Phải khẳng định, ông Nguyễn Phú Trọng là một trong những Tổng bí thư tận tụy nhứt trong việc bảo vệ quyền lãnh đạo của Đảng CSVN và trung thành vô hạng với chủ thuyết Mác-Lê-Mao.
Dường như ông Trọng đang lâm vào cảnh “lực bất tòng tâm”. Hơn 7 năm qua từ khi nhậm chức Tổng bí thư Đảng CSVN, gần như Ông dành hết thời gian cho việc chống tham nhũng, kiện toàn, chỉnh đốn Đảng.
Cái yếu của các Tổng bí thư trước đây nói chung, ông Trọng hiện nay nói riêng là không sớm/chịu nhận ra “Lỗi hệ thống chính trị”. Theo nguyên lý “Tồn tại quyết định ý thức”. Hay nói cách khác: “Hạ tầng quyết định Thương tầng”. Ai đời, đã là Kinh tế thị trường mà còn thòng cái đuôi định hướng XHCN, lại đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN”, một mẫu hình kinh tế, chính trị tạp chủng, khiến cho Đảng CSVN không thể đứng vững trên nền không hẳn là của mình. Từ đó nạn cửa quyền, tham nhũng xuất hiện như nấm mùa mưa, từ gây bất bình đến bất mãn trong cư dân.
Thực tế cho thấy, đứng đầu các cấp, các Sở, Bộ, Ban, Ngành… từ TW cho đến địa phương có ai không phải là đảng viên và có mấy ai đã và đang tham gia cầm quyền mà không tham nhũng?. “Củi” chứa đầy các “vựa”, lò đốt hết công suất mà chưa hết “củi” bị lộ được đem về lò.
Dầu Đảng CSVN là đảng cầm quyền, nhưng đến giờ nầy, tự thân nó không thể xử lý nổi nạn tham nhũng đang lan tràn trong nội bộ, vì Đảng CSVN đã thật sự trở thành đảng tham nhũng.
Theo luật “cán bộ, công chức” và luật “bầu cử Quốc hội”, từ cấp Sở trở lên đều phải kê/công khai tài sản. Bộ chính trị Đảng CSVN còn ấn định 1.000 cán bô trung cao cấp phải kê/công khai tài sản. Vì tham nhũng nằm ngay trong bộ máy cầm quyền, chủ trương kê/công khai tài sản bị quan chức đương quyền ra mặt phản ứng. Từ đó cho thấy, tham nhũng đang chiếm thế thượng phong. Nếu tiếp tục chống khó tránh khỏi “nổ bình”.
Có phải ông Trọng “hưu chiến” với tham nhũng?
Muốn để cho cấp dưới nêu gương, 70 công dân “tên tuổi” ký vào bức thư ngõ, đề nghi Tổng Chủ Trọng kê/công khai tài sản. Không trả lời thư, 17/6/2018, khi tiếp xúc cử tri “ruột” ở Cầu Giấy, Hà Nội, ông Trọng nói đại ý: “Buộc cán bộ phải kê/công khai tài sản là đụng chạm đến quyền riêng tư nên không thể tiến hành, tay ai lỡ nhúng chàm tự gột rửa…”.
Thế là ông Trọng, người lãnh đạo tối cao, cầm đầu chống tham nhũng mà, chẳng những không chấp nhận làm gương, còn nói và làm bất nhứt, vi phạm luật kê/công khai tài sản trong quan chức?. Từ đó, khiến cho công chúng xem việc ông Trọng chống tham nhũng chỉ là giả vờ, cốt để xả nhiệt trong dân chúng và triệt hạ những phe phái đối lập với mình trong đảng cầm quyền mà thôi?!.
Trước khi lâm bịnh tai biến, ông Trọng tổ chức gặp mặt làm thân với những quan chức cấp cao đã hồi hưu, gồm cả những người có “thành tích” tham nhũng. Phải chăng đó là cuộc gặp mặt tuyên bố “hưu chiến” để bản thân được an toàn “trên xa lộ”?.
Đảng CSVN không thể chống tham nhũng: Lấy đâu ra người trong sạch để chống tham nhũng? Chẳng lẽ cử người ăn cướp xử tội kẻ ăn trộm? Để khỏi “vỡ bình”chỉ còn cách chống tham nhũng giả vờ như từng làm để xả nhiệt trong dân, chống tham nhũng thật là tự sát.
Đến nước nầy, không thể nói khác: Đảng CSVN là Đảng tham nhũng, “cha nào con nấy”, Đảng cơ cấu cán bộ “chiếc lược” chẳng qua là thay đổi số tham nhũng bị lộ ngắn hạn nầy bằng tham nhũng chưa bị lộ dài hạn khác.
Bộ ông Trọng định “rút quân” trong danh dự ?
Có lẽ xuất phát từ những bế tắc không lối thoát, tại hội nghị lần thứ 10 khóa 12 của Đảng CSVN, ông Trọng đưa ra 3 câu hỏi lạ thường, thuộc diện cấm kỵ, để thăm dò ý kiến của các thành viên trong Ban chấp hành TW Đảng CSVN:
1. Có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước hay không?
2. Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?
3. Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng CSVN hay không?
Ba câu hỏi mấu chốt nầy bình thường đối với những người được xem là “cấp tiến” và không bình thường với những người “bảo thủ” – nó là những điều cấm kỵ đối với chế độ Độc tài Đảng CS trị.
Phải chăng, trước những khó khăn, bế tắc về mọi mặt, trong đó có sức khỏe của mình, Tổng Chủ Trọng tham khảo với Chấp hành TW Đảng CSVN, xem có nên chủ động đổi mới tư duy “Cải tổ chính trị” như các Đảng CS ở Châu Âu:
1. “Có nên xóa bỏ thành phần kinh tế Nhà nước hay không?” – Tức là có nên cắt đuôi “định hướng XHCN”, không xem kinh tế Quốc doanh đóng vai trò chủ đạo của nền “kinh tế thị trường định hướng XHCN” và sửa đổi lại luật đất đai..v.v… để được thế giới công nhận VN có nền kinh tế thị trường thật sự, dễ “làm ăn” với họ hơn?.
2. “Đổi mới chính trị có phải đổi mới chế độ chính trị không?” – Tức là có nên thay đổi thể chế chính trị Độc tài Đảng CS trị bằng thể chế chính trị Dân chủ Đa nguyên… hay không ?.
3. “Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng CSVN hay không?” – Tức là nếu cắt đuôi “định hướng XHCN” và chấp nhận thể chế chính trị Dân chủ Da nguyên…, tất yếu phải sửa đổi điều lệ của Đảng CSVN ? .
Theo tôi, ông Trọng không hề “lú” mà là nhà mưu sỉ thâm sâu, lạn lách như Én lượn theo chiều gió: Trước thế lực tham nhũng tử thủ; trước bất mãn cao độ của dân chúng trong cả nước; trước diễn cảnh hàng triệu nhân dân Venezuela và nhân dân Algéria xuống đường biểu tình đòi thay đổi chế độ chính trị độc tài, tham nhũng…, ông Trọng đành phải từng bước xuống thang để giữ an toản cho bản thân và cho Đảng của mình.
Cũng có thể lắm, thắng làm vua, thua được xem là cấp tiến, ông Trọng muốn vớt cú chót để trở trở thành người hùng như Mikhail Gorbachov tiến hành Cải tổ thể chế Chính trị ở Liên Xô vào cuối thập niên 80 ?.
“Vở diễn” đang lúc cao trào, mong sao kết thúc có hậu.
Có phải ông Trọng đang “xuống thang”? |
Dường như ông Trọng đang lâm vào cảnh “lực bất tòng tâm”. Hơn 7 năm qua từ khi nhậm chức Tổng bí thư Đảng CSVN, gần như Ông dành hết thời gian cho việc chống tham nhũng, kiện toàn, chỉnh đốn Đảng.
Cái yếu của các Tổng bí thư trước đây nói chung, ông Trọng hiện nay nói riêng là không sớm/chịu nhận ra “Lỗi hệ thống chính trị”. Theo nguyên lý “Tồn tại quyết định ý thức”. Hay nói cách khác: “Hạ tầng quyết định Thương tầng”. Ai đời, đã là Kinh tế thị trường mà còn thòng cái đuôi định hướng XHCN, lại đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN”, một mẫu hình kinh tế, chính trị tạp chủng, khiến cho Đảng CSVN không thể đứng vững trên nền không hẳn là của mình. Từ đó nạn cửa quyền, tham nhũng xuất hiện như nấm mùa mưa, từ gây bất bình đến bất mãn trong cư dân.
Thực tế cho thấy, đứng đầu các cấp, các Sở, Bộ, Ban, Ngành… từ TW cho đến địa phương có ai không phải là đảng viên và có mấy ai đã và đang tham gia cầm quyền mà không tham nhũng?. “Củi” chứa đầy các “vựa”, lò đốt hết công suất mà chưa hết “củi” bị lộ được đem về lò.
Dầu Đảng CSVN là đảng cầm quyền, nhưng đến giờ nầy, tự thân nó không thể xử lý nổi nạn tham nhũng đang lan tràn trong nội bộ, vì Đảng CSVN đã thật sự trở thành đảng tham nhũng.
Theo luật “cán bộ, công chức” và luật “bầu cử Quốc hội”, từ cấp Sở trở lên đều phải kê/công khai tài sản. Bộ chính trị Đảng CSVN còn ấn định 1.000 cán bô trung cao cấp phải kê/công khai tài sản. Vì tham nhũng nằm ngay trong bộ máy cầm quyền, chủ trương kê/công khai tài sản bị quan chức đương quyền ra mặt phản ứng. Từ đó cho thấy, tham nhũng đang chiếm thế thượng phong. Nếu tiếp tục chống khó tránh khỏi “nổ bình”.
Có phải ông Trọng “hưu chiến” với tham nhũng?
Muốn để cho cấp dưới nêu gương, 70 công dân “tên tuổi” ký vào bức thư ngõ, đề nghi Tổng Chủ Trọng kê/công khai tài sản. Không trả lời thư, 17/6/2018, khi tiếp xúc cử tri “ruột” ở Cầu Giấy, Hà Nội, ông Trọng nói đại ý: “Buộc cán bộ phải kê/công khai tài sản là đụng chạm đến quyền riêng tư nên không thể tiến hành, tay ai lỡ nhúng chàm tự gột rửa…”.
Thế là ông Trọng, người lãnh đạo tối cao, cầm đầu chống tham nhũng mà, chẳng những không chấp nhận làm gương, còn nói và làm bất nhứt, vi phạm luật kê/công khai tài sản trong quan chức?. Từ đó, khiến cho công chúng xem việc ông Trọng chống tham nhũng chỉ là giả vờ, cốt để xả nhiệt trong dân chúng và triệt hạ những phe phái đối lập với mình trong đảng cầm quyền mà thôi?!.
Trước khi lâm bịnh tai biến, ông Trọng tổ chức gặp mặt làm thân với những quan chức cấp cao đã hồi hưu, gồm cả những người có “thành tích” tham nhũng. Phải chăng đó là cuộc gặp mặt tuyên bố “hưu chiến” để bản thân được an toàn “trên xa lộ”?.
Đảng CSVN không thể chống tham nhũng: Lấy đâu ra người trong sạch để chống tham nhũng? Chẳng lẽ cử người ăn cướp xử tội kẻ ăn trộm? Để khỏi “vỡ bình”chỉ còn cách chống tham nhũng giả vờ như từng làm để xả nhiệt trong dân, chống tham nhũng thật là tự sát.
Đến nước nầy, không thể nói khác: Đảng CSVN là Đảng tham nhũng, “cha nào con nấy”, Đảng cơ cấu cán bộ “chiếc lược” chẳng qua là thay đổi số tham nhũng bị lộ ngắn hạn nầy bằng tham nhũng chưa bị lộ dài hạn khác.
Bộ ông Trọng định “rút quân” trong danh dự ?
Có lẽ xuất phát từ những bế tắc không lối thoát, tại hội nghị lần thứ 10 khóa 12 của Đảng CSVN, ông Trọng đưa ra 3 câu hỏi lạ thường, thuộc diện cấm kỵ, để thăm dò ý kiến của các thành viên trong Ban chấp hành TW Đảng CSVN:
1. Có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước hay không?
2. Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?
3. Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng CSVN hay không?
Ba câu hỏi mấu chốt nầy bình thường đối với những người được xem là “cấp tiến” và không bình thường với những người “bảo thủ” – nó là những điều cấm kỵ đối với chế độ Độc tài Đảng CS trị.
Phải chăng, trước những khó khăn, bế tắc về mọi mặt, trong đó có sức khỏe của mình, Tổng Chủ Trọng tham khảo với Chấp hành TW Đảng CSVN, xem có nên chủ động đổi mới tư duy “Cải tổ chính trị” như các Đảng CS ở Châu Âu:
1. “Có nên xóa bỏ thành phần kinh tế Nhà nước hay không?” – Tức là có nên cắt đuôi “định hướng XHCN”, không xem kinh tế Quốc doanh đóng vai trò chủ đạo của nền “kinh tế thị trường định hướng XHCN” và sửa đổi lại luật đất đai..v.v… để được thế giới công nhận VN có nền kinh tế thị trường thật sự, dễ “làm ăn” với họ hơn?.
2. “Đổi mới chính trị có phải đổi mới chế độ chính trị không?” – Tức là có nên thay đổi thể chế chính trị Độc tài Đảng CS trị bằng thể chế chính trị Dân chủ Đa nguyên… hay không ?.
3. “Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng CSVN hay không?” – Tức là nếu cắt đuôi “định hướng XHCN” và chấp nhận thể chế chính trị Dân chủ Da nguyên…, tất yếu phải sửa đổi điều lệ của Đảng CSVN ? .
Theo tôi, ông Trọng không hề “lú” mà là nhà mưu sỉ thâm sâu, lạn lách như Én lượn theo chiều gió: Trước thế lực tham nhũng tử thủ; trước bất mãn cao độ của dân chúng trong cả nước; trước diễn cảnh hàng triệu nhân dân Venezuela và nhân dân Algéria xuống đường biểu tình đòi thay đổi chế độ chính trị độc tài, tham nhũng…, ông Trọng đành phải từng bước xuống thang để giữ an toản cho bản thân và cho Đảng của mình.
Cũng có thể lắm, thắng làm vua, thua được xem là cấp tiến, ông Trọng muốn vớt cú chót để trở trở thành người hùng như Mikhail Gorbachov tiến hành Cải tổ thể chế Chính trị ở Liên Xô vào cuối thập niên 80 ?.
“Vở diễn” đang lúc cao trào, mong sao kết thúc có hậu.
(viettin.de)
Không có nhận xét nào