hóa của nước này. "Chuyện đó không thể hiện thực hóa ngay lập tức được", quan chức Trung Quốc giấu tên khẳng định.
Vị này cho rằng trong bối cảnh Mỹ đang cấm việc bán sản phẩm công nghệ cao tới Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ có rất ít sự lựa chọn khi muốn mua hàng Mỹ, ngoại trừ nông sản và nhiên liệu hóa lỏng.
Quan trọng nhất, phía Mỹ muốn có một cơ chế giám sát việc thực thi các điều khoản, và Washington sẽ có quyền áp thuế bổ sung với Trung Quốc nếu không hài lòng với cách thực thi của Bắc Kinh. Một số điều luật quốc gia Trung Quốc cũng phải viết lại để đáp ứng yêu cầu của Mỹ.
"Các yêu cầu này là không thể chấp nhận được với Trung Quốc. Muốn có một thỏa thuận, bên này phải nhìn thấy bên kia đang như thế nào. Người Mỹ phải hiểu rằng cần có thời gian để Trung Quốc thay đổi. Nếu họ từ chối chấp nhận hay không hiểu điều này và yêu cầu thay đổi ngay lập tức, không còn cách nào để Trung Quốc có thể tiếp tục ngồi nói chuyện với họ", nguồn tin của SCMP nhấn mạnh.
Một nguồn tin khác của SCMP đã kể về một tình tiết mang tính dự báo về sự đổ vỡ của các cuộc đàm phán.
Đó là vào ngày 30-4, khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đưa ra một yêu cầu đặc biệt với các nhà đàm phán Mỹ đang có mặt tại Bắc Kinh. Ông Lưu, cánh tay phải của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, muốn gặp riêng Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer.
Cả ba sau đó bước ra ngoài cùng với một phiên dịch viên người Trung Quốc, tiến vào một căn phòng và chỉ trở ra hơn một tiếng sau đó. Không ai nở một nụ cười, không một trợ lý nào nhận được chỉ thị mới. Các quan chức thấy sắc mặt của ông Lưu nhưng chẳng ai dám hỏi chuyện gì đã diễn ra.
Năm ngày sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump lên Twitter tuyên bố sẽ tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc. Tất cả mọi người đều thấy sốc.
Bắc Kinh chưa bao giờ lên tiếng chính thức về nguyên nhân khiến các cuộc đàm phán với Mỹ thất bại, vào thời điểm mà nhiều người tin rằng hai nước sắp sửa đạt được một thỏa thuận chấm dứt cuộc thương chiến tốn kém tiền của và giấy mực.
Nhưng chính quyền Mỹ thì ngược lại. Các quan chức Mỹ, kể cả Tổng thống Donald Trump, đều đổ lỗi cho việc Bắc Kinh đã lật lọng vào giờ chót, đòi đàm phán lại những điều khoản hai bên đã nhất trí xong sau 10 vòng đàm phán.
"Bắc Kinh sau đó cáo buộc đây là những lời nói dối trắng trợn và cố tình gây hoang mang của Washington. Tuy nhiên chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ kể cho công chúng nghe câu chuyện theo phía mình", báo SCMP viết ngày 28-5.
Bài viết này, không hiểu vì lý do gì đã bị "chôn" sâu vào trong sau khi xuất hiện trên mặt trang tối cùng ngày.
Trong khi đó, có vẻ ông Trump vẫn tìm cách chơi đòn nhấp nhả. Phát biểu với báo giới ở thủ đô Tokyo ngày 27-5, khi đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản, ông Trump lại bày tỏ tin tưởng Mỹ và Trung Quốc sẽ có một thỏa thuận thương mại lớn trong tương lai và Washington trông đợi điều này sẽ xảy ra.
Ngay lập tức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng khẳng định bất kỳ cuộc đàm phán thương mại nào với Mỹ đều phải dựa trên "sự tôn trọng lẫn nhau" và bình đẳng.
Theo ông Lục, Bắc Kinh luôn cho rằng bất kỳ mâu thuẫn nào giữa hai nước cũng cần phải được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán và tham vấn hữu nghị.
BẢO DUY
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (trái) cùng Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer trong cuộc đàm phán ngày 10-5 - Ảnh: REUTERS |
Hai nguồn tin giấu tên của Trung Quốc, theo báo South China Morning Post (SCMP), tiết lộ Mỹ đã đưa ra các điều kiện mới một cách dồn dập vào giai đoạn cuối của quá trình đàm phán.
Hai nguồn này khẳng định nhiều yêu cầu trong số đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định chính trị và xã hội của Trung Quốc.
"Lý do chính khiến các cuộc đàm phán đổ vỡ là vì Mỹ liên tục thay đổi quan điểm của họ. Có rất nhiều yêu cầu Trung Quốc không thể đáp ứng hay nhượng bộ. Vậy là họ đổi thái độ, nói Bắc Kinh quay lưng với họ", một nguồn tin của báo SCMP tiết lộ.
Chẳng hạn, Washington yêu cầu Bắc Kinh mở cửa hoàn toàn mạng Internet của mình và nới lỏng các biện pháp kiểm soát hay yêu cầu các công ty điện toán đám mây nước ngoài phải đặt cơ sở dữ liệu tại Trung Quốc.
"Trung Quốc chỉ có thể đồng ý mở Internet có chọn lọc một số khu vực. Nhưng một mạng Internet hoàn toàn mở là không thể", nguồn tin của báo SCMP khẳng định.
Một "yêu sách" gây tranh cãi khác đó là Mỹ buộc Trung Quốc phải mua mỗi năm ít nhất 100 tỉ USD hàng hóa của nước này. "Chuyện đó không thể hiện thực hóa ngay lập tức được", quan chức Trung Quốc giấu tên khẳng định.
Vị này cho rằng trong bối cảnh Mỹ đang cấm việc bán sản phẩm công nghệ cao tới Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ có rất ít sự lựa chọn khi muốn mua hàng Mỹ, ngoại trừ nông sản và nhiên liệu hóa lỏng.
Quan trọng nhất, phía Mỹ muốn có một cơ chế giám sát việc thực thi các điều khoản, và Washington sẽ có quyền áp thuế bổ sung với Trung Quốc nếu không hài lòng với cách thực thi của Bắc Kinh. Một số điều luật quốc gia Trung Quốc cũng phải viết lại để đáp ứng yêu cầu của Mỹ.
"Các yêu cầu này là không thể chấp nhận được với Trung Quốc. Muốn có một thỏa thuận, bên này phải nhìn thấy bên kia đang như thế nào. Người Mỹ phải hiểu rằng cần có thời gian để Trung Quốc thay đổi. Nếu họ từ chối chấp nhận hay không hiểu điều này và yêu cầu thay đổi ngay lập tức, không còn cách nào để Trung Quốc có thể tiếp tục ngồi nói chuyện với họ", nguồn tin của SCMP nhấn mạnh.
Một nguồn tin khác của SCMP đã kể về một tình tiết mang tính dự báo về sự đổ vỡ của các cuộc đàm phán.
Đó là vào ngày 30-4, khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đưa ra một yêu cầu đặc biệt với các nhà đàm phán Mỹ đang có mặt tại Bắc Kinh. Ông Lưu, cánh tay phải của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, muốn gặp riêng Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer.
Cả ba sau đó bước ra ngoài cùng với một phiên dịch viên người Trung Quốc, tiến vào một căn phòng và chỉ trở ra hơn một tiếng sau đó. Không ai nở một nụ cười, không một trợ lý nào nhận được chỉ thị mới. Các quan chức thấy sắc mặt của ông Lưu nhưng chẳng ai dám hỏi chuyện gì đã diễn ra.
Năm ngày sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump lên Twitter tuyên bố sẽ tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc. Tất cả mọi người đều thấy sốc.
Bắc Kinh chưa bao giờ lên tiếng chính thức về nguyên nhân khiến các cuộc đàm phán với Mỹ thất bại, vào thời điểm mà nhiều người tin rằng hai nước sắp sửa đạt được một thỏa thuận chấm dứt cuộc thương chiến tốn kém tiền của và giấy mực.
Nhưng chính quyền Mỹ thì ngược lại. Các quan chức Mỹ, kể cả Tổng thống Donald Trump, đều đổ lỗi cho việc Bắc Kinh đã lật lọng vào giờ chót, đòi đàm phán lại những điều khoản hai bên đã nhất trí xong sau 10 vòng đàm phán.
"Bắc Kinh sau đó cáo buộc đây là những lời nói dối trắng trợn và cố tình gây hoang mang của Washington. Tuy nhiên chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ kể cho công chúng nghe câu chuyện theo phía mình", báo SCMP viết ngày 28-5.
Bài viết này, không hiểu vì lý do gì đã bị "chôn" sâu vào trong sau khi xuất hiện trên mặt trang tối cùng ngày.
Trong khi đó, có vẻ ông Trump vẫn tìm cách chơi đòn nhấp nhả. Phát biểu với báo giới ở thủ đô Tokyo ngày 27-5, khi đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản, ông Trump lại bày tỏ tin tưởng Mỹ và Trung Quốc sẽ có một thỏa thuận thương mại lớn trong tương lai và Washington trông đợi điều này sẽ xảy ra.
Ngay lập tức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng khẳng định bất kỳ cuộc đàm phán thương mại nào với Mỹ đều phải dựa trên "sự tôn trọng lẫn nhau" và bình đẳng.
Theo ông Lục, Bắc Kinh luôn cho rằng bất kỳ mâu thuẫn nào giữa hai nước cũng cần phải được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán và tham vấn hữu nghị.
BẢO DUY
(tuoitre.vn)
Không có nhận xét nào