Để hiểu điều gì làm cho một cuộc đảo
chính thành công, như gần đây đã xảy ra ở Sudan và Algeria, hoặc thất
bại, như đã xảy ra trong tuần này ở Venezuela, cần xem xét các biến cố
lạ kỳ ở Libya cách đây nửa thế kỷ.
Lãnh đạo đối lập Juan Guaidó tại cuộc biểu tình kêu gọi quân đội nổi dậy chống chính phủ. Ảnh: Fernando Llano/AP |
Phần
lớn thời gian trong năm 1969, đất nước này tràn ngập tin đồn về một
cuộc đảo chính sắp xảy ra. Vào tháng 9, một số ít xe quân đội đã đến các
văn phòng chính phủ và trung tâm truyền thông, và một tuyên bố ngắn gọn
được loan báo chấm dứt chế độ vua chúa đã suy yếu ở Libya.
Các
đơn vị quân đội trên cả nước cho rằng, các chỉ huy quân đội đang lãnh
đạo cuộc đảo chính và hy vọng họ sẽ xuất hiện bất cứ lúc nào, bảo đảm
cho phần còn lại của Libya không bị đổ máu. Các thế lực nước ngoài nhanh
chóng công nhận chính phủ mới. Không ai bận tâm để kiểm tra xem ai là
người lãnh đạo việc tiếp quản.
Một
tuần sau, một trung úy quân đội 27 tuổi, vô danh, thuộc quân đoàn viễn
thông, tuyên bố rằng anh và vài chục sĩ quan cấp thấp trên thực tế đã
dàn dựng cuộc đảo chính. Tên anh ta là Muammar el-Qaddafi.
Nếu
người dân Libya cảm thấy bị lừa thì đã quá muộn. Để đánh bật các sĩ
quan này, đòi hỏi một số lượng lớn những người nắm quyền lực, người dân
và đồng minh nước ngoài của Libya cùng nhau chống lại những người cầm
quyền mới, điều mà họ đã thậm chí không làm được để chống lại chế độ
quân chủ không được lòng dân.
Ông el-Qaddafi giữ được quyền lực trong 42 năm.
Tuần
này tại Venezuela, nhà lãnh đạo phe đối lập Juan Guaidó đã đấu tranh để
tạo ra cảm giác chắc chắn cho kế hoạch lật đổ tổng thống Nicolás
Maduro, nhưng sự ủng hộ của quân đội mà ông ta kêu gọi không bao giờ
xuất hiện.
Thất
bại của ông, cùng với sự thành công của các phong trào gần đây nhằm lật
đổ các nhà lãnh đạo không được ưa chuộng ở Algeria và Sudan, nhấn mạnh
các tác động thường khiến một cuộc đảo chính thành công hay thất bại.
Một thời gian lịch sử tạm lắng các cuộc đảo chính và các cuộc cách mạng
dường như sắp kết thúc, làm cho các động lực này ngày càng có kết quả
vượt xa Venezuela.
Trò chơi tự tin
Chúng
ta có xu hướng nghĩ về các cuộc đảo chính cho là được thúc đẩy bởi
những người biểu tình tức giận hoặc các sĩ quan nổi loạn. Nhưng, trên
thực tế, chúng hầu như luôn được giới ưu tú thống trị trong lãnh vực
chính trị, quân sự và kinh doanh của đất nước mang đến.
Xét
cho cùng, những người môi giới quyền lực có tiếng nói cuối cùng về việc
một nhà lãnh đạo ở lại hay ra đi. Nhưng họ chỉ có thể loại bỏ một nhà
lãnh đạo nếu họ hành động cùng với nhau – thực hiện bất kỳ cuộc đảo
chính nào mà Naunihal Singh, một học giả hàng đầu về các cuộc đảo chính,
gọi là một “trò chơi phối hợp”.
Tại
Libya, ông el-Qaddafi đã có thể bắt đầu chuyện chính trị tương đương
như một cuộc rút tiền ồ ạt từ các nhà băng, mà phần lớn Libya tham gia
vào việc tiếp quản của ông, bởi vì sự sụp đổ của chính phủ đã được coi
là sắp xảy ra.
Cảm
giác không thể tránh khỏi đó có nghĩa là mỗi quan chức Libya cho rằng
cuộc đảo chính sẽ thành công và chính phủ mới sẽ có được sự hậu thuẫn
rộng rãi, vì vậy họ nên đi theo.
Ông Guaidó cố gắng nuôi dưỡng một cảm giác đồng thuận và chắc chắn trong các nhà môi giới quyền lực Venezuela.
Một
số thất bại của ông Guaidó, mang tính chiến thuật, như đưa ra lời kêu
gọi hành động của mình trên Twitter, ông Singh nói. Các nhà lãnh đạo đảo
chính theo truyền thống ưa chuộng dùng các đài truyền hình và đài phát
thanh quốc gia bởi vì chiếm giữ chúng là một cách để thuyết phục đất
nước là họ đã nắm quyền kiểm soát.
Ông Guaidó cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo quân đội tham gia với ông, thu hút sự chú ý đến sự thiếu hỗ trợ của ông.
“Bạn
không nên nói, ‘Chúng ta có thể giành chiến thắng chỉ khi chúng ta có
sự hỗ trợ của bạn’, Những gì bạn nên nói là ‘Chúng ta đã giành chiến
thắng’. Bằng cách làm cho có vẻ như bạn đã thành công, bạn nhận được sự
hỗ trợ cần thiết để thành công”. Ông Singh bày tỏ.
Có
một vấn đề sâu sắc hơn đã cản trở nỗ lực loại bỏ ông Maduro: các nhà
môi giới quyền lực của Venezuela, như các công dân của họ và cộng đồng
quốc tế rộng lớn hơn, bị chia rẽ sâu sắc.
Ngay
cả khi mỗi cá nhân ưu tú về chính trị hoặc kinh doanh có thể có tương
lai tốt hơn khi ông Maduro ra đi, họ không thể phối hợp để tạo ra cảm
giác cần thiết là chắc chắn. Nhưng đã nhiều người nhận thức được rằng,
mối đe dọa của một cuộc đảo chính đang lơ lửng ở Venezuela.
Phải mất 12 tiếng để ông Maduro xuất hiện trên TV, thông báo ông vẫn còn nắm quyền – một sự chậm trễ đáng ngại.
Bắt
đầu một cuộc đảo chính mà không có sự hỗ trợ quan trọng của giới tinh
hoa có thể gây nguy hiểm. Khi các sĩ quan nổi dậy cố gắng hất cẳng chính
phủ Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2016, họ dường như ra hiệu cho sự hỗ trợ chính
trị mà không bao giờ thành hiện thực. Nỗ lực này, và phản ứng của chính
phủ, kết thúc với hàng chục người chết và những kẻ âm mưu bị bỏ tù.
Những người biểu tình ở Istanbul năm 2016, khi các sĩ quan nổi dậy cố gắng lật đổ chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không thành. Ảnh: Gurcan Ozturk/ AFP— Getty Images |
Thể hiện sự chắc chắn
Sự thất bại của Thổ Nhĩ Kỳ, nhấn mạnh rằng một cuộc đảo chính là một vấn đề hành động tập thể hơn là một hoạt động quân sự.
Giới
tinh hoa xác định kết quả cuộc đảo chính thường quá đông và phân tán
trong việc giao tiếp trực tiếp. Và họ không thích rủi ro. Nhiệm vụ của
các nhà lãnh đạo đảo chính là thuyết phục từng thành phần ưu tú rằng,
tất cả những người khác sẽ tham gia, thúc đẩy họ tiến bước cùng nhau.
Điều này thường có nghĩa là, đưa người biểu tình và chính phủ nước ngoài tới mục tiêu, tạo ra sự xuất hiện của sự đồng thuận.
Đó
là lý do tại sao cuộc đấu tranh quyền lực của Venezuela đã diễn ra trên
một vấn đề có vẻ là về kỹ thuật: Sự tuyên bố của ông Guaidó tự xưng là
tổng thống hợp pháp.
Sự
chính danh của một nhà lãnh đạo tương tự như tiền tệ hiện đại. Bản thân
tờ giấy chỉ có giá trị khi người tiêu dùng coi nó có giá trị. Tương tự
như vậy, một nhà lãnh đạo chỉ hợp pháp khi nào các công dân và các tổ
chức trên đất nước ông ta, xem ông ta chính danh.
Nếu
đủ các công dân và tổ chức của Venezuela bị lung lay, xem ông Maduro
không còn hợp pháp, thì ông sẽ không còn hợp pháp trên thực tế.
Nhưng
rất đa số mọi người vẫn xem ông ta là hợp pháp, mặc dù chỉ thụ động.
Bản thân Venezuela là một trường hợp điển hình: Ngay cả khi lạm phát đã
khiến đồng tiền của họ gần như vô giá trị, các công dân vẫn tiếp tục sử
dụng nó.
Tạo sự đồng thuận phổ biến
Thách
thức của ông Guaidó, có thể là ông đang cố gắng giải quyết hai vấn đề
cùng một lúc. Ông ta đang cố gắng sử dụng những dấu hiệu về sự đào tẩu
của giới ưu tú từ chính phủ của ông Maduro, để thúc đẩy một cuộc nổi dậy
rộng rãi hơn. Và ông ta đang cố gắng sử dụng các cuộc biểu tình để
khuyến khích những người ưu tú đào tẩu nhiều hơn.
Hai
đối tượng đó, trong bất kỳ phong trào nào để hạ bệ một chính phủ, có xu
hướng muốn có kết quả khác biệt nhau. Những người ưu tú thường muốn duy
trì hiện trạng. Công dân thường muốn có những thay đổi sâu sắc hơn: dân
chủ, đe dọa quyền lực của giới ưu tú (giới có thế lực) và luật pháp, có
thể đe dọa thu nhập của giới ưu tú và thậm chí cả tự do của họ.
Năm
2017, ở Zimbabwe, mâu thuẫn này chỉ trở nên rõ ràng sau khi giới tinh
hoa tuân thủ đòi hỏi của người biểu tình để hất cẳng Robert Mugabe, nhà
lãnh đạo lâu năm. Thay vì cung cấp nền dân chủ, họ đã cài đặt một người
khác trong nhóm đó.
Các
cuộc biểu tình rất có thể đã cung cấp sự thúc đẩy cần thiết cho giới
tinh hoa của Zimbabwe để phối hợp nhau trong việc loại bỏ ông Mugabe.
Tuy nhiên, họ vẫn đặt lợi ích của mình lên hàng đầu, sử dụng các cuộc
phản đối như một cái cớ để loại bỏ một nhà lãnh đạo cũ không còn được
tin cậy cho một người mới. Cuộc đảo chính có thể là sự thành công cho
giới ưu tú người Zimbabwe, nhưng được cho là không thành công cho các
công dân của nước này.
Những
người biểu tình ở Algeria và Sudan, sau khi thúc đẩy thành công để loại
bỏ kẻ bạo quyền già nua của chính họ, đang theo dõi một vụ “treo đầu dê
bán thịt chó” tương tự.
Cả
hai cuộc đảo chính đều là những trường hợp trong sách giáo khoa: Những
người ưu tú thống nhất chặt chẽ và đầy quyền lực, sẽ phối hợp với nhau
một cách dễ dàng, lợi dụng các cuộc biểu tình để loại bỏ một nhà lãnh
đạo suy nhược và không còn được lòng dân.
Tỷ
lệ của một cuộc đảo chính dẫn đến dân chủ là mong manh. Kể từ Thế chiến
II, nền dân chủ chỉ theo sau một trong bốn trường hợp, trong đó một nhà
độc tài bị cách chức.
Ngay
cả khi các nhà lãnh đạo đảo chính bắt đầu một quá trình chuyển đổi thực
sự sang dân chủ, họ thường sẽ bảo đảm rằng các đặc quyền và quyền lợi
của giới ưu tú vẫn còn tồn tại, bảo đảm rằng nền dân chủ hoàn toàn không
thể đạt được cho đến khi giới tinh hoa cũ hầu như thực sự chết hết.
Mặc
dù vậy, đối với các công dân ở các quốc gia không có cuộc bầu cử thật
sự, các cuộc biểu tình kêu gọi giới tinh hoa của họ loại bỏ nhà lãnh đạo
bằng vũ lực có thể là cách hợp lý duy nhất để buộc thay đổi.
Amy
Erica Smith, một nhà khoa học chính trị thuộc trường Đại học Iowa State
University, viết cho trang Vox rằng, các điều kiện ở Venezuela làm tăng
lợi thế của một cuộc đảo chính dẫn đến nền dân chủ, trích dẫn một chế
độ độc đoán mất uy tín; một lịch sử kháng chiến do công dân lãnh đạo
chống lại chế độ; một liên minh giữa các chính trị gia dân chủ và quân
đội; lịch sử cạnh tranh bầu cử giữa các đảng phái.
Tuy
nhiên, những điều kiện tương tự đã khiến chính phủ của ông Maduro,
chống lại các nỗ lực đảo chính một cách bất thường – tầng lớp ưu tú và
dân chúng bị chia rẽ, tham nhũng sâu sắc trong quân đội, một sự bế tắc
giữa các cường quốc nước ngoài – có thể khiến việc thiết lập nền dân chủ
trở nên khó khăn.
“Lịch
sử trên thế giới đầy dẫy các trường hợp chuyển đổi quyền lực được hỗ
trợ bởi quân đội, theo đó được cho là sẽ dẫn đến các cuộc bầu cử và dân
chủ, thế nhưng nó đã không dẫn đến”, bà Smith viết.
Nguồn: New York Times
Dịch giả: Vũ Ngọc Chi
(Tiếng Dân)
Không có nhận xét nào