Ông Nguyễn Phú Trọng đã dám động chạm đến những điều cấm kỵ, là các yếu
tố đặc trưng nhất của của nghĩa Mark - Lenine. Đó là: Chế độ sở hữu thậm
chí là cổ súy và ưu tiên, khuyến khích Kinh tế tư nhân; Đổi mới chính
trị hay đổi mới chế độ chính trị; Đặc biệt là khái niệm "Kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa" đã được biến thành khái niệm "Kinh tế thị trường và định hướng Xã hội Chủ nghĩa". Nghĩa là bỏ cái đuôi định hướng Xã hội Chủ nghĩa.
Phát biểu Khai mạc Hội Nghị TW 10 Khóa 12 của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng có ẩn ý gì? |
Thông thường, Hội nghị Trung ương lần thứ 10 của đảng CSVN sẽ diễn ra
vào mùa thu của năm thứ 4 sau đại hội đảng toàn quốc. Tuy nhiên trong
năm 2018, đảng CSVN đã họp tới 3 kỳ, với kỳ Hội Nghị Trung ương lần thứ
9, tổ chức bất thường trong hai ngày 25 và 26/12/2018, với 02 nhiệm vụ
trọng tâm là: lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối
với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, và chuẩn bị
chọn danh sách 247 người, để quy hoạch vào Ban Chấp hành Trung ương khóa
XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Đó là những công việc mà lẽ ra Ban Chấp hành Trung ương phải làm trong Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (2-6/10/2018), song bị gác lại để tập trung cho việc biểu quyết việc sáp nhập hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch Nước cho ông Nguyễn Phú Trọng.
Theo Kế hoạch, Hội nghị Trung ương lần thứ 10 của đảng CSVN được tổ chức vào trung tuần tháng 5/2019 và theo kế hoạch dự kiến ban đầu sẽ được tổ chức từ ngày 13 đến 18/5/2019, với 02 nội dung trọng tâm cụ thể là:
1. Ban Chấp hành Trung ương sẽ cho ý kiến vê Quy hoach Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho Đại hội khoá XIII. Đồng thời xem xét thông qua danh sách quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư, khoảng 45 người được chọn từ 247 ứng viên BCH Trung ương đã được dự kiến tại Hội Nghị Trung ương 9.
2. Bỏ phiếu kỷ luật cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị: Đó là các trường hợp, Cựu Thủ tướng Vũ Văn Ninh, cựu Thứ trưởng Quốc phòng, thượng tướng Nguyễn Văn Hiến, cựu Chính uỷ QCHQ trung tướng Nguyễn Văn Tình v.v…
Thậm chí, nguồn tin khả tín thân cận với giới chức lãnh đạo cao cấp trước ngày khai mạc Hội nghị còn cho biết thêm rằng, "Quan điểm của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nứớc Nguyễn Phú Trọng khá rõ ràng. Khi ông cho rằng, quy hoạch BCT, Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2021 – 2026 chưa phải là “làm nhân sự” cụ thể cho nhiệm kỳ tới, nhưng là một bước chuẩn bị rất quan trọng, là cơ sở cho công tác nhân sự Ban Chấp hành nhiệm kỳ Khóa XIII của Đảng. Vì thế, trong quá trình thực hiện phải hết sức thận trọng, bảo đảm đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng về công tác cán bộ, phải thật sự công tâm, khách quan, tuyệt đối không được thiên vị, cá nhân, không để lọt vào quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, có quan điểm lệch lạc, mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực."
Song trên thực tế, có lẽ chịu ảnh hưởng vì tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng nên Hội Nghị Trung Ương lần thứ 10 diễn ra trong thời gian vỏn vẹn chỉ 2 ngày rưỡi, với nội dung hoàn toàn mới không đúng như các nội dung đã đề ra trước đó. Cụ thể là:
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng thảo luận, đóng góp ý kiến cho Đề cương các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
2. Thảo luận và đóng góp ý kiến cho việc chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Nghĩa là không thấy Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến vê Quy hoach Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho Đại hội khoá XIII. Cũng như xem xét thông qua danh sách quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư, khoảng 45 người và bỏ phiếu kỷ luật một số trường hợp do Ban Kiểm tra Trung ương đề nghị theo kế hoạch ban đầu.
Tuy nhiên, đổi lại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng khai mạc Hội nghị. Bài phát biểu này đã có nhiều điểm sáng bất ngờ, là điều chưa từng thấy được đề cập trong một cuộc họp quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cụ thể là, về đề cương các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng người đứng đầu đảng CSVN đã gợi mở những vấn đề hết sức nhạy cảm như:
"1. Thời kỳ quá độ là thế nào? Đổi mới chính trị và đổi mới kinh tế là thế nào? Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không? Đổi mới chính trị là đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân lực, phương thức, lề lối làm việc… hiểu cho đúng những cái đó. Hay bây giờ nói kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; vừa qua kinh tế thị trường phát triển như thế được chưa? Có bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa không? Có lệch về phía nào không?
2. Các thành phần kinh tế, các chế độ sở hữu như thế nào? Bây giờ chế độ sở hữu của ta như thế nào? Công hữu, tư hữu, hỗn hợp… Các thành phần kinh tế thì có Nhà nước, tập thể, tư nhân, sở hữu hỗn hợp, có đầu tư nước ngoài. Chúng ta cứ thu hút đầu tư nước ngoài vào thật nhiều, ký kết thật nhiều thì rất hoan nghênh, nhưng đầu tư vào đây thì ta sẽ quản lý thế nào? Có phụ thuộc vào người ta không? Có giữ được độc lập tự chủ không? Trong khi đó, yêu cầu là hội nhập kinh tế nhưng phải độc lập tự chủ.
3. Bây giờ kinh tế tư nhân đang phát triển rất tốt. Hôm qua tôi có nói: Đừng có kỳ thị với kinh tế tư nhân, phải công bằng, tôi đề nghị sắp tới nơi nào làm tốt phải biểu dương, khen thưởng, thậm chí phong danh hiệu anh hùng cho doanh nghiệp tư nhân. Không kỳ thị, nhưng đồng thời anh nào có sai thì yêu cầu họ sửa. Nhà nước cũng thế, không phải nhà nước tất cả cái gì đều tốt. Kinh tế Nhà nước có mặt tốt, nhưng vừa qua có rất nhiều thất thoát. Nhưng từ chỗ thất thoát như thế mà dẫn đến coi nhẹ kinh tế Nhà nước, chuyển tất cả sang tư nhân thì có đúng không?..."
Nói một cách ngắn gọn là, ông Nguyễn Phú Trọng đã dám động chạm đến những điều cấm kỵ, là các yếu tố đặc trưng nhất của của nghĩa Mark - Lenine. Đó là: Chế độ sở hữu thậm chí là cổ súy và ưu tiên, khuyến khích Kinh tế tư nhân; Đổi mới chính trị hay đổi mới chế độ chính trị; Đặc biệt là khái niệm "Kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa" đã được biến thành khái niệm "Kinh tế thị trường và định hướng Xã hội Chủ nghĩa". Nghĩa là bỏ cái đuôi định hướng Xã hội Chủ nghĩa.
Những điều vừa nêu có thể coi đó là những chuyển biến có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức của người đứng đầu đảng CSVN. Thậm chí có thể coi đó là những ý kiến mang tính xét lại Chủ Nghĩa Mark - Lenine và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì nếu biết rằng nguyên tắc cơ bản nhất và cốt lõi nhất của Chủ Nghĩa Mark - Lenine là công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất và đảng Cộng sản là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội dựa trên nền tảng của giai cấp công nông.
Một câu hỏi được đặt ra là, vì sao Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lại có những thay đổi về quan điểm chính trị lớn lao như vậy và tại sao nó lại xảy ra tại thời điểm này?
Trước hết, ông Nguyễn Phú Trọng là một Giáo sư - Tiến sĩ chuyên ngành xây dựng đảng. Chắc chắn ông Trọng phải ý thức được rằng, cơ chế lãnh đạo của đảng CSVN là cơ chế lãnh đạo tập thể cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm. Có nghĩa là tập thể Ban lãnh đạo luôn ở tư thế dàn hàng ngang để tiến và ai vượt lên (phá rào) đỏi hỏi đổi mới hay cải cách sẽ lập tức bị những kẻ đi sau hùa nhau kéo xuống để "làm thịt". Bài học của ông Trần Xuân Bách, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, là người có chủ trương đa đảng ở Việt Nam và cái kết đau đớn hẳn chúng ta vẫn chưa quên.
Dẫu rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chưa đến mức kêu gọi đổi mới chính trị một cách chính thức, song việc ông Trọng đề cập tới vấn đề "Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?". Thì đây cần phải được coi là một tín hiệu báo trước một sự chuyển đổi chính trị bước đầu, để tạo tiền đề cho việc đổi mới chế độ chính trị trong một tương lại không xa. Có thể là tại đại hội đảng CSVN khóa 13 vào đầu năm 2021. Là điều rất có thể (!?) Nhất là trong lúc, ông Trọng đang nắm Thượng phương bảo kiếm và đang nắm thế thượng phong, có thể bỏ vào lò những kẻ có ý chống lại ông ta.
Còn về lý do vì sao Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lại có những thay đổi về quan điểm chính trị lớn lao như vậy và tại sao nó lại xảy ra tại thời điểm này? Thì có thể hiểu rằng, ông Trọng đã lường hết được về vấn đề sức khỏe của cá nhân mình và hiểu hơn rằng với sức khỏe hiện tại sau khi trải qua một cơn đột quỵ thì khả năng ở lại đảm nhiệm chức trách thêm ở Khóa 13 chắc chắn là điều không thể. Dù ông Trọng có muốn cũng không được. vì cái Quyết định 90/QĐ -TƯ về vấn đề sức khỏe của lãnh đạo chủ chốt do chính bản thân ông vẽ ra đã không cho phép. Chứ chưa nói đến nhưng kẻ đang ngấp nghé chiếc ghế Tổng Bí thư hay Chủ tịch Nước đời nào họ chịu. Trong thời gian một tháng chữa bệnh vừa qua, chắc có lẽ đủ để cho ông Trọng hiểu rằng, ông có thể làm một điều gì cuối đời để được ghi dấu ấn trong lịch sử nước nhà.
Hy vọng là như thế!
Ngày 20 tháng 5 năm 2019
© Kami
Đó là những công việc mà lẽ ra Ban Chấp hành Trung ương phải làm trong Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (2-6/10/2018), song bị gác lại để tập trung cho việc biểu quyết việc sáp nhập hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch Nước cho ông Nguyễn Phú Trọng.
Theo Kế hoạch, Hội nghị Trung ương lần thứ 10 của đảng CSVN được tổ chức vào trung tuần tháng 5/2019 và theo kế hoạch dự kiến ban đầu sẽ được tổ chức từ ngày 13 đến 18/5/2019, với 02 nội dung trọng tâm cụ thể là:
1. Ban Chấp hành Trung ương sẽ cho ý kiến vê Quy hoach Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho Đại hội khoá XIII. Đồng thời xem xét thông qua danh sách quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư, khoảng 45 người được chọn từ 247 ứng viên BCH Trung ương đã được dự kiến tại Hội Nghị Trung ương 9.
2. Bỏ phiếu kỷ luật cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị: Đó là các trường hợp, Cựu Thủ tướng Vũ Văn Ninh, cựu Thứ trưởng Quốc phòng, thượng tướng Nguyễn Văn Hiến, cựu Chính uỷ QCHQ trung tướng Nguyễn Văn Tình v.v…
Thậm chí, nguồn tin khả tín thân cận với giới chức lãnh đạo cao cấp trước ngày khai mạc Hội nghị còn cho biết thêm rằng, "Quan điểm của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nứớc Nguyễn Phú Trọng khá rõ ràng. Khi ông cho rằng, quy hoạch BCT, Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2021 – 2026 chưa phải là “làm nhân sự” cụ thể cho nhiệm kỳ tới, nhưng là một bước chuẩn bị rất quan trọng, là cơ sở cho công tác nhân sự Ban Chấp hành nhiệm kỳ Khóa XIII của Đảng. Vì thế, trong quá trình thực hiện phải hết sức thận trọng, bảo đảm đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng về công tác cán bộ, phải thật sự công tâm, khách quan, tuyệt đối không được thiên vị, cá nhân, không để lọt vào quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, có quan điểm lệch lạc, mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực."
Song trên thực tế, có lẽ chịu ảnh hưởng vì tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng nên Hội Nghị Trung Ương lần thứ 10 diễn ra trong thời gian vỏn vẹn chỉ 2 ngày rưỡi, với nội dung hoàn toàn mới không đúng như các nội dung đã đề ra trước đó. Cụ thể là:
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng thảo luận, đóng góp ý kiến cho Đề cương các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
2. Thảo luận và đóng góp ý kiến cho việc chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Nghĩa là không thấy Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến vê Quy hoach Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho Đại hội khoá XIII. Cũng như xem xét thông qua danh sách quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư, khoảng 45 người và bỏ phiếu kỷ luật một số trường hợp do Ban Kiểm tra Trung ương đề nghị theo kế hoạch ban đầu.
Tuy nhiên, đổi lại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng khai mạc Hội nghị. Bài phát biểu này đã có nhiều điểm sáng bất ngờ, là điều chưa từng thấy được đề cập trong một cuộc họp quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cụ thể là, về đề cương các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng người đứng đầu đảng CSVN đã gợi mở những vấn đề hết sức nhạy cảm như:
"1. Thời kỳ quá độ là thế nào? Đổi mới chính trị và đổi mới kinh tế là thế nào? Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không? Đổi mới chính trị là đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân lực, phương thức, lề lối làm việc… hiểu cho đúng những cái đó. Hay bây giờ nói kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; vừa qua kinh tế thị trường phát triển như thế được chưa? Có bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa không? Có lệch về phía nào không?
2. Các thành phần kinh tế, các chế độ sở hữu như thế nào? Bây giờ chế độ sở hữu của ta như thế nào? Công hữu, tư hữu, hỗn hợp… Các thành phần kinh tế thì có Nhà nước, tập thể, tư nhân, sở hữu hỗn hợp, có đầu tư nước ngoài. Chúng ta cứ thu hút đầu tư nước ngoài vào thật nhiều, ký kết thật nhiều thì rất hoan nghênh, nhưng đầu tư vào đây thì ta sẽ quản lý thế nào? Có phụ thuộc vào người ta không? Có giữ được độc lập tự chủ không? Trong khi đó, yêu cầu là hội nhập kinh tế nhưng phải độc lập tự chủ.
3. Bây giờ kinh tế tư nhân đang phát triển rất tốt. Hôm qua tôi có nói: Đừng có kỳ thị với kinh tế tư nhân, phải công bằng, tôi đề nghị sắp tới nơi nào làm tốt phải biểu dương, khen thưởng, thậm chí phong danh hiệu anh hùng cho doanh nghiệp tư nhân. Không kỳ thị, nhưng đồng thời anh nào có sai thì yêu cầu họ sửa. Nhà nước cũng thế, không phải nhà nước tất cả cái gì đều tốt. Kinh tế Nhà nước có mặt tốt, nhưng vừa qua có rất nhiều thất thoát. Nhưng từ chỗ thất thoát như thế mà dẫn đến coi nhẹ kinh tế Nhà nước, chuyển tất cả sang tư nhân thì có đúng không?..."
Nói một cách ngắn gọn là, ông Nguyễn Phú Trọng đã dám động chạm đến những điều cấm kỵ, là các yếu tố đặc trưng nhất của của nghĩa Mark - Lenine. Đó là: Chế độ sở hữu thậm chí là cổ súy và ưu tiên, khuyến khích Kinh tế tư nhân; Đổi mới chính trị hay đổi mới chế độ chính trị; Đặc biệt là khái niệm "Kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa" đã được biến thành khái niệm "Kinh tế thị trường và định hướng Xã hội Chủ nghĩa". Nghĩa là bỏ cái đuôi định hướng Xã hội Chủ nghĩa.
Những điều vừa nêu có thể coi đó là những chuyển biến có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức của người đứng đầu đảng CSVN. Thậm chí có thể coi đó là những ý kiến mang tính xét lại Chủ Nghĩa Mark - Lenine và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì nếu biết rằng nguyên tắc cơ bản nhất và cốt lõi nhất của Chủ Nghĩa Mark - Lenine là công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất và đảng Cộng sản là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội dựa trên nền tảng của giai cấp công nông.
Một câu hỏi được đặt ra là, vì sao Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lại có những thay đổi về quan điểm chính trị lớn lao như vậy và tại sao nó lại xảy ra tại thời điểm này?
Trước hết, ông Nguyễn Phú Trọng là một Giáo sư - Tiến sĩ chuyên ngành xây dựng đảng. Chắc chắn ông Trọng phải ý thức được rằng, cơ chế lãnh đạo của đảng CSVN là cơ chế lãnh đạo tập thể cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm. Có nghĩa là tập thể Ban lãnh đạo luôn ở tư thế dàn hàng ngang để tiến và ai vượt lên (phá rào) đỏi hỏi đổi mới hay cải cách sẽ lập tức bị những kẻ đi sau hùa nhau kéo xuống để "làm thịt". Bài học của ông Trần Xuân Bách, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, là người có chủ trương đa đảng ở Việt Nam và cái kết đau đớn hẳn chúng ta vẫn chưa quên.
Dẫu rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chưa đến mức kêu gọi đổi mới chính trị một cách chính thức, song việc ông Trọng đề cập tới vấn đề "Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?". Thì đây cần phải được coi là một tín hiệu báo trước một sự chuyển đổi chính trị bước đầu, để tạo tiền đề cho việc đổi mới chế độ chính trị trong một tương lại không xa. Có thể là tại đại hội đảng CSVN khóa 13 vào đầu năm 2021. Là điều rất có thể (!?) Nhất là trong lúc, ông Trọng đang nắm Thượng phương bảo kiếm và đang nắm thế thượng phong, có thể bỏ vào lò những kẻ có ý chống lại ông ta.
Còn về lý do vì sao Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lại có những thay đổi về quan điểm chính trị lớn lao như vậy và tại sao nó lại xảy ra tại thời điểm này? Thì có thể hiểu rằng, ông Trọng đã lường hết được về vấn đề sức khỏe của cá nhân mình và hiểu hơn rằng với sức khỏe hiện tại sau khi trải qua một cơn đột quỵ thì khả năng ở lại đảm nhiệm chức trách thêm ở Khóa 13 chắc chắn là điều không thể. Dù ông Trọng có muốn cũng không được. vì cái Quyết định 90/QĐ -TƯ về vấn đề sức khỏe của lãnh đạo chủ chốt do chính bản thân ông vẽ ra đã không cho phép. Chứ chưa nói đến nhưng kẻ đang ngấp nghé chiếc ghế Tổng Bí thư hay Chủ tịch Nước đời nào họ chịu. Trong thời gian một tháng chữa bệnh vừa qua, chắc có lẽ đủ để cho ông Trọng hiểu rằng, ông có thể làm một điều gì cuối đời để được ghi dấu ấn trong lịch sử nước nhà.
Hy vọng là như thế!
Ngày 20 tháng 5 năm 2019
© Kami
(Blog RFA)
Không có nhận xét nào