Người Campuchia đề nghị chính phủ Hun Sen tránh phụ thuộc vào Trung Quốc
Các chính trị gia, thành viên của các nhóm xã hội dân sự và người dân đã thúc giục chính phủ Campuchia mở rộng quan hệ ngoại giao để tránh phụ thuộc quá nhiều vào Bắc Kinh, theo bản tin ngày thứ Sáu (17/5) của RFA.
Các ý kiến góp ý cho chính phủ của Thủ tướng Hun Sen được đưa ra sau chuyến thăm Bắc Kinh của Quốc vương Campuchia, Norodom Sihamoni, vào hôm thứ Ba. Trong chuyến thăm của mình, ông Sihamoni đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và được truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời nói rằng người dân Campuchia “sẽ luôn sát cánh cùng với Trung Quốc trong mọi trường hợp”.
Trước đó, vào cuối tháng Tư, Thủ tướng Hun Sen đã tới Bắc Kinh để tham dự hội nghị Vành đai và Con đường, sau đó đã mang về một loạt các thỏa thuận với Bắc Kinh được cho là sẽ đủ để khỏa lấp những ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt sắp tới của phương Tây vì chiến dịch đàn áp phe đối lập và giới truyền thông độc lập.
Am Sam Ath, một nhà hoạt động nhân quyền ở Campuchia, nói với RFA tiếng Khmer hôm thứ Sáu rằng hiến pháp Campuchia không cho phép nước này có cách tiếp cận thiên vị đối trong quan hệ ngoại giao với bất kỳ một quốc gia nào.
“Nếu chúng tôi nghiêng về Trung Quốc và tránh xa con đường dân chủ, điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước chúng tôi”, ông Am nói.
Venezuela: Thông tin trái chiều về các cuộc đàm phán
Tổng thống Nicolas Maduro hôm thứ Sáu thông báo rằng chính phủ của ông đã “bắt đầu các cuộc đàm phán” với phe đối lập ở Na Uy, sau nhiều tháng hai bên đối đầu căng thẳng, theo AFP.
“Các cuộc đàm phán đã được khởi động một cách tốt đẹp nhằm tiến tới các thỏa thuận hòa bình, các cam kết và sự hòa hợp, và tôi đề nghị tất cả người dân Venezuela ủng hộ để [chúng ta cùng] tiến bước trên con đường hòa bình”, ông Maduro nói trong một tuyên bố tại một buổi lễ, trước 6.500 quân, tổ chức ở bang Aragua phía bắc Venezuela.
Tuy nhiên tuyên bố của ông Maduro trái ngược với những gì mà Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido cho biết hôm thứ Năm: “Không có cuộc đàm phán nào cả”, vị tổng thống lâm thời trẻ tuổi của Venezuela nói với các phóng viên. Thực ra là, các quan chức Na Uy đã cố gắng “hòa giải” với cả hai bên để cố gắng kéo họ ngồi lại với nhau.
AFP cho hay, ông Maduro đã loan báo và ca ngợi “tin tốt lành” về các cuộc đàm phán, mặc dù phía Na Uy mới chỉ thông báo là hai bên đã có những liên hệ sơ bộ.
Tờ báo thân Triều Tiên khuyên Mỹ nên ‘linh hoạt’ với Bình Nhưỡng
Một tờ báo thân Triều Tiên tại Nhật Bản, có tên Chosun Sinbo, hôm thứ Bảy đã kêu gọi Hoa Kỳ nên hủy bỏ yêu cầu Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân trước khi nhận được các ưu đãi, để linh hoạt hơn nhằm nối lại các cuộc đàm phán giữa hai bên, theo Yonhap.
Chosun Sinbo cũng cảnh báo rằng những nỗ lực ngoại giao với Bình Nhưỡng có thể trở nên vô ích nếu Hoa Kỳ không đáp ứng đề nghị của Kim Jong-un rằng Washington cần phải có “cách tiếp cận đúng đắn” chậm nhất vào cuối năm nay.
Gần đây, mặc dù, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, hơn 10 triệu dân đang thiếu đói do hạn hán, Bình Nhưỡng vẫn tiêu tốn tiền bạc vào hai cuộc tập trận bắn hàng loạt tên lửa về phía biển Hoa Đông để gây sức ép lên Mỹ và đồng minh.
Cựu nhân viên CIA chịu mức án nặng vì làm gián điệp cho Trung Quốc
Một cựu đặc vụ CIA đã bị kết án 20 năm tù vào thứ Sáu vì đã chuyển bí mật quốc gia cho Trung Quốc để nhận được 25.000 đô la, theo New York Times.
Ông Kevin Mallory, 62 tuổi, bị kết tội theo Đạo luật hoạt động gián điệp vì đã bán “thông tin phòng thủ” bí mật của Mỹ cho một nhân viên tình báo Trung Quốc trong các chuyến đi đến Thượng Hải vào tháng 3 và 4/2017, theo AFP.
Reuters dẫn cáo trạng của tòa bắc Virginia cho hay, cơ quan điều tra của Hoa Kỳ tìm thấy nhiều tài liệu mật trong chiếc điện thoại mà một người gốc Hoa tên Michael Yang đưa cho ông Mallory để liên lạc. Mallory khai ông Yang “làm việc cho cơ quan tình báo của Trung Quốc”.
“Mallory không chỉ khiến đất nước chúng ta gặp rủi ro lớn mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng của [người dân], những người đã phó thác sinh mạng cho nền quốc phòng của đất nước chúng ta”, luật sư Hoa Kỳ Zachary Terwilliger nói trong một tuyên bố.
MOFA đề nghị Việt Nam điều tra việc công dân Đài Loan bị quấy rối
Bộ Ngoại giao Đài Loan (MOFA) đã đề nghị chính phủ Việt Nam điều tra về việc một nhóm du lịch người Đài Loan bị quấy nhiễu khi đến thăm Nha Trang từ ngày 11/5 đến ngày 15/5, hãng tin Đài Loan, Taiwan News, đưa tin hôm thứ Bảy.
Theo Taiwan News, khi đến và rời đi tại sân bay quốc tế Cam Ranh, Nhà Trang, các thành viên của nhóm du lịch Đài Loan, gồm 104 người, đã bị quấy rối và ép buộc phải hối lộ cho các quan chức hải quan và nhập cư. Một số du khách nữ trong đoàn du khách Đài Loan nói rằng một số số nhân viên an ninh Việt Nam đã có hành động “động chạm” khiếm nhã đối với họ.
Tức giận vì bị cư xử thiếu văn minh, các thành viên của nhóm du lịch đã báo cáo vụ việc với MOFA sau khi họ trở về Đài Loan.
MOFA đã ngay lập tức liên hệ với văn phòng đại diện Đài Loan tại thành phố Hồ Chí Minh và văn phòng đại diện của Việt Nam tại Đài Bắc để hỏi về vụ việc.
Sau yêu cầu của MOFA, chính phủ Việt Nam đã đưa ra lời xin lỗi và cam kết sẽ tiến hành việc điều tra cáo buộc về các hành vi bất hợp pháp của những nhân viên làm việc tại sân bay Cam Ranh, theo CNA.
Võ Thái Hà tóm lược
Các chính trị gia, thành viên của các nhóm xã hội dân sự và người dân đã thúc giục chính phủ Campuchia mở rộng quan hệ ngoại giao để tránh phụ thuộc quá nhiều vào Bắc Kinh, theo bản tin ngày thứ Sáu (17/5) của RFA.
Các ý kiến góp ý cho chính phủ của Thủ tướng Hun Sen được đưa ra sau chuyến thăm Bắc Kinh của Quốc vương Campuchia, Norodom Sihamoni, vào hôm thứ Ba. Trong chuyến thăm của mình, ông Sihamoni đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và được truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời nói rằng người dân Campuchia “sẽ luôn sát cánh cùng với Trung Quốc trong mọi trường hợp”.
Trước đó, vào cuối tháng Tư, Thủ tướng Hun Sen đã tới Bắc Kinh để tham dự hội nghị Vành đai và Con đường, sau đó đã mang về một loạt các thỏa thuận với Bắc Kinh được cho là sẽ đủ để khỏa lấp những ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt sắp tới của phương Tây vì chiến dịch đàn áp phe đối lập và giới truyền thông độc lập.
Am Sam Ath, một nhà hoạt động nhân quyền ở Campuchia, nói với RFA tiếng Khmer hôm thứ Sáu rằng hiến pháp Campuchia không cho phép nước này có cách tiếp cận thiên vị đối trong quan hệ ngoại giao với bất kỳ một quốc gia nào.
“Nếu chúng tôi nghiêng về Trung Quốc và tránh xa con đường dân chủ, điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước chúng tôi”, ông Am nói.
Venezuela: Thông tin trái chiều về các cuộc đàm phán
Tổng thống Nicolas Maduro hôm thứ Sáu thông báo rằng chính phủ của ông đã “bắt đầu các cuộc đàm phán” với phe đối lập ở Na Uy, sau nhiều tháng hai bên đối đầu căng thẳng, theo AFP.
“Các cuộc đàm phán đã được khởi động một cách tốt đẹp nhằm tiến tới các thỏa thuận hòa bình, các cam kết và sự hòa hợp, và tôi đề nghị tất cả người dân Venezuela ủng hộ để [chúng ta cùng] tiến bước trên con đường hòa bình”, ông Maduro nói trong một tuyên bố tại một buổi lễ, trước 6.500 quân, tổ chức ở bang Aragua phía bắc Venezuela.
Tuy nhiên tuyên bố của ông Maduro trái ngược với những gì mà Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido cho biết hôm thứ Năm: “Không có cuộc đàm phán nào cả”, vị tổng thống lâm thời trẻ tuổi của Venezuela nói với các phóng viên. Thực ra là, các quan chức Na Uy đã cố gắng “hòa giải” với cả hai bên để cố gắng kéo họ ngồi lại với nhau.
AFP cho hay, ông Maduro đã loan báo và ca ngợi “tin tốt lành” về các cuộc đàm phán, mặc dù phía Na Uy mới chỉ thông báo là hai bên đã có những liên hệ sơ bộ.
Tờ báo thân Triều Tiên khuyên Mỹ nên ‘linh hoạt’ với Bình Nhưỡng
Một tờ báo thân Triều Tiên tại Nhật Bản, có tên Chosun Sinbo, hôm thứ Bảy đã kêu gọi Hoa Kỳ nên hủy bỏ yêu cầu Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân trước khi nhận được các ưu đãi, để linh hoạt hơn nhằm nối lại các cuộc đàm phán giữa hai bên, theo Yonhap.
Chosun Sinbo cũng cảnh báo rằng những nỗ lực ngoại giao với Bình Nhưỡng có thể trở nên vô ích nếu Hoa Kỳ không đáp ứng đề nghị của Kim Jong-un rằng Washington cần phải có “cách tiếp cận đúng đắn” chậm nhất vào cuối năm nay.
Gần đây, mặc dù, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, hơn 10 triệu dân đang thiếu đói do hạn hán, Bình Nhưỡng vẫn tiêu tốn tiền bạc vào hai cuộc tập trận bắn hàng loạt tên lửa về phía biển Hoa Đông để gây sức ép lên Mỹ và đồng minh.
Cựu nhân viên CIA chịu mức án nặng vì làm gián điệp cho Trung Quốc
Một cựu đặc vụ CIA đã bị kết án 20 năm tù vào thứ Sáu vì đã chuyển bí mật quốc gia cho Trung Quốc để nhận được 25.000 đô la, theo New York Times.
Ông Kevin Mallory, 62 tuổi, bị kết tội theo Đạo luật hoạt động gián điệp vì đã bán “thông tin phòng thủ” bí mật của Mỹ cho một nhân viên tình báo Trung Quốc trong các chuyến đi đến Thượng Hải vào tháng 3 và 4/2017, theo AFP.
Reuters dẫn cáo trạng của tòa bắc Virginia cho hay, cơ quan điều tra của Hoa Kỳ tìm thấy nhiều tài liệu mật trong chiếc điện thoại mà một người gốc Hoa tên Michael Yang đưa cho ông Mallory để liên lạc. Mallory khai ông Yang “làm việc cho cơ quan tình báo của Trung Quốc”.
“Mallory không chỉ khiến đất nước chúng ta gặp rủi ro lớn mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng của [người dân], những người đã phó thác sinh mạng cho nền quốc phòng của đất nước chúng ta”, luật sư Hoa Kỳ Zachary Terwilliger nói trong một tuyên bố.
MOFA đề nghị Việt Nam điều tra việc công dân Đài Loan bị quấy rối
Bộ Ngoại giao Đài Loan (MOFA) đã đề nghị chính phủ Việt Nam điều tra về việc một nhóm du lịch người Đài Loan bị quấy nhiễu khi đến thăm Nha Trang từ ngày 11/5 đến ngày 15/5, hãng tin Đài Loan, Taiwan News, đưa tin hôm thứ Bảy.
Theo Taiwan News, khi đến và rời đi tại sân bay quốc tế Cam Ranh, Nhà Trang, các thành viên của nhóm du lịch Đài Loan, gồm 104 người, đã bị quấy rối và ép buộc phải hối lộ cho các quan chức hải quan và nhập cư. Một số du khách nữ trong đoàn du khách Đài Loan nói rằng một số số nhân viên an ninh Việt Nam đã có hành động “động chạm” khiếm nhã đối với họ.
Tức giận vì bị cư xử thiếu văn minh, các thành viên của nhóm du lịch đã báo cáo vụ việc với MOFA sau khi họ trở về Đài Loan.
MOFA đã ngay lập tức liên hệ với văn phòng đại diện Đài Loan tại thành phố Hồ Chí Minh và văn phòng đại diện của Việt Nam tại Đài Bắc để hỏi về vụ việc.
Sau yêu cầu của MOFA, chính phủ Việt Nam đã đưa ra lời xin lỗi và cam kết sẽ tiến hành việc điều tra cáo buộc về các hành vi bất hợp pháp của những nhân viên làm việc tại sân bay Cam Ranh, theo CNA.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào