Ngày Thứ Sáu, 17 Tháng Năm, Tổng Thống Donald Trump gửi một thông điệp Twitter: “Với bao nhiêu tin giả và tin bịa đặt đang loan truyền, Iran không thể hiểu được chuyện gì đang diễn ra” (With all the Fake and Made Up News out there, Iran can have no idea what is actually going on!)
Ông Trump đã tiết lộ một bí quyết: Làm cho đối thủ không biết mình muốn gì. Ông Trump “tung hỏa mù” bằng lời nói cũng như hành động. Ông cho đưa hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln và pháo đài bay B52 đến gần Iran, hai diệt lôi hạm qua eo biển Hormuz dẫn vào trong Vịnh Ba Tư. Nhưng ông Trump lại tuyên bố ông muốn nói chuyện với giới lãnh đạo Iran. Tại sao không? Ông đã từng chửi Kim Jong Un hết nước hết cái, rồi quay ra kết bạn!
Một phương pháp ông Trump hay sử dụng khiến đối thủ bối rối là cho các người thân cận tha hồ nói ý kiến của họ, họ có thể công khai nói trái ngược nhau hoặc chính ông nói ngược với họ. Cố Vấn An Ninh John R. Bolton đã từng viết một bài trên nhật báo New York Times, năm 2015, với tựa đề: “Muốn giải quyết vụ bom của Iran? Hãy đánh bom Iran!” Giờ, ông Bolton nhắc lại: “Phải thay đổi chế độ ở Iran.” Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng nói như thể Mỹ sắp đánh nhau với Iran tới nơi.
Nhưng sau đó, khi cả thế giới lo ngại chiến tranh sắp xảy ra, ông Trump lại nói rằng ông hy vọng không có chiến tranh với Iran. Ông Trump lại mới gặp Tổng Thống Thụy Sĩ Ueli Maurer, một nước vẫn đóng vai trung gian giữa Mỹ và Iran suốt 40 năm nay; rồi có tin rằng ông Trump muốn nhờ ông Maurer mở đường liên lạc với Tehran.
Giới lãnh đạo Iran đã bị tung hỏa mù, chắc chẳng biết đường nào mà lần. Tổng Thống Iran Hassan Rouhani vốn là người “chủ hòa” lại càng bối rối hơn. Chính ông Rouhani đã thuyết phục các giáo sĩ cho phép ký thỏa ước năm 2015 với Mỹ và năm cường quốc, chịu ngưng chương trình bom nguyên tử để đổi lại sẽ được giao thương bình thường. Nhờ thỏa ước đó năm 2016 Iran lại bán được dầu lửa cho Âu Châu, hãng hàng không Iran đã thảo luận mua máy bay Boeing và Airbus.
Năm 2018, ông Trump tuyên bố rút ra khỏi thỏa ước. Vụ mua máy bay chấm dứt. Các nước Anh, Đức, Pháp ở Âu Châu cùng với Nga và Trung Cộng vẫn tôn trọng chữ ký của họ; nhưng kinh tế Iran vẫn bị ảnh hưởng nặng nề. Số dầu lửa xuất cảng giảm một nửa, từ 2.5 triệu thùng mỗi ngày xuống dưới 1.3 triệu. Trước đây một đô la Mỹ đổi được 35,000 đồng Rial, bây giờ 150,000 đồng Rial mới đổi được $1. Lạm phát tăng lên đến 40% một năm.
Năm nay, Mỹ tạo thêm áp lực, ra lệnh các xí nghiệp nước khác, nhấn mạnh đến Âu Châu, nếu còn tiếp tục buôn bán, mua dầu của Iran thì sẽ không được giao thương với các công ty và ngân hàng Mỹ. Tất nhiên, các công ty Âu Châu không bao giờ bỏ thị trường Mỹ to lớn chỉ vì dính vào nền kinh tế Iran nhỏ bé. Tình trạng kinh tế Iran sẽ còn xuống dốc thê thảm, chỉ còn trông cậy Nga, Trung Cộng và cùng lắm là Ấn Độ.
Ông Hassan Rouhani bị đặt vao vị thế phải chống Mỹ, để làm vừa lòng giới bảo thủ trong nước. Các giáo sĩ có thể nói rằng Iran phải soi gương Kim Jong Un: Cứ làm bom nguyên tử đi, nước Mỹ sẽ phải nói chuyện một cách kính trọng!
Để tỏ thái độ, ông Rouhani báo cho năm nước còn lại trong thỏa hiệp 2015 rằng Iran sẽ tiếp tục tinh luyện uranium để tạo năng lượng nguyên tử mặc dù vẫn không tính làm bom. Theo thỏa ước 2015 thì Iran đã đóng cửa các nhà máy tinh luyện uranium và gửi 97% các nguyên liệu tốt sang Nga. Các giới hạn đó bảo đảm Iran không thể nào chế bom nguyên tử trong thời gian ngắn hơn một năm.
Trong tình trạng căng thẳng đó, ngày 5 Tháng Năm, ông Bolton tuyên bố hàng không mẫu hạm Abraham Lincoln đã được lệnh di chuyển tới vùng Trung Đông. Giới lãnh đạo Iran lo sợ, ông Hassan Rouhani phải có phản ứng, nếu không thì địa vị của chính ông lung lay.
Ngày hôm sau, tình báo Mỹ phát hiện Iran đang xếp hỏa tiễn lên nhiều chiếc thuyền nhỏ trong hải cảng. Họ lo rằng Iran có thể dùng những vũ khí này đánh vào các chiến hạm Mỹ, hoặc tấn công các tàu chở dầu, có thể làm tắc nghẽn eo biển Hormuz, con đường biển có nơi chỉ rộng hơn 3 cây số nhưng 30% dầu lửa thế giới di chuyển qua mỗi ngày.
Mặc dù không chế tạo các hỏa tiễn liên lục địa như Bắc Hàn nhưng Iran đã đạt nhiều tiến bộ với các hỏa tiễn tầm ngắn và dài, có thể bắn sang tới các nước Ả Rập và Israel. Hỏa tiễn bắn tới trung tâm ngân hàng ở Dubai có thể làm cả mạng lưới tài chính vùng Trung Đông ngưng hoạt động.
Ngày 7 Tháng Năm, Ngoại Trưởng Pompeo bất ngờ bay qua Baghdad và tuần sau đó ông ra lệnh đưa các nhân viên dân sự cùng gia đình ra khỏi nước Iraq.
Tin đó khiến người ta lo chiến tranh Mỹ Iran sắp xảy ra. Các nhóm dân quân theo giáo phái Shi A có thể tấn công người Mỹ, không những ở Iraq mà cả khắp vùng, từ Syria đến Lebanon, nơi họ rất mạnh.
Để tránh tai bay vạ gió, chính phủ Đức và Hòa Lan trong liên quân do Mỹ tổ chức từ năm 2003 đã rút khỏi Iraq. Tây Ban Nha ra lệnh một chiến thuyền đang hợp tác với quân Mỹ ở Vịnh Ba Tư rút về nước.
Trong khi tình hình căng thẳng đang lên cao thì Tổng Thống Trump dịu giọng. Ông nói với ông Pat Shanahan, bộ trưởng Quốc Phòng, rằng ông không ra lệnh đánh Iran!
Có nhiều lý do khiến ông Trump không muốn đánh. Trước hết, ông vẫn chủ trương không đưa quân ra nước ngoài mà còn muốn rút bớt về. Ông từng tuyên bố sẽ rút hết quân ra khỏi Syria, khiến các tướng lãnh phải can ông đừng bỏ trống Syria cho Nga và Iran thao túng. Thứ hai, ông Trump đã chống vụ Mỹ đánh Iraq năm 2003, cuộc hành quân thành công trong mấy ngày nhưng đến nay dù muốn vẫn không rút chân ra được.
Một lý do quan trọng không kém, là Israel, đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở Trung Đông, mặc dù coi Iran là đối thủ nguy hiểm nhất, sẽ không được lợi gì nếu Mỹ đánh Iran.
Chiến tranh Mỹ-Iran sẽ khiến các lực lượng thân Iran ở các nước bên cạnh mở các cuộc tấn công vào chính nước Israel. Vì cuộc nội chiến ở Syria, Iran đã có cơ hội gửi thêm vũ khi mới cho các lực lượng người theo phái Shi A trong khắp vùng. Hệ thống chống hỏa tiễn của Israel tối tân nhưng vẫn không ngăn được hết các phi đạn thô sơ của người Palestine bắn từ Giải Gaza. Hơn nữa, kinh nghiệm Iraq cho thấy Mỹ khó thành công với một cuộc chiến tranh mới trong vùng.
Nuôi được mối thù ngịch giữa hai giáo phái Shi A và Sun Ni vẫn là điều tốt nhất cho việc ngoại giao của Israel. Chính vì cần phải chống Iran, theo phái Shi A, cho nên nhiều quốc gia Ả Rập theo phái Sun Ni gần đây đã thân thiện với Israel hơn, họ càng ngày càng lơ là với người Palestine. Đối với Israel thì nếu Iran bị suy yếu về kinh tế mà chính quyền bất lực thì vẫn là điều tốt nhất.
Cuối cùng, Israel có thể chờ đợi tới khi cuộc phong tỏa kinh tế của Mỹ với Iran đạt kết quả, khiến Iran phải quay ra xin đàm phán. Khi giới lãnh đạo Iran thấy rằng các nước Âu Châu bỏ rơi mình và Nga và Trung Cộng không cứu nổi thì chắc họ sẽ phải xin hòa.
Ông Trump đã tỏ ý có thể nói chuyện với ông Ayatollah Ali Khamenei, lãnh tụ tối cao của Iran. Nhưng chắc ông không vội. Tình trạng căng thẳng với Iran sẽ có lợi cho ông Trump trong năm 2020. Vì khi nào có mối đe dọa chiến tranh thì dân Mỹ thường bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa! Để kéo dài tình trạng căng thẳng, ông Trump không nên tỏ thái độ dứt khoát. Cứ tiếp tục không chiến cũng không hòa và để cho các cố vấn tha hồ đe dọa lật đổ chế độ các giáo sĩ. Ông tung khói mù vào mắt các lãnh tụ Iran đồng thời cũng làm cho đảng Dân Chủ hoa mắt không biết đâu mà lần!
Ngô Nhân Dụng
Một người dân Iran đọc nhật báo Omid Javan có đăng hình ảnh Tổng Thống Mỹ Donald Trump. (Hình: STR/AFP/Getty Images) |
Ông Trump đã tiết lộ một bí quyết: Làm cho đối thủ không biết mình muốn gì. Ông Trump “tung hỏa mù” bằng lời nói cũng như hành động. Ông cho đưa hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln và pháo đài bay B52 đến gần Iran, hai diệt lôi hạm qua eo biển Hormuz dẫn vào trong Vịnh Ba Tư. Nhưng ông Trump lại tuyên bố ông muốn nói chuyện với giới lãnh đạo Iran. Tại sao không? Ông đã từng chửi Kim Jong Un hết nước hết cái, rồi quay ra kết bạn!
Một phương pháp ông Trump hay sử dụng khiến đối thủ bối rối là cho các người thân cận tha hồ nói ý kiến của họ, họ có thể công khai nói trái ngược nhau hoặc chính ông nói ngược với họ. Cố Vấn An Ninh John R. Bolton đã từng viết một bài trên nhật báo New York Times, năm 2015, với tựa đề: “Muốn giải quyết vụ bom của Iran? Hãy đánh bom Iran!” Giờ, ông Bolton nhắc lại: “Phải thay đổi chế độ ở Iran.” Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng nói như thể Mỹ sắp đánh nhau với Iran tới nơi.
Nhưng sau đó, khi cả thế giới lo ngại chiến tranh sắp xảy ra, ông Trump lại nói rằng ông hy vọng không có chiến tranh với Iran. Ông Trump lại mới gặp Tổng Thống Thụy Sĩ Ueli Maurer, một nước vẫn đóng vai trung gian giữa Mỹ và Iran suốt 40 năm nay; rồi có tin rằng ông Trump muốn nhờ ông Maurer mở đường liên lạc với Tehran.
Giới lãnh đạo Iran đã bị tung hỏa mù, chắc chẳng biết đường nào mà lần. Tổng Thống Iran Hassan Rouhani vốn là người “chủ hòa” lại càng bối rối hơn. Chính ông Rouhani đã thuyết phục các giáo sĩ cho phép ký thỏa ước năm 2015 với Mỹ và năm cường quốc, chịu ngưng chương trình bom nguyên tử để đổi lại sẽ được giao thương bình thường. Nhờ thỏa ước đó năm 2016 Iran lại bán được dầu lửa cho Âu Châu, hãng hàng không Iran đã thảo luận mua máy bay Boeing và Airbus.
Năm 2018, ông Trump tuyên bố rút ra khỏi thỏa ước. Vụ mua máy bay chấm dứt. Các nước Anh, Đức, Pháp ở Âu Châu cùng với Nga và Trung Cộng vẫn tôn trọng chữ ký của họ; nhưng kinh tế Iran vẫn bị ảnh hưởng nặng nề. Số dầu lửa xuất cảng giảm một nửa, từ 2.5 triệu thùng mỗi ngày xuống dưới 1.3 triệu. Trước đây một đô la Mỹ đổi được 35,000 đồng Rial, bây giờ 150,000 đồng Rial mới đổi được $1. Lạm phát tăng lên đến 40% một năm.
Năm nay, Mỹ tạo thêm áp lực, ra lệnh các xí nghiệp nước khác, nhấn mạnh đến Âu Châu, nếu còn tiếp tục buôn bán, mua dầu của Iran thì sẽ không được giao thương với các công ty và ngân hàng Mỹ. Tất nhiên, các công ty Âu Châu không bao giờ bỏ thị trường Mỹ to lớn chỉ vì dính vào nền kinh tế Iran nhỏ bé. Tình trạng kinh tế Iran sẽ còn xuống dốc thê thảm, chỉ còn trông cậy Nga, Trung Cộng và cùng lắm là Ấn Độ.
Ông Hassan Rouhani bị đặt vao vị thế phải chống Mỹ, để làm vừa lòng giới bảo thủ trong nước. Các giáo sĩ có thể nói rằng Iran phải soi gương Kim Jong Un: Cứ làm bom nguyên tử đi, nước Mỹ sẽ phải nói chuyện một cách kính trọng!
Để tỏ thái độ, ông Rouhani báo cho năm nước còn lại trong thỏa hiệp 2015 rằng Iran sẽ tiếp tục tinh luyện uranium để tạo năng lượng nguyên tử mặc dù vẫn không tính làm bom. Theo thỏa ước 2015 thì Iran đã đóng cửa các nhà máy tinh luyện uranium và gửi 97% các nguyên liệu tốt sang Nga. Các giới hạn đó bảo đảm Iran không thể nào chế bom nguyên tử trong thời gian ngắn hơn một năm.
Trong tình trạng căng thẳng đó, ngày 5 Tháng Năm, ông Bolton tuyên bố hàng không mẫu hạm Abraham Lincoln đã được lệnh di chuyển tới vùng Trung Đông. Giới lãnh đạo Iran lo sợ, ông Hassan Rouhani phải có phản ứng, nếu không thì địa vị của chính ông lung lay.
Ngày hôm sau, tình báo Mỹ phát hiện Iran đang xếp hỏa tiễn lên nhiều chiếc thuyền nhỏ trong hải cảng. Họ lo rằng Iran có thể dùng những vũ khí này đánh vào các chiến hạm Mỹ, hoặc tấn công các tàu chở dầu, có thể làm tắc nghẽn eo biển Hormuz, con đường biển có nơi chỉ rộng hơn 3 cây số nhưng 30% dầu lửa thế giới di chuyển qua mỗi ngày.
Mặc dù không chế tạo các hỏa tiễn liên lục địa như Bắc Hàn nhưng Iran đã đạt nhiều tiến bộ với các hỏa tiễn tầm ngắn và dài, có thể bắn sang tới các nước Ả Rập và Israel. Hỏa tiễn bắn tới trung tâm ngân hàng ở Dubai có thể làm cả mạng lưới tài chính vùng Trung Đông ngưng hoạt động.
Ngày 7 Tháng Năm, Ngoại Trưởng Pompeo bất ngờ bay qua Baghdad và tuần sau đó ông ra lệnh đưa các nhân viên dân sự cùng gia đình ra khỏi nước Iraq.
Tin đó khiến người ta lo chiến tranh Mỹ Iran sắp xảy ra. Các nhóm dân quân theo giáo phái Shi A có thể tấn công người Mỹ, không những ở Iraq mà cả khắp vùng, từ Syria đến Lebanon, nơi họ rất mạnh.
Để tránh tai bay vạ gió, chính phủ Đức và Hòa Lan trong liên quân do Mỹ tổ chức từ năm 2003 đã rút khỏi Iraq. Tây Ban Nha ra lệnh một chiến thuyền đang hợp tác với quân Mỹ ở Vịnh Ba Tư rút về nước.
Trong khi tình hình căng thẳng đang lên cao thì Tổng Thống Trump dịu giọng. Ông nói với ông Pat Shanahan, bộ trưởng Quốc Phòng, rằng ông không ra lệnh đánh Iran!
Có nhiều lý do khiến ông Trump không muốn đánh. Trước hết, ông vẫn chủ trương không đưa quân ra nước ngoài mà còn muốn rút bớt về. Ông từng tuyên bố sẽ rút hết quân ra khỏi Syria, khiến các tướng lãnh phải can ông đừng bỏ trống Syria cho Nga và Iran thao túng. Thứ hai, ông Trump đã chống vụ Mỹ đánh Iraq năm 2003, cuộc hành quân thành công trong mấy ngày nhưng đến nay dù muốn vẫn không rút chân ra được.
Một lý do quan trọng không kém, là Israel, đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở Trung Đông, mặc dù coi Iran là đối thủ nguy hiểm nhất, sẽ không được lợi gì nếu Mỹ đánh Iran.
Chiến tranh Mỹ-Iran sẽ khiến các lực lượng thân Iran ở các nước bên cạnh mở các cuộc tấn công vào chính nước Israel. Vì cuộc nội chiến ở Syria, Iran đã có cơ hội gửi thêm vũ khi mới cho các lực lượng người theo phái Shi A trong khắp vùng. Hệ thống chống hỏa tiễn của Israel tối tân nhưng vẫn không ngăn được hết các phi đạn thô sơ của người Palestine bắn từ Giải Gaza. Hơn nữa, kinh nghiệm Iraq cho thấy Mỹ khó thành công với một cuộc chiến tranh mới trong vùng.
Nuôi được mối thù ngịch giữa hai giáo phái Shi A và Sun Ni vẫn là điều tốt nhất cho việc ngoại giao của Israel. Chính vì cần phải chống Iran, theo phái Shi A, cho nên nhiều quốc gia Ả Rập theo phái Sun Ni gần đây đã thân thiện với Israel hơn, họ càng ngày càng lơ là với người Palestine. Đối với Israel thì nếu Iran bị suy yếu về kinh tế mà chính quyền bất lực thì vẫn là điều tốt nhất.
Cuối cùng, Israel có thể chờ đợi tới khi cuộc phong tỏa kinh tế của Mỹ với Iran đạt kết quả, khiến Iran phải quay ra xin đàm phán. Khi giới lãnh đạo Iran thấy rằng các nước Âu Châu bỏ rơi mình và Nga và Trung Cộng không cứu nổi thì chắc họ sẽ phải xin hòa.
Ông Trump đã tỏ ý có thể nói chuyện với ông Ayatollah Ali Khamenei, lãnh tụ tối cao của Iran. Nhưng chắc ông không vội. Tình trạng căng thẳng với Iran sẽ có lợi cho ông Trump trong năm 2020. Vì khi nào có mối đe dọa chiến tranh thì dân Mỹ thường bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa! Để kéo dài tình trạng căng thẳng, ông Trump không nên tỏ thái độ dứt khoát. Cứ tiếp tục không chiến cũng không hòa và để cho các cố vấn tha hồ đe dọa lật đổ chế độ các giáo sĩ. Ông tung khói mù vào mắt các lãnh tụ Iran đồng thời cũng làm cho đảng Dân Chủ hoa mắt không biết đâu mà lần!
Ngô Nhân Dụng
(nguoi-viet.com)
Không có nhận xét nào