Header Ads

  • Breaking News

    Thảm họa kinh hoàng với Israel: Hệ thống Iron Dome có thể hết đạn - Chỉ biết khóc!


    48h qua được coi là thử thách khủng khiếp nhất đối với không chỉ Quân đội và người dân Israel nói chung mà còn với cả các hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome nói riêng.
    Thảm họa kinh hoàng với Israel: Hệ thống Iron Dome có thể hết đạn - Chỉ biết khóc!

    Thử thách khủng khiếp nhất với Israel kể từ 2014

    Trong hơn 48h liên tiếp tính từ rạng sáng hôm thứ Bảy (04/05), Quân đội Israel và người dân nước này đã phải trải qua những giờ phút kinh hoàng bởi đòn tấn công bằng rocket và đạn pháo cối ồ ạt của các nhóm vũ trang Palestine bắn đi từ dải Gaza.

    Ước tính đã có khoảng hơn 600 quả rocket liên tục bắn vào lãnh thổ Israel bất kể ngày đêm, đặc biệt là trong ngày chủ Nhật. Còi báo động phòng không liên tục phát đi cảnh báo người dân Israel phải lập tức xuống hầm trú ẩn tránh đạn. Lúc nào họ cũng ở trong tình trạng căng thẳng, nửa đêm, rạng sáng, giữa trưa, đầu tối,...


    Mặc dù thương vong khá nghiêm trọng khi có tới 3 người chết, hàng chục người bị thương nhưng tình hình hình vẫn chưa phải là tồi tệ nhất đối với Israel bời họ vẫn còn có chỗ dựa là các hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome, khi các tổ hợp này tỏ ra khá hiệu quả, bắn hạ thành công nhiều quả đạn nguy hiểm.

    Tuy nhiên, đã có những thời điểm các tổ hợp Iron Dome "thần thánh" tỏ ra hụt hơi. Nguyên nhân là do:

    Thứ nhất, số lượng mục tiêu (là rocket và đạn pháo cối) bắn cấp tập từ dải Gaza là nhiều tới mức bão hòa có thể khiến các tổ hợp Iron Dome bị quá tải, không thể đánh chặn hiệu quả.

    Thực tế cho thấy có khá nhiều đạn rocket vượt qua được lưới lửa phòng không dày đặc của Israel để gây thương vong và thiệt hại về nhà cửa, công trình công cộng.

    Nhiều mục tiêu tấn công đồng thời như thế thì "Vòm Trời" cũng bó tay chứ nói gì tới "Vòm Sắt" Iron Dome.


    Thứ hai, hệ thống cảnh giới nhìn vòng và chỉ huy điều khiển của Iron Dome cũng không thần thánh tới mức xác định chính xác 100% quỹ đạo bay của các mục tiêu nguy hiểm nhất để quyết định có khai hỏa bắn chặn hay không.


    Thứ ba, với số lượng tổ hợp Iron Dome có hạn và tất nhiên số đạn dự trữ đi kèm cũng có hạn cùng với tình trạng trực chiến căng thẳng liên tục trong nhiều ngày liền sẽ khiến hiệu suất chiến đấu của cả máy móc lẫn con người (các kíp trắc thủ) cũng bị bào mòn, có lúc bị "đơ" dẫn tới để lọt lưới mục tiêu.

    Israel phải đối mặt với nguy cơ xảy ra thảm họa tồi tệ

    Như đã nói ở trên, nếu các nhóm vũ trang thánh chiến tiếp tục quyết tử bất chập mọi hậu quả để tấn công Israel bằng rocket thì dường như người Do Thái sẽ phải đối mặt với thảm họa thực sự.

    Vẫn biết Israel là bậc thầy trong nghệ thuật tác chiến tập kích đường không và phòng thủ tên lửa, nhưng nếu liên tục phải đối mặt với những đòn tấn công lúc cấp tập, lúc rả rích những không theo bất cứ quy luật nào mà các nhóm vũ trang Palestine đã thực hiện như trong mấy ngày qua thì IDF sẽ gặp nhiều khó khăn.

    Một trong những thảm họa thực sự là các hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome có thể sẽ hết đạn hoặc không đảm bảo hệ số kỹ thuật để hoạt động liên tục, cần có thời gian cho binh sĩ nghỉ ngơi và bảo dưỡng định kỳ hoặc sửa chữa các hỏng hóc phát sinh trong quá trình tác chiến.


    Nếu Iron Dome hết đạn, các bệ phóng trống không thì lúc đó dù các kíp trắc thủ có muốn đánh chặn rocket bắn từ dải Gaza cũng đành chịu, thực sự bất lực, khi đó, không cần bắn ồ ạt để Iron Dome quá tải nữa mà các nhóm vũ trang chỉ cần bắn loạt nhỏ rocket cũng đủ khiến Israel phải trả giá rất đắt.

    Tất nhiên, về lý thuyết, Israel với kinh nghiệm đầy mình sẽ không đời nào để Iron Dome hết đạn bởi đây là "hàng nhà tự trồng được" có thể liên tục sản xuất bổ sung số lượng lớn vào kho dự trữ.

    Nhưng rõ ràng việc đổi 1 quả đạn tên lửa Iron Dome tối tân trị giá hàng chục thậm chí hàng trăm nghìn USD (giá tham khảo công khai đối với 1 quả đạn Tamir của hệ thống Iron Dome này hiện nay là khoảng 100.000 USD) lấy 1 quả đạn rocket tự chế rất rẻ tiền chỉ cỡ vài trăm USD thì về lâu về dài Israel sẽ tổn hại lớn về kinh tế.

    Do vậy, trước khi đến ngưỡng xảy ra thảm họa, Israel sẽ có giải pháp, hoặc là đánh mạnh khiến các nhóm vũ trang không thể chịu nổi phải xin đàm phán ngưng bắn như thỏa thuận mới đạt được sáng nay (06/05).

    Chắc chắn giải pháp căn cơ nhất chính là đàm phán để duy trì hòa bình lâu dài với các nhóm vũ trang ở dải Gaza, nhưng điều này rất khó bởi dường như "ai đó" sẽ không muốn khu vực này lúc nào cũng yên ắng. Thực tế đã chứng minh, dải Gaza chưa bao giờ có hòa bình thực sự, nhanh thì vài tháng, lâu thì một vài năm là lại có chuyện.

    Không có nhận xét nào