Tại Hội nghị trung ương 10 của đảng
vẫn còn cầm quyền ở Việt Nam diễn ra vào tháng 5 năm 2019, có lẽ điểm
nhấn nổi bật nhất không phải là chủ đề nhân sự gần như không có gì cụ
thể mà lần đầu tiên ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng khen kinh tế tư nhân
‘phát triển tốt’, trong lúc đặt dấu hỏi về năng lực thực tế của khối
kinh tế nhà nước và có nên tồn tại loại hình này hay không.
Trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị 10, ông Trọng đã không trực tiếp nhấn mạnh về vai trò chủ đạo của khối kinh tế nhà nước như cái cách mà ông ta đã nhấn mạnh trong rất nhiều lần trước đây. |
Lần đầu tiên kinh tế tư nhân được Trọng khen
Trong
bài diễn văn khai mạc Hội nghị 10, ông Trọng đã không trực tiếp nhấn
mạnh về vai trò chủ đạo của khối kinh tế nhà nước như cái cách mà ông ta
đã nhấn mạnh trong rất nhiều lần trước đây.
Ngay
trước khi Hội nghị trung ương 10 diễn ra, đã có một hội nghị về kinh tế
tư nhân do phía chính phủ tổ chức. Có ý kiến cho rằng không phải tự
nhiên mà Nguyễn Xuân Phúc đứng ra tổ chức hội nghị này, mà phải có chỉ
đạo từ bên đảng mà trực tiếp là từ Nguyễn Phú Trọng.
Cùng
lúc, giới truyền thông nhà nước không chỉ cổ vũ cho kinh tế tư nhân mà
còn lập ra những diễn đàn trên truyền hình, kể cả đài truyền hình quốc
gia là VTV để so sánh giữa thực trạng kinh tế hiện thời với những ưu
điểm của kinh tế thời chế độ cũ, tức thời Việt Nam Cộng Hòa - một nội
dung truyền thông mà trước đây bị xem là ‘nhạy cảm chính trị’ và thuộc
vào loại cấm kỵ đối với báo chí quốc doanh.
Còn trước đó thì sao?
Vào
năm 2017, tại Hội nghị trung ương 5, Nguyễn Phú Trọng đã cho ban hành
“Nghị quyết trung ương 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa”, trong đó khư khư giữ vai trò chủ đạo của kinh
tế nhà nước, bất chấp cho đến lúc đó ông ta đã phải đối mặt với 12 đại
án doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ ngập đầu và tham nhũng vô biên.
Trong
thực tế ở Việt Nam, sẽ rõ nhất nếu đối chiếu giữa khối doanh nghiệp nhà
nước và khối doanh nghiệp tư nhân. Khối doanh nghiệp nhà nước chiếm tới
2/3 tổng tài sản, 60% nguồn vốn tín dụng, 70% nguồn vốn ODA và được ưu
đãi rất lớn về khả năng tiếp cận tín dụng và những điều kiện về chính
sách, nhưng lại hoạt động quá tệ. Ít nhất 30% doanh nghiệp nhà nước bị
lỗ và khối này chỉ đóng góp được khoảng 1/3 tổng sản phẩm xã hội.
Gần
như ngược lại, khối doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm 1/3 tài sản, chẳng
mấy được ưu đãi về tín dụng và chỉ có thể “hớt cặn” vốn ODA, lại còn bị
phân biệt đối xử đủ đường, nhưng lại tạo ra đến 2/3 tổng sản phẩm xã
hội.
Tuy nhiên, khác biệt trên đã tồn tại từ quá lâu, với một trong những lý do chính là não trạng bảo thủ của Nguyễn Phú Trọng.
Vậy vì sao Trọng lại có hơi hướng thay đổi cách nhìn về kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân tại Hội nghị trung ương 10?
Làm thế nào để được công nhận ‘kinh tế thị trường’?
Nguồn
cơn trực tiếp nhất của sự thay đổi trên rất có thể đến từ chiến dịch
‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng. Từ giữa năm 2017, ông ta khởi động nhanh
chiến dịch này và liên tiếp phải đối diện với quá nhiều vụ đại án tham
nhũng và thua lỗ do các doanh nghiệp nhà nước gây ra. Thực trạng cay
đắng về sự hư đốn đã trở thành bản chất của những con đẻ của chế độ như
thế đã buộc Trọng phải nhìn nhận lại lý thuyết về vai trò chủ đạo kinh
tế nhà nước của ông ta, hoặc cách nào đó phải ngầm thừa nhận lý thuyết
đó đã thất bại chua chát.
Mặt
khác, chuyến đi sắp tới của Nguyễn Phú Trọng đến Washington gặp Donald
Trump là rất quan trọng, trong đó có một nội dung là làm thế nào để Mỹ
công nhận Việt Nam là ‘kinh tế thị trường’.
Nếu
được công nhận “kinh tế thị trường”, hàng Việt Nam xuất khẩu sang nhiều
quốc gia sẽ được hưởng mức thuế suất nhẹ nhàng hơn nhiều so với hiện
thời, do đó mang lại lợi ích cho các danh nghiệp nhà nước, nhất là những
doanh nghiệp độc quyền nhà nước, bổ trợ cho chân trụ của khối “còn đảng
còn mình” hãm bớt đà rệ rã hiện thời và củng cố thêm hy vọng cho đảng
“thở được ngày nào hay ngày nấy”.
Nếu
được công nhận “kinh tế thị trường”, Việt Nam sẽ được các tổ chức tín
dụng lớn nhất như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng
Phát triển Á Châu cho vay tín dụng với những điều kiện ưu đãi hơn là cơ
chế mặt bằng lãi suất tăng gấp ba và thời gian ân hạn giảm xuống một nửa
như hiện nay.
Nhưng
trong tất cả các định chế về vay mượn tín dụng trên thương trường quốc
tế, lại hoàn toàn không có một nội dung nào đề cập hoặc chấp nhận “kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,” mà chỉ là kinh tế thị
trường…
Việt
Nam lại là quốc gia tỏ ra hăng hái với kinh tế thị trường, trên đầu môi
chót lưỡi, đặc biệt khi cần phải “vác rá xin viện trợ.”
Từ
năm 2013, những chuyến đi Mỹ của các nhân vật như ông Trương Tấn Sang –
khi đó còn là chủ tịch nước, và ông Nguyễn Tấn Dũng – khi đó còn là thủ
tướng, vẫn một mực đề nghị “Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trường của
Việt Nam.” Không hề có tính từ “xã hội chủ nghĩa” gắn kèm cửa miệng.
Đó
là thói khôn vặt của giới chính khách Việt! Khi cần tỏ ra kiên định thì
luôn “chua” tính từ trên vào bất cứ khẩu hiệu nào. Nhưng để đối ngoại
thì lại giấu kín vào túi quần.
Muốn có được một phần vay ưu đãi thì Việt Nam phải dứt khoát chuyển sang nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa.
“Đúng
nghĩa” có nghĩa là phải minh bạch, công bằng, chống tham nhũng… như
những tiêu chí của kinh tế thị trường mà quốc tế quy định. Nhưng về tất
cả nhũng mặt này, Việt Nam vẫn luôn là “điển hình tiên tiến” trên thế
giới khi nằm trong nhóm hàng đầu về tham nhũng và chót bảng về độ minh
bạch.
Ngay
trước mắt, trong khi các cánh cửa cho vay ưu đãi đã khép chặt trước mũi
giới chóp bu Việt Nam, bản nghị quyết “hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của Nguyễn Phú Trọng được ban hành
thành văn bản đang thực sự ngáng chân chính phủ của Nguyễn Xuân Phúc.
Vào
tháng 5 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Thương Mại Mỹ Wilbur Ross đã phải nhắc
lại “Khởi động lại cơ chế trao đổi về quy chế thị trường cho Việt Nam”
khi gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Washington. Rốt cuộc,
quốc tế đã không còn kiên nhẫn nổi với thói lập lờ về mặt khái niệm
trong lúc không có bất kỳ cải cách nào của Việt Nam.
Nguyễn
Xuân Phúc sẽ làm thế nào để trả lời câu hỏi “làm thế nào để một nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được vay vốn và quan hệ
thương mại song phương?” của các tổ chức tài chính quốc tế?
Mà không vay được tiền thì lấy cái gì để nuôi cái đảng sắp hết sạch tiền này?
Phạm Chí Dũng
(Blog VOA)
Không có nhận xét nào