Một đại diện của Pháp Luân Công ở
Việt Nam đã lên tiếng bác bỏ thông tin được cho là lời khai của các nghi
can vụ giết người và giấu xác trong bê tông ở Bình Dương rằng họ là học
viên của môn tu luyện tâm linh có xuất xứ từ Trung Quốc này.
Vụ
phát hiện xác giấu trong thùng đổ đầy bê tông tại tỉnh nằm cách TP HCM
khoảng 30 km gây chấn động dư luận trong nước suốt tuần qua cũng như thu
hút sự chú ý đối với Pháp Luân Công mà nhân vụ này, có tờ báo trong
nước gọi là “tà đạo”.
Trả
lời VOA tiếng Việt từ Sài Gòn, ông Nguyễn Văn Nghĩa, một trong các đại
diện của Pháp Luân Công, nói: “Các học viên Pháp Luân Công ở Việt Nam
xác nhận rằng những người đó không tu luyện Pháp Luân Công. Họ đã có
những hành vi không đúng tiêu chuẩn của học viên Pháp Luân Công, ví dụ
như họ uống rượu”.
“Pháp
Luân Công cấm chỉ sát sinh nhưng họ đã làm những việc như giết người
nữa thì làm sao gọi là học viên Pháp Luân Công được. Tôi thấy báo chí
đưa cái kiểu lập lờ. Ngay cả công an cũng chưa có một kết luận chính
thức nào về động cơ của vụ án cả”, ông Nghĩa nói thêm.
Theo
quan sát của phóng viên VOA tiếng Việt, tuần trước, có những lúc Pháp
Luân Công là một trong các chủ đề được tìm nhiều nhất ở Việt Nam, theo
Google.
Khi
gõ vào công cụ tìm kiếm của hãng này, có thể thấy những gợi ý về nội
dung tìm kiếm được nhiều người từng sử dụng như “Pháp Luân Công là gì”
hay “Pháp Luân Công tốt hay không”.
Đưa
tin về vụ giết người gây chấn động với hai trong bốn nữ nghi can đã bị
bắt giữ là mẹ con, báo chí trong nước đặt những cái tít như: “Những biến
tướng của Pháp Luân Công” hay “Vụ tập Pháp Luân Công ‘trúng tà’, hai
người bị giết”.
Về
tác động của các thông tin này, ông Nghĩa, người tham gia Pháp Luân
Công 10 năm qua, nói với VOA tiếng Việt: “Tất nhiên là cái kiểu đưa tin
lập lờ, muốn dẫn dắt Pháp Luân Công vô [vào] nhưng mà nó không có chứng
cứ đầy đủ, làm cho nhiều người có thể hiểu nhầm trong thời gian đầu”.
“Pháp
Luân Công hoạt động công khai, không có bí mật gì hết. Thực ra thì thế
gian hiểm ác, nhưng những người có lương tri cũng rất nhiều. Từ từ họ sẽ
hiểu lại. Cái thiện khi nào cuối cùng cũng chiến thắng cái ác”, ông nói
thêm, cho biết rằng Pháp Luân Công “được hoạt động tự do” ở Việt Nam.
Ông
cho biết rằng “về mặt pháp luật, không có văn bản nào cấm Pháp Luân
Công hoạt động” và rằng phần lớn các học viên “ra công viên tập bình
thường”, dù vẫn có một số trường hợp "bị xách nhiễu".
“Theo
tôi biết, đặc vụ Trung Quốc qua Việt Nam tương đối nhiều, và họ đã dùng
các hình thức để mà ép Việt Nam bức hại Pháp Luân Công giống như bên
Trung Quốc. Nhưng người Việt Nam cũng có những người theo Trung Quốc
nhưng mà những người lương tri, có dũng khí cũng nhiều. Có phải ai cũng
nghe đâu?” ông Nghĩa nói.
Tuy nhiên, ông không đưa ra các chứng cứ cho cáo buộc này và VOA tiếng Việt không thể kiểm chứng được tuyên bố của ông.
Tin
cho hay, năm 1999, Pháp Luân Công bị chính phủ Trung Quốc tuyên bố là
một “tổ chức tà giáo”, “đe dọa sự ổn định xã hội”. Trong khi đó, các tổ
chức thúc đẩy nhân quyền như Freedom House từng nêu lên chuyện “đàn áp
Pháp Luân Công” ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Hiện
chưa rõ số người tu luyện Pháp Luân Công ở Việt Nam, nhưng theo ông
Nghĩa, “có một số người họ phỏng đoán có khoảng100 ngàn” và “có người họ
phỏng đoán 150 ngàn”.
Theo
quan sát, chỉ riêng một trang có tên gọi bằng tiếng Việt là “Pháp Luân
Công và những điều kỳ diệu” trên Facebook có gần 150 nghìn người “like”
(thích).
(VOA)
Không có nhận xét nào