Bà Phạm Thị Yến, một phật tử nổi tiếng ở chùa Ba Vàng khi thuyết
giảng “oan gia trái chủ” vụ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại, đã
làm dư luận phẫn nộ. Sau khi bị ‘trục xuất’, bà Phạm Thị Yến lại xuất hiện tại chùa Ba Vàng,
VTC đưa tin. Hôm 12/5, trong đại lễ Phật Đản, bà Yến xuất hiện, đóng
vai thành thân mẫu của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tức hoàng hậu Maya.
TS Chu Mộng Long viết: “Không chừng bà Yến sẽ phán rằng vong của hoàng hậu Maya đã nhập vào bà. Và cũng không chừng bà lại nhân danh vong của hoàng hậu Maya phán rằng, dân tộc Việt Nam chịu khổ sở, bất hạnh, bệnh tật là do nghiệp báo của kiếp trước, mau mau còn bao nhiêu tiền trong ngân khố và trong dân mang ra cúng hết cho bà, bà sẽ giải nghiệp cho“.
Báo Dân Việt có bài: Chủ tịch TP. Uông Bí nói về việc bà Phạm Thị Yến xuất hiện ở chùa Ba Vàng. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP Uông Bí, Quảng Ninh, cho biết, ngày 12/5, bà Yến có mặt tại chùa Ba Vàng, nhưng hiện nay bà Yến đang ở đâu, làm gì thì UBND TP cũng không nắm rõ: “Thỉnh thoảng bà Yến vẫn xuất hiện tại chùa. Bà Yến có mặt tại chùa Ba Vàng vào ngày hôm qua (12/5) nhưng không lưu trú qua đêm, đến tối rời khỏi chùa. Tại đây, bà Yến không thuyết giảng hay chia sẻ gì với các phật tử”.
Báo Người Lao Động đặt câu hỏi: Trụ trì chùa Ba Vàng nói gì về việc bà Phạm Thị Yến tái xuất đăng đàn thuyết giảng? Bà Yến từng bị dư luận và cả báo “lề đảng” phê phán vì đã tuyên truyền vong báo oán và nhục mạ nữ sinh giao gà bị hãm hiếp đến chết ở Điện Biên. “Vắng bóng” một thời gian, bà lại thuyết giảng ở CLB Cúc vàng – Tu tập Lục Hòa, tiếp tục thách thức dư luận. Tuy nhiên, sư Thích Trúc Thái Minh khẳng định buổi thuyết giảng online của bà Yến không phải thực hiện từ chùa Ba Vàng.
Sư Quyết và bức tranh “Đạo pháp và dân tộc”
VietNamNet dẫn lời Thượng tọa Thích Thanh Quyết lên tiếng bức tranh ‘Đạo pháp và dân tộc’ gây tranh cãi. Bài viết thừa nhận, dư luận đang bình phẩm gay gắt về bức tranh “Đạo pháp và dân tộc”, nhiều người cho rằng, màu sắc và cách sắp xếp, bố cục bức tranh không hợp lý với một bên là Phật Thích Ca Mâu Ni, một bên là ông Hồ Chí Minh và ở giữa là bánh xe chuyển pháp luân.
Sư Quyết vừa là đảng viên, vừa là đại biểu Quốc hội, Ủy viên Đối ngoại, Viện trưởng Học viện Phật giáo, Trụ trì khu di tích Yên tử, Trụ trì Chùa Phúc Khánh, nói: “Năm nay ngày sinh của Đức Phật và Chủ tịch Hồ Chí Minh lại trùng nhau, ngày 19/5. Hiếm có ngày nào như vậy, chính vì thế khi nhận được ý tưởng của Hà Huy Thanh tôi rất ủng hộ. Còn việc nhiều người nói màu sắc nham nhở tôi nghĩ chưa đúng, bản chất bức tranh là đẹp. Vì là tranh sơn mài, càng mài càng bóng, mọi người chỉ nhìn bức tranh qua ảnh chụp nên việc màu sắc không như thực tế là điều không tránh khỏi”.
Cách trả lời của sư Quyết cũng không khác gì mấy lãnh đạo ôm một loạt chức nói vòng vo khi bị truy vấn. Bức tranh phản cảm ngay từ đầu, khi đặt một hình tượng do chế độ CSVN tô vẽ ngang hàng với một biểu tượng tôn giáo có tuổi đời hàng ngàn năm.
Nhà báo Đỗ Cao Cường bình luận: “Thích Thanh Quyết ạ, thôi cứ để đầu trọc như vậy, làm quả kính đen, thêm cây đen nữa rồi đi đòi nợ thuê cho đúng nghĩa, đừng ngồi trong chùa phỉ báng đạo Phật nữa. Một thằng chuyên đi lừa đảo, sân si như ông thì làm sao hiểu được giáo lý nhà phật, đi tu là phải buông bỏ, không màng danh lợi…
Vị thế của Đức Phật đã được khẳng định từ hàng ngàn năm trước, vậy mà ngày nay bị những loại tà giáo làm nhục, chúng dám đặt một người bình thường, sinh sau đẻ muộn cách hàng ngàn năm ngồi ngang hàng với Đức Phật rồi nói cả hai đều là cứu tinh nhân loại. Đúng là cái loại bệnh hoạn, đã xấu còn xa, đã sida lại còn xông pha làm trụ trì, thật kinh tởm!”
Sau vụ bê bối ở chùa Ba Vàng, bà Phạm Thị Yến trở thành Phật mẫu Maya |
TS Chu Mộng Long viết: “Không chừng bà Yến sẽ phán rằng vong của hoàng hậu Maya đã nhập vào bà. Và cũng không chừng bà lại nhân danh vong của hoàng hậu Maya phán rằng, dân tộc Việt Nam chịu khổ sở, bất hạnh, bệnh tật là do nghiệp báo của kiếp trước, mau mau còn bao nhiêu tiền trong ngân khố và trong dân mang ra cúng hết cho bà, bà sẽ giải nghiệp cho“.
Báo Dân Việt có bài: Chủ tịch TP. Uông Bí nói về việc bà Phạm Thị Yến xuất hiện ở chùa Ba Vàng. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP Uông Bí, Quảng Ninh, cho biết, ngày 12/5, bà Yến có mặt tại chùa Ba Vàng, nhưng hiện nay bà Yến đang ở đâu, làm gì thì UBND TP cũng không nắm rõ: “Thỉnh thoảng bà Yến vẫn xuất hiện tại chùa. Bà Yến có mặt tại chùa Ba Vàng vào ngày hôm qua (12/5) nhưng không lưu trú qua đêm, đến tối rời khỏi chùa. Tại đây, bà Yến không thuyết giảng hay chia sẻ gì với các phật tử”.
Báo Người Lao Động đặt câu hỏi: Trụ trì chùa Ba Vàng nói gì về việc bà Phạm Thị Yến tái xuất đăng đàn thuyết giảng? Bà Yến từng bị dư luận và cả báo “lề đảng” phê phán vì đã tuyên truyền vong báo oán và nhục mạ nữ sinh giao gà bị hãm hiếp đến chết ở Điện Biên. “Vắng bóng” một thời gian, bà lại thuyết giảng ở CLB Cúc vàng – Tu tập Lục Hòa, tiếp tục thách thức dư luận. Tuy nhiên, sư Thích Trúc Thái Minh khẳng định buổi thuyết giảng online của bà Yến không phải thực hiện từ chùa Ba Vàng.
Sư Quyết và bức tranh “Đạo pháp và dân tộc”
VietNamNet dẫn lời Thượng tọa Thích Thanh Quyết lên tiếng bức tranh ‘Đạo pháp và dân tộc’ gây tranh cãi. Bài viết thừa nhận, dư luận đang bình phẩm gay gắt về bức tranh “Đạo pháp và dân tộc”, nhiều người cho rằng, màu sắc và cách sắp xếp, bố cục bức tranh không hợp lý với một bên là Phật Thích Ca Mâu Ni, một bên là ông Hồ Chí Minh và ở giữa là bánh xe chuyển pháp luân.
Sư Quyết vừa là đảng viên, vừa là đại biểu Quốc hội, Ủy viên Đối ngoại, Viện trưởng Học viện Phật giáo, Trụ trì khu di tích Yên tử, Trụ trì Chùa Phúc Khánh, nói: “Năm nay ngày sinh của Đức Phật và Chủ tịch Hồ Chí Minh lại trùng nhau, ngày 19/5. Hiếm có ngày nào như vậy, chính vì thế khi nhận được ý tưởng của Hà Huy Thanh tôi rất ủng hộ. Còn việc nhiều người nói màu sắc nham nhở tôi nghĩ chưa đúng, bản chất bức tranh là đẹp. Vì là tranh sơn mài, càng mài càng bóng, mọi người chỉ nhìn bức tranh qua ảnh chụp nên việc màu sắc không như thực tế là điều không tránh khỏi”.
Cách trả lời của sư Quyết cũng không khác gì mấy lãnh đạo ôm một loạt chức nói vòng vo khi bị truy vấn. Bức tranh phản cảm ngay từ đầu, khi đặt một hình tượng do chế độ CSVN tô vẽ ngang hàng với một biểu tượng tôn giáo có tuổi đời hàng ngàn năm.
Nhà báo Đỗ Cao Cường bình luận: “Thích Thanh Quyết ạ, thôi cứ để đầu trọc như vậy, làm quả kính đen, thêm cây đen nữa rồi đi đòi nợ thuê cho đúng nghĩa, đừng ngồi trong chùa phỉ báng đạo Phật nữa. Một thằng chuyên đi lừa đảo, sân si như ông thì làm sao hiểu được giáo lý nhà phật, đi tu là phải buông bỏ, không màng danh lợi…
Vị thế của Đức Phật đã được khẳng định từ hàng ngàn năm trước, vậy mà ngày nay bị những loại tà giáo làm nhục, chúng dám đặt một người bình thường, sinh sau đẻ muộn cách hàng ngàn năm ngồi ngang hàng với Đức Phật rồi nói cả hai đều là cứu tinh nhân loại. Đúng là cái loại bệnh hoạn, đã xấu còn xa, đã sida lại còn xông pha làm trụ trì, thật kinh tởm!”
(baotiengdan.com)
Không có nhận xét nào