Đá cuội thì kích thước bằng nắm tay, đá 1x2 thì hạt bằng ngón cái, cát thì hạt nhỏ hơn vv.. những thứ này khi trộn vào có theo nguyên tắc hạt nhỏ sẽ lèn vào kẽ hở giữa các hạt lớn và thành một khối đặc. Đó là nguyên tắc của tự nhiên, lớn hay nhỏ đều có chức năng cả. Hay nhìn rừng mưa nhiệt đới vẫn thế, là một quần thể cộng sinh loài nhỏ hay loài lớn đều có chức năng của nó. Lỗ hổng lớn thì lấy đá lớn trám vào, lỗ nhỏ thì lèn đá nhỏ, sạn sỏi, hay cát vào. Lỗ của 1 hòn đá cuội mà đem một hạt sạt lèn vào thì kết cấu đó bih rỗng, nó sẽ tự phá hoại kết cấu. Tương tự vậy, ghế lãnh đạo đất nước mà giao cho anh gánh củi hay anh hoạn lợn lãnh đạo thì đất nước tan hoang.
Nhận xét một chính khách |
Trong một quốc gia, kẻ làm chức to quyền lớn hay người công nhân dọn rác về đêm thì họ là một thực thể cống hiến cho xã hội. Ông tổng bí thư, ông lãnh tụ hay ông culi đều là làm chức năng mà họ có thể làm trong thời đại của họ. Trong khu rừng, cây cổ thụ không là duy nhất, thì trong một đất nước, lãnh đạo to hay lãnh tụ lớn đều không phải là duy nhất. Anh làm không xong trách nhiệm mà anh gánh vác anh hãy xuống, vì anh không làm tròn trách nhiệm có nghĩa là tầm anh chỉ là hạt cát mà lắp vào lỗ trống của một viên đá cuội thì cả đất nước sẽ nát. Anh cần phải nhường lại cho người giỏi hơn anh gánh vác.
Hãy nhớ rằng, một cây cổ thụ không thể điều tiết khí hậu của một vùng, đó là chức năng của một khu rừng. Tương tự vậy, chức năng chống tham nhũng là của ai? Của bộ máy chính quyền hay của ông Tổng Bí Thư? Nếu bạn công nhận công lao ông tổng bí thư trong chiến dịch chống tham nhũng, thì bộ máy nhà nước của ĐCS lập ra là để làm gì? Tham nhũng có trong luật hình sự không? Có. Vậy thì ngành tư pháp của chính quyền này được sinh ra để làm cái gì? Để né việc truy cứu trách nhiệm hình sự và nhường nó lại cho ông Tổng Bí Thư làm à?
Vậy nên, nếu bạn công nhận vai trò chống tham nhũng của ông Tổng Bí Thư là kỳ tích mà bạn không nhận ra bộ máy chính quyền thối nát, thì bạn chỉ là một ông thầy bói mù đang mò mẫm bộ phận nào đó của con voi mà thôi. Đất nước này không thể đặt trên vai một cá nhân, mà nó phải đặt lên trên một cỗ máy tốt để vận hành. Quốc gia là một thực thể khổng lồ, hãy dẹp đi kiểu cá nhân tả xung hữu đột đi và hãy thiết lập một thể chế tốt để làm một cỗ xe siêu trọng cứng và vững thì lúc đó nó mới chuyên chở đất nước đến với tương lai.
Hãy nhớ rằng, một cây cổ thụ không thể điều tiết khí hậu của một vùng, đó là chức năng của một khu rừng. Tương tự vậy, chức năng chống tham nhũng là của ai? Của bộ máy chính quyền hay của ông Tổng Bí Thư? Nếu bạn công nhận công lao ông tổng bí thư trong chiến dịch chống tham nhũng, thì bộ máy nhà nước của ĐCS lập ra là để làm gì? Tham nhũng có trong luật hình sự không? Có. Vậy thì ngành tư pháp của chính quyền này được sinh ra để làm cái gì? Để né việc truy cứu trách nhiệm hình sự và nhường nó lại cho ông Tổng Bí Thư làm à?
Vậy nên, nếu bạn công nhận vai trò chống tham nhũng của ông Tổng Bí Thư là kỳ tích mà bạn không nhận ra bộ máy chính quyền thối nát, thì bạn chỉ là một ông thầy bói mù đang mò mẫm bộ phận nào đó của con voi mà thôi. Đất nước này không thể đặt trên vai một cá nhân, mà nó phải đặt lên trên một cỗ máy tốt để vận hành. Quốc gia là một thực thể khổng lồ, hãy dẹp đi kiểu cá nhân tả xung hữu đột đi và hãy thiết lập một thể chế tốt để làm một cỗ xe siêu trọng cứng và vững thì lúc đó nó mới chuyên chở đất nước đến với tương lai.
Ông Nguyễn Phú Trọng tả xung hữu đột để chống tham nhũng không có ý nghĩa, vì khi diệt tham nhũng bằng chỉ thị của ông, nó sẽ tạo lỗ trống quyền lực, rồi người trám vào chỗ trống đó có tốt hơn kẻ tham nhũng bị diệt kia không? Không chắc. Cá mè một lứa, tất cả đi lên từ việc nịnh nọt chạy chức chạy quyền thì kẻ mới và kẻ cũ đều là cá mè một lứa. Không có một cở sở nào có thể chứng minh kẻ thay thế tốt hơn kẻ ra đi cả.
Chuyện kể rằng, 2 thằng ngốc A và B, thằng A đang cầm một thỏi vàng thì chẳng may bất cẩn đánh rơi xuống xuống ao nước thối. Thằng ngốc B kế bên đưa ra sang kiến rằng “mầy hãy lấy tay dẹt nước đen qua một bên thì thỏi vàng sẽ hiện ra thôi”. Thằng ngốc A thấy ý kiến hay quá vỗ tay reo mừng, thế là cả 2 cùng dùng tay lùa nước sang bên để lấy vàng. Nhưng lạ thay, 2 thằng cứ lùa mãi mà trước mặt vẫn là nước đen. 2 thằng mất hết cả ngày nhiệt tình lao động, nhưng cuối cùng thất bại. Bất lực cả 2 ngồi khóc trong tuyệt vọng mà không hề có cách giải quyết nào khác.
Vâng! Tuy đó là truyện ngụ ngôn, nhưng nó phản ảnh một thực tế rằng, những kẻ cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng là một thành tích vô tiền khoáng hậu, thì đó là con người có cách nhìn của 2 anh chàng tìm vàng kia. Hoan hô ông Trọng tóm tham nhũng, nhưng nhìn tổng quát, tham nhũng vẫn thế, vẫn tham nhũng trám vào chỗ tham nhũng để lại. Nhìn trên toàn bộ máy chính quyền vẫn là một hồ nước thối như cũ.
Cho nên, ai nhìn ông Trọng với cặp mắt thán phục thì đó là ý kiến cá nhân, yêu ghét là quyền của mỗi người và tùy góc nhìn mỗi người. Cần phải nhìn rộng hơn để thấy, giải pháp thể chế là duy nhất, chuyện ông Trọng chống tham nhũng chỉ là chuyện dã tràng se cát trong cái thể chế thối nát này mà thôi. Với tôi, không phục ông Nguyễn Phú Trọng vì góc nhìn như thế. Yêu ghét một chính khách, là cũng từ góc nhìn của mỗi người mà dẫn đến một thái độ. Cho nên, ông Trọng không đáng kính gì cả mà cần phải chỉ trích và châm biếm để thấy nổi lên nhiều mặt kém cỏi của ông ta, và thấy sự hạn chế của cái thể chế như ao nước thối này cho mọi người biết. Đơn giản là vậy thôi. Sùng bái chính khách, một tình trạng đáng buồn vì nó không đưa đất nước đến dân chủ.
- Đỗ Ngà -
Chuyện kể rằng, 2 thằng ngốc A và B, thằng A đang cầm một thỏi vàng thì chẳng may bất cẩn đánh rơi xuống xuống ao nước thối. Thằng ngốc B kế bên đưa ra sang kiến rằng “mầy hãy lấy tay dẹt nước đen qua một bên thì thỏi vàng sẽ hiện ra thôi”. Thằng ngốc A thấy ý kiến hay quá vỗ tay reo mừng, thế là cả 2 cùng dùng tay lùa nước sang bên để lấy vàng. Nhưng lạ thay, 2 thằng cứ lùa mãi mà trước mặt vẫn là nước đen. 2 thằng mất hết cả ngày nhiệt tình lao động, nhưng cuối cùng thất bại. Bất lực cả 2 ngồi khóc trong tuyệt vọng mà không hề có cách giải quyết nào khác.
Vâng! Tuy đó là truyện ngụ ngôn, nhưng nó phản ảnh một thực tế rằng, những kẻ cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng là một thành tích vô tiền khoáng hậu, thì đó là con người có cách nhìn của 2 anh chàng tìm vàng kia. Hoan hô ông Trọng tóm tham nhũng, nhưng nhìn tổng quát, tham nhũng vẫn thế, vẫn tham nhũng trám vào chỗ tham nhũng để lại. Nhìn trên toàn bộ máy chính quyền vẫn là một hồ nước thối như cũ.
Cho nên, ai nhìn ông Trọng với cặp mắt thán phục thì đó là ý kiến cá nhân, yêu ghét là quyền của mỗi người và tùy góc nhìn mỗi người. Cần phải nhìn rộng hơn để thấy, giải pháp thể chế là duy nhất, chuyện ông Trọng chống tham nhũng chỉ là chuyện dã tràng se cát trong cái thể chế thối nát này mà thôi. Với tôi, không phục ông Nguyễn Phú Trọng vì góc nhìn như thế. Yêu ghét một chính khách, là cũng từ góc nhìn của mỗi người mà dẫn đến một thái độ. Cho nên, ông Trọng không đáng kính gì cả mà cần phải chỉ trích và châm biếm để thấy nổi lên nhiều mặt kém cỏi của ông ta, và thấy sự hạn chế của cái thể chế như ao nước thối này cho mọi người biết. Đơn giản là vậy thôi. Sùng bái chính khách, một tình trạng đáng buồn vì nó không đưa đất nước đến dân chủ.
- Đỗ Ngà -
Không có nhận xét nào