Vào sát thời điểm bắt đầu kỳ họp quốc
hội tháng 5 năm 2019, ‘luật bán nước’ - một cái tên bi thảm mà người
dân đã gọi để lên án Luật Đặc khu và vẫn tồn tại cho đến giờ đây, bất
chợt bị phía chính phủ của của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ đề nghị hoãn
trình Quốc hội, với lý do là luật này chưa ‘chín’ và “chính phủ đang
tiếp tục hoàn chỉnh để báo cáo và đưa vào chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh”.
ông nhân ở Công ty Pouyuen - Tân Tạo ở TP. HCM đang đình công để phản đối dự luật đặc khu kinh tế, ngày 9 tháng 6, 2018 |
Hiện tượng ‘lạ’
Một
hiện tượng ‘lạ’ khác là trong chương trình xây dựng luật và pháp lệnh
của cả năm 2019 và 2020 đều không có dự án ‘luật bán nước’, dù mới vào
đầu tháng 4 năm 2019 Thủ tướng Phúc còn chỉ đạo cho các bộ ngành liên
quan “Hoàn thiện dự án Luật Đặc khu theo hướng xây dựng một luật chung
(thay vì dành cho riêng 3 đặc khu)” tại một phiên họp của Ủy ban Thường
vụ quốc hội. Tinh thần chỉ đạo sắt son như thế đã khiến dư luận một lần
nữa dậy sóng phản ứng về ý chí cố đấm ăn xôi của Nguyễn Xuân Phúc cùng
các nhóm tài phiệt có lợi ích khổng lồ nếu ‘luật bán nước’ được thông
qua.
Không
biết ngẫu nhiên hay chủ ý, dự án ‘luật riêng’ theo chỉ đạo biến tướng
của Nguyễn Xuân Phúc thình lình bị xem là ‘chưa đủ chín’ chỉ vài ngày
sau ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng tạm hồi phục, sau khi ông ta nhiều khả
năng đã phải chịu một cơn tai biến mạch máu não không hề nhẹ nhàng ngay
tại ‘căn cứ địa cách mạng của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng’ ở Kiên Giang vào
ngày 14/4/2019.
‘Luật riêng’ biến tướng thành ‘luật chung’
Trong
thời gian Trọng bị xem là nằm dưỡng bệnh tại Bệnh viện quân y 108 ở Hà
Nội, nhiều thông tin cho biết dự án Luật Đặc khu vẫn được cấp tốc vận
động các cơ quan của Quốc hội để sớm ‘gật’ và đưa ra kỳ họp quốc hội
tháng 5 năm 2019 để bỏ phiếu thông qua. Cùng lúc và như một hiện tượng
rất đồng pha, một chiến dịch ‘đánh lên’ giá đất đã bùng nổ ở các khu vực
dự kiến ‘lên đặc khu’ là Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) và
có thể cả ở Vân Phong (Khánh Hòa). Hàng loạt tờ báo quốc doanh, vốn
chưa bao giờ dám lên tiếng phản ứng hay có ý định phản ứng đối với ‘luật
bán nước’ theo đúng triết lý ‘làm nhà báo cứ phải như con chó ấy’ - với
tác giả là nhà báo đại tá công an Nguyễn Như Phong, lại lao như thiêu
thân vào cơn động kinh múa bút nhằm PR tận lực cho những ‘đặc khu tương
lai’ trên, thậm chí còn viết thẳng cụm từ Đặc khu Phú Quốc, Đặc khu Vân
Đồn không cần dấu ngoặc kép. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, sau cú thất bại
‘đánh lên’ vào năm 2018, vô số đất đai mà giới quan chức đã ‘tậu giá rẻ’
ở những nơi này sẽ có cơ hội bằng vàng để ‘thoát hàng’ với giá trên
trời nếu các ‘đặc khu’ này được chính thức công nhận theo biến tướng
‘luật chung’.
Khái
niệm ‘luật chung’ mà thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ thông báo tại phiên họp
Thường vụ quốc hội vào tháng 4 năm 2019 lại khiến người ta càng nghi ngờ
về việc đã từng tồn tại một thứ ‘luật riêng’ - Luật Đặc khu mà nhiều
nội dung của nó chứa đựng quá nhiều ưu ái cho Trung Quốc và cứ như thể
đó là một hình thức trá hình mà chính thể độc đảng ở Việt Nam luồn lách
nhượng địa hoặc nói trắng ra là bán đất cho kẻ ‘ngàn năm Bắc thuộc’.
Bởi
cho tới nay, dự thảo luật Đặc khu vẫn bị phản ứng dữ dội về nhiều điều
khoản rất bất lợi - có thể vẫn chưa được chỉnh sửa một cách cầu thị thật
sự, mà thậm chí chỉ được gia cố hết sức sơ sài và mang tính đối phó mà
vẫn giữ nguyên quan điểm và quy định chi tiết về ‘cho thuê đất đến 99
năm’ hoặc gần như thế; ‘kiến tạo’ những điều kiện cực kỳ dễ dãi để người
Trung Quốc có thể ồ ạt di cư vào các đặc khu, đặc biệt là đặc khu kinh
tế Vân Đồn ở Quảng Ninh, một khi luật Đặc khu đực chính thức thông qua;
vẫn giữ nguyên quyền tài phán nếu có tranh chấp và xử lý người di cư
hoặc doanh nghiệp của Trung Quốc không thuộc về Việt Nam mà thuộc về
‘quốc tế’; vẫn không có những điều kiện chặt chẽ để loại trừ tương lai
các đặc khu, nhất là đặc khu Vân Đồn, sẽ trở thành bãi thải công nghiệp
khổng lồ của rác từ Trung Quốc đổ vào; và vẫn không có quy định chặt chẽ
để lại trừ tương lai một số doanh nghiệp cá mập Việt Nam (chẳng hạn như
Tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết - nhân vật không biết là tỷ phú đô la
thực hay giả) trở thành con nợ khổng lồ khi sẵn sàng đi vay của các ngân
hàng Trung Quốc để đầu tư vào đặc khu nhưng lại không thể bảo đảm năng
lực thanh toán, để cũng như nhiều phi vụ vay ODA nước ngoài, doanh
nghiệp Việt Nam đẩy toàn bộ hậu quả mất khả năng thanh toán cho chính
phủ…
Vậy
nguồn cơn nào đã khiến Luật Đặc khu thêm một lần nữa bị hoãn trình quốc
hội, sau lần bị hoãn đầu tiên xảy ra vào tháng 6 năm 2018 do bị hàng
trăm ngàn người dân Sài Gòn đổ xuống đường biểu tình phản đối, lan rộng
trên 50% tỉnh thành trong cả nước và lần thứ hai bị hoãn vô thời hạn vào
tháng 10 năm 2018?
‘Nó lừa mình!’
Sau
khi nổ ra cuộc biểu tình phản đối ‘luật bán nước’ ở Sài Gòn vào tháng 6
năm 2018, một tin tức đã lan tràn trong giới cách mạng lão thành ở Hà
Nội: Nguyễn Phú Trọng - khi đó còn là tổng bí thư mà chưa ngồi hẳn vào
ghế chủ tịch nước của kẻ quá cố là Trần Đại Quang - đã có một cuộc gặp
riêng kéo dài đến hai giờ đồng hồ với vài cựu quan chức thân tín để nghe
báo cáo về thực chất mất chủ quyền an ninh và bị các nhóm lợi ích lợi
dụng đẩy giá bất động sản trong dự luật Đặc khu. Cuối cuộc gặp này, ông
Trọng đã thốt lên ‘Nó lừa mình!’.
‘Nó’ là ai?
Khi đó, mối nghi ngờ rất lớn của dư luận tập trung vào ‘tứ trụ’ Huynh - Chính - Ngân - Phúc.
Bởi
trước khi dự luật Đặc khu trên được tung ra vào giữa năm 2018, quan
chức Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh (vào lúc còn chưa ‘mất tích
dài hạn’) đã ký một thông báo thay mặt Bộ Chính trị kết luận về chủ
trương ‘làm’ các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, chính thức mở
đường cho một khung pháp lý mà sau này bị dư luận xã hội phản ứng quyết
liệt vì cho đó là ‘luật bán nước’.
Đáng
chú ý, bản thông báo do Đinh Thế Huynh ký được dựa trên đề xuất của bí
thư tỉnh Quảng Ninh - một địa phương giáp biên giới với Trung Quốc - vào
thời đó là Phạm Minh Chính.
Lại
có một mẩu chuyện rất đáng mổ xẻ và cần thiết thì ‘hồi tố’ kể cả về sau
này: sau những cuộc làm việc đầy ‘tình hữu nghị’ với trợ lý của Tập Cận
Bình về đặc khu, Phạm Minh Chính đã nêu ra đề xuất cho thuê đất đặc khu
đến 120 năm, chứ không chỉ là 99 năm!
Sau
‘thành tích’ đề xuất ý tưởng và cả kế hoạch về xây dựng đặc khu Vân Đồn
dành nhiều ưu ái cho nhà đầu tư cùng giới tài phiệt Trung Quốc và lại
khá tương thích với ý đồ lấn dần lãnh thổ Việt Nam của Bắc Kinh, Phạm
Minh Chính đã lọt vào Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tổ chức trung ương
tại đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016.
Chỉ
đến sát kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2018, ‘luật bán nước’ mới được
công bố một cách chính thức như sự đã rồi. Trước đó, đã không có bất kỳ
một động tác nào, dù là nhỏ nhất hoặc chỉ mang tính mị dân, nhắm đến
việc thông báo cho dân hoặc lấy ý kiến của dân về dự luật đặc khu.
Nhưng
ngay sau khi dự luật Đặc khu được công bố, rất nhiều người dân và trí
thức đã dậy lên một làn sóng phản kháng phẫn nộ, so sánh Dự luật về đặc
khu kinh tế với hình thức nhượng địa mà chỉ đất nước nào nghèo đói lạc
hậu mới cần đến, mặt khác họ cảnh báo nó có thể bị nước láng giềng Trung
Quốc lợi dụng để di dân.
Chỉ
đến khi không khí và tâm trạng bức xúc của dân chúng lên cao độ, Thủ
tướng Phúc mới lộ hình để thanh minh: ‘Giao đất 99 năm không phải mấu
chốt của luật đặc khu”.
Nhưng
khi không khí bức xúc của dân chúng và trí thức không còn là mỉa mai
hay chỉ trích đối với dự luật đặc khu mà đã bùng nổ thành rất nhiều văn
thư, bài viết phản bác và phản kháng, đồng thời manh nha một làn sóng
biểu tình phản đối dự luật này, ông Phúc lại ‘tự diễn biến’ khi tự thay
đổi quan điểm trước đó của mình sang ‘Sẽ điều chỉnh cho thuê đất đặc khu
xuống dưới 99 năm’.
Trong
khi đó, Quốc hội Việt Nam một lần nữa chứng tỏ cái năng lực nổi bật của
nó: không chỉ hùa theo các nhóm lợi ích để tăng vọt thuế và ‘bóc lột
dân ta đến tận xương tủy’, tuyệt đại đa số còn lại trong số gần 500 đại
biểu quốc hội vẫn tiếp tục thói ‘ngủ ngày’ trong cơn mộng du vong bản và
vong dân.
Sau
khi dự luật Đặc khu bị phản ứng dữ dội, người dân đã phát hiện ra nguồn
cơn vì sao Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lại nhấn mạnh theo lối
áp đặt ‘Bộ Chính trị đã quyết định về luật đặc khu rồi…’: vào thời gian
hội thảo về chủ trương đặc khu Vân Đồn ở Quảng Ninh, Nguyễn Thị Kim
Ngân nằm trong số quan chức VIP tham dự hội thảo này và đã ‘nhiệt tình
vỗ tay’ dành cho ‘luật bán nước’.
Trọng lại chỉ đạo ‘trảm’?
Trong
thời gian dự luật Đặc khu ‘mai phục’ chờ thời cơ thây ma sống lại,
Trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính đã ‘chém vè’ mà không một
lần nào xuất hiện cổ vũ cho dự luật này như ông ta đã ồn ào khuếch
trương trước đây. Từ đó đến nay, Phạm Minh Chính cũng bị cho rằng đã
‘thất sủng ‘ trước Nguyễn Phú Trọng. Thậm chí Chính còn có thể bị loại
khỏi danh sách Bộ Chính trị dự kiến cho đại hội 13 vào năm 2021.
Cũng từ đó đến nay, người ta không còn thấy Nguyễn Thị Kim Ngân hiện ra để PR cho luật Đặc khu.
Trên
sân khấu luật Đặc khu vào lúc này chỉ còn duy nhất ‘diễn viên’ Nguyễn
Xuân Phúc - cũng là một trong những ứng cử viên sáng giá cho cái ghế
tổng bí thư đảng tại đại hội 13, nếu Nguyễn Phú Trọng ‘sức cùng lực
kiệt’.
Ngay
lập tức, dư luận bật lên một nghi ngờ rất lớn: sau ‘luật riêng’ của
Phạm Minh Chính và Nguyễn Thị Kim Ngân, vai trò ‘luật chung’ của Nguyễn
Xuân Phúc có thể được hiểu ra sao? Liệu ông Phúc có lợi ích gì trong các
phi vụ đầu cơ tài chính và chính trị của ‘luật bán nước’?
Còn
vào lúc này và khi ‘luật bán nước’ một lần nữa bị hoãn trình ra quốc
hội, phải chăng động thái đó có liên quan trực tiếp đến sự ‘tái xuất’
của Nguyễn Phú Trọng và lời cảm thán ‘Nó lừa mình!’ trước đó của ông ta,
để thêm một lần Trọng buộc phải chỉ đạo ‘trảm’ dự luật phản dân hại
nước này?
Phạm Chí Dũng
(Blog VOA)
Không có nhận xét nào