Header Ads

  • Breaking News

    Malaysia "tuyên chiến" với tàu cá Việt Nam

    Malaysia đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Việt Nam rằng họ cam kết bảo vệ nguồn tài nguyên hàng hải và ngư trường trị giá hàng tỷ ringgit ở Biển Đông.

    Tàu của Cơ Quan Thực Thi Pháp Luật Hàng Hải Malaysia MMEA

    Ngày 25 tháng 4, Malaysia đã khởi xướng một lực lượng đặc nhiệm để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) tránh nạn đánh bắt trộm của ngư dân Việt Nam.

    Wisma Putra đã gởi tiếp một bức thư phản đối mạnh mẽ cho Hà Nội, thông qua đại sứ Việt Nam ở Malaysia ngày 8 tháng 5, báo hiệu “cuộc chiến”chống lại nạn đánh bắt cá trái phép của ngư dân Việt Nam.

    Lực lượng đặc nhiệm đã huy động một lực lượng hàng hải liên kết hải quân, thuỷ quân lục chiến và ngư nghiệp cùng hàng ngàn nhân viên, cũng như với sự hỗ trợ lực lượng không quân “ quan sát từ trên cao”.

    Chiến công mới nhất là vào ngày 11 tháng 5 khi tàu tuần tra Hoàng gia Malaysia, KD Pahang, bắt giữ một tàu đánh cá Việt Nam đang chạy trốn cách Kemaman khoảng 130 hải lý về phía đông bắc, cùng với thủy thủ đoàn 14 người.

    Cùng ngày, một tàu đánh cá khác với 29 thành viên phi hành đoàn đã bị Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) bắt giữ, cách bờ biển Kuching, Sarawak khoảng 80 hải lý.

    Ngày 4 tháng 5, MMEA đã bắt giữ một tàu đánh cá Việt Nam, với 24 ngư dân, cách thủ đô Kuala Pahang 83 hải lý.

    Đô đốc Datuk Seri Zulkifli Abu Bakar, tổng giám đốc MMEA, cho biết lực lượng đặc nhiệm sẽ không nhân nhượng việc chống lại các hoạt động phi pháp của ngư dân Việt Nam, những người đang khai thác cá bất hợp pháp trị giá 6 tỷ RM mỗi năm.

    Sự phá hủy gián tiếp các rạn san hô trên các hòn đảo ngoài khơi Terengganu, Pahang, Johor, Sarawak và Sabah đang ảnh hưởng đến ngành du lịch Malaysia Malaysia.

    Tờ Thời báo Chủ nhật mới đã biết Malaysia đang dự tính gia tăng hình phạt đối với thủ phạm là một biện pháp răn đe cứng rắn hơn.

    Zulkifli nói: Ngư dân Việt Nam dường như không quan tâm gì tới việc gia tăng hình phạt của chính quyền Viêt Nam trong Luật Thuỷ sản sửa đổ. Ngay cả Thẻ vàng của Liên minh châu Âu rút cho họ vào tháng 10 năm 2017 dường như cũng không có hiệu lực.

    Thẻ vàng là sự cảnh báo cho Việt Nam vì đã không giải quyết việc đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không kiểm soát, dẫn đến lệnh bị cấmxuất khẩu hoàn toàn sang châu Âu, nơi vốn là nhà nhập khẩu các sản phẩm thủy sản lớn nhất thế giới.

    Giá trị toàn cầu của đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không kiểm soát ước tính trong khoảng 10 tỷ đến 20 tỷ euro một năm. Khoảng 11 triệu đến 26 triệu tấn cá bị đánh bắt trái phép mỗi năm, chiếm ít nhất 15% sản lượng đánh bắt trên thế giới.

    Thái Lan đã bị nhận Thẻ Vàng vào tháng 4 năm 2015, nhưng đã được thu hồi thẻ vàng vào tháng 1 năm nay sau khi giải quyết thành công những thiếu sót trong hệ thống hành chính và pháp lý ngư nghiệp.

    Zulkifli tin rằng chính quyền Việt Nam phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn trong việc giải quyết tình hình.

    “Tôi tin rằng Việt Nam có hàng chục ngàn tàu cá và chính quyền của họ đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát ngư dân."

    Được biệt Việt Nam có tới có 80.000 tàu đánh cá và vì nghèo đói mà ngư dân buộc phải đánh cá trộm vì thu lợi nhanh chóng.
     

    Khánh Anh dịch

     
    (vietnamthoibao.org)

    Không có nhận xét nào