Một
công ty quản lý nguồn vốn vài tỷ thì người ta chỉ cần một giám đốc và
một kế toán nghiệp dư cũng đủ. Một công ty quản lý nguồn vốn trăm tỷ thì
phải cơ cấu lại bộ máy ban bệ đầu đủ. Dưới giám đốc có các trưởng phòng
quản lý các phòng nhiều nhân viên, mỗi phòng được xem là một bộ máy con
trong bộ máy tổng thể công ty. Công ty quản lý nguồn vốn tỷ đô thì bộ
máy phải quy mô hơn, tổ chức chuyên nghiệp hơn và tuyển những chuyên gia
giỏi trong từng ban bệ để vận hành.
Khi những cái đầu Mác Lê bàn chuyện kinh tế đất nước |
Đặt
giả sử, nguồn vốn tỷ đô mà giao cho bộ máy thô sơ một giám đốc một kế
toán nghiệp dư thì quản thế nào? Sẽ không thể quản được. Cho nên nói
rộng ra, với bộ máy chính quyền của ĐCSVN quản lý nền kinh tế đất nước
với GDP chừng dưới 100 tỷ đô thì chưa thấy sự yếu kém của họ chưa thể
bộc lộ. Nhưng khi GDP Việt Nam lớn lên đến 200 tỷ đô, sự yếu kém bộc lộ
rõ rệt. ta thấy nay tầm của họ quản không được. Sự yếu kém đó bộc lộ ra ở
đặt điểm nào?
Thứ
nhất khi quan sát hiện tượng ai cũng thấy, khối kinh tế tư nhân bị
khống chế bởi rất nhiều thủ tục hành chính rờm, luật pháp bất cập rà và
nạn vòi vĩnh tiền của hệ thống công quyền. Điều đó có nghĩa rằng, chính
quyền đã tước đoạt mất cơ hội phát triển của khối kinh tế tư nhân. Mà
không cho kinh tế tư nhân bức phá thì cũng đồng nghĩa, đất nước không
thể phát triển được.
Thứ
nhì, cũng từ quan sát hiện tượng ai cũng thấy, doanh nghiệp nhà nước
triền miên thua lỗ. Hiện nay, những ông lớn trong khối doanh nghiệp nhà
nước luôn báo lỗ. Từ PVN, EVN, Vinacomin vv.. đều làm ăn thua lỗ. Không
phải thua lỗ trăm tỷ tiền Việt mà thua lỗ đến hàng tỷ đô. Doanh nghiệp
tư nhân kiếm lời ngàn tỷ cực khó, nhưng doanh nghiệp nhà nước phá hàng
chục, thậm chí hàng tẳm ngàn tỷ rất dễ. Sự thua lỗ của các công ty này
được nhà nước bảo lãnh vay nước ngoài, rồi sau đó dùng khoản nợ đó đặt
trên vai nhân dân, bắt 100 triệu dân phải nai lưng ra trả bằng thuế.
Hoặc, những khoản lỗ đó được nhà nước rót vốn để cứu họ, mà tiền đó từ
đâu ra? Từ thuế của dân.
Như
vậy qua bức tranh kinh tế Việt Nam hiện nay, ta thấy rằng, chính thể
chế chính trị này tước đoạt cơ hội của kinh tế tư nhân, và lấy những
thuận lợi đó trao ưu đãi cho khối doanh nghiệp nhà nước để nhóm doanh
nghiệp này phá. Kết quả, kinh tế đất nước đi vào khủng hoảng vô tận và
không còn cơ hội phát triển. Hay nói một cách đơn giản, một máy quản lý
nhà nước của chính quyền CSVN không còn đủ tầm để quản lý nền kinh tế có
GDP tầm 200 tỷ đô. Như vậy mô hình chính trị đã không còn đáp ứng cho
kinh tế phát triển. Nền kinh tế Việt Nam đến 200 tỷ đô thì đó chỉ là mức
thu nhập trung bình thấp, đến đây nếu không đổi mới chính trị thì đất
nước sẽ tụt hậu so với thế giới và dần dần rơi trở lại đáy của thế giới.
Trong
tài liệu “Đề Án Thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặt biệt Vân Đồn”
ở trang số 2, chính quyền CSVN đã nói rằng: (xin trích)
“Hội
nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán là nội dung trọng tâm
của chính sách kinh tế đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta
trong quá trình đổi mới đất nước, nước ta đã từng bước, chủ động hội
nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới. Đồng thời,
nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới mô hình
tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế đã được các cấp các ngành triển khai
thực hiện và đạt được kết quả bước đầu. Bên cạnh những kết quả đạt được
trong hơn 30 năm đổi mới, mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn bộc
lộ không ít yếu kém nội tại, không còn khả năng duy trì tăng trưởng cao,
và bắt kịp xu thế phát triển của thế giới. Nhìn chung mô hình tăng
trưởng chậm được đổi mới tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu thế chậm lại”
(hết trích)
Tuy
trong tuyên truyền, chính quyền CS đưa ra con số tăng trưởng 6,8% để tự
sướng, nhưng thực chất kinh tế Việt Nam đang chậm lại so với xu thế của
thế giới là điều họ đã thừa nhận trong đề án phổ biến trong giới hạn
rất hẹp này. Đứng ở thời điểm hiện tại, chỉ có kẻ mù mờ mới tin vào chỉ
số tăng trưởng, bản chất thật của nó như đã nói ở trên, thể chế chính
trị của chính quyền CS không còn đủ tầm để quản trị một đất nước có mức
thu nhập cao hơn. Cần phải cải tổ chính trị.
Từ
cải tổ chính trị là từ mà không một chuyên gia nào đang hưởng quyền lợi
dưới chế độ này dám đề cập, cho nên họ đã im lặng. lại một lần nữa, đất
nước này lại để cho những cái đầu Mác Lê hoạch định chiến lược phát
triển đất nước. Lần thứ nhất là chính những cái đầu Mác Lê đã chọn ôm
chân Tàu bằng cái hội nghị Thành Đô ô nhục thay vì cải tổ chính trị theo
Đông Âu. Và lần này cũng vậy, họ không đổi mô hình chính trị, và thay
vào đó rước mô hình kinh tế đặc khu được vạch ra từ bên Trung Quốc áp
vào Việt Nam.
Một
con bạc hết tiền vì chỉ cờ bạc phá phách. Không biết vay mược ai nên nó
sang nhà thằng hàng xóm giàu có kí nhượng 3 nền nhà trên đất nhà nó.
Thằng hàng xóm sang xây nhà và ở trên mảnh đất thế chấp một cách lâu
dài. Con bạc đó nó nghĩ rằng, khi thắng bạc nó sẽ mang tiền đến chuộc
lại 3 nền, nhưng chơi mãi mà vẫn trắng tay. Kết quả, mất 3 nền nhà và
chuyển nhượng thêm cho thằng hàng xóm nhiều nền khác nữa để cấn nợ.
Đó
là hình ảnh của Việt Nam. Không chịu cải tổ chính trị (tức bỏ tật cờ
bạc và chí thú làm ăn), thì Việt Nam chỉ có ngày càng lâm nợ. Hệ thống
doanh nghiệp nhà nước và nạn tham nhũng ngốn hết tiền thuế toàn dân và
gây thêm nợp cho đât nước. Không phá bỏ hệ thống chính trị hiện tại
không cách nào giải cứu được khoản nợ khổng lồ đó (năm 2016, nợ công là
210% GDP). Nhìn vào Bộ Chính Trị với người cầm lái là ông già sùng bái
Mác Lê một cách mê muội như hiện nay, chúng ta thấy, Bộ Chính Trị sẽ
phải thông qua Luật Đặc Khu để như là cắt xén giang sơn để cứu cánh cho
sự tàn phá của bộ máy nhà nước thối nát này. Luật Đặc Khu chắc chắn họ
sẽ thông qua, họ đang canh me dân chùng xuống là họ lấn tới và hợp thức
hóa. Chắc chắn là vậy.
- Đỗ Ngà -
Tham khảo:
http://vneconomy.vn/luat-dac-khu-khi-nao-chin-thi-chinh-phu-se-trinh-20190517162144575.htm
Không có nhận xét nào