Trung Quốc than Mỹ đàm phán thương mại theo kiểu bề trên
Hoa Kỳ đã kêu gọi Trung Quốc hạn chế phát triển doanh nghiệp quốc doanh (SOEs), một yêu cầu mà Trung Quốc coi là một cuộc “xâm lược” chủ quyền kinh tế của họ, hãng tin nhà nước Tân Hoa Xã thông tin trong một bài bình luận hôm thứ Bảy (25/5), theo Reuters.
“Tại bàn đàm phán, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra một số yêu cầu theo kiểu bề trên đối với Trung Quốc, bao gồm cả việc hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước”, Tân Hoa Xã cho hay.
“Rõ ràng, điều này vượt quá phạm vi đàm phán thương mại và chạm vào hệ thống kinh tế cơ bản của Trung Quốc”, Tân Hoa Xã viết.
“Nó cho thấy phía sau cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc, họ [Mỹ] đang cố gắng xâm chiếm chủ quyền kinh tế của Trung Quốc và buộc Trung Quốc phải mất đi lợi ích cốt lõi của mình”, hãng tin quốc doanh của Trung Quốc nhận định.
Các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc không chỉ được hưởng các khoản trợ cấp công khai mà còn nhận được các lợi ích bí mật như bảo lãnh ngầm của chính phủ cho các khoản nợ và lãi suất thấp hơn cho các khoản vay ngân hàng, Reuters dẫn lời các nhà phân tích và nhóm thương mại cho biết.
Tổng thống Trump thúc dục doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Mỹ
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Bảy đã thúc giục các lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản tăng đầu tư vào Hoa Kỳ trong khi nói rằng hai nước đang cố gắng tiến tới một thỏa thuận song phương về thương mại, theo Reuters.
Sau khi ông Trump cùng phu nhân Melania tới Nhật, vào buổi tối, tòa tháp Tokyo Sky Tree được thắp sáng bằng màu đỏ, trắng và xanh để vinh danh tổng thống Mỹ.
Ngay sau khi tới Tokyo, ông Trump đã tham dự một bữa tiệc chiêu đãi tại Đại sứ quán Hoa Kỳ, nơi có sự tham dự của lãnh đạo các doanh nghiệp lớn ở Nhật như Toyota, Nissan, Honda, SoftBank và Rakuten, theo thông tin từ Nhà Trắng.
Nói chuyện với giới doanh nhân Nhật, ông Trump cho rằng đây là thời điểm không thể tốt hơn để đầu tư vào Hoa Kỳ và cho hay các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang đã giữ cho tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ phát huy tối đa tiềm năng.
Bắc Hàn nói rằng đã nhận được hàng cứu đói của Nga
Triều Tiên hôm thứ Bảy đã nhận được hàng cứu trợ lúa mì từ Nga, hãng thông tấn của Bắc Hàn thông tin, theo Yonhap.
Một lượng lúa mì không xác định, do Nga tài trợ thông qua Chương trình Lương thực Thế giới, đã đến Triều Tiên, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin ngắn gọn trong một câu, và không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Hồi tháng Hai, Nga nói rằng họ đang xem xét việc viện trợ cho Triều Tiên 50.000 tấn lúa mì dưới dạng hỗ trợ nhân đạo theo yêu cầu của Bình Nhưỡng, theo hãng tin Tass của Nga.
Theo Liên Hợp Quốc, có khoảng hơn 10 triệu người Triều Tiên, tương đương 40% dân số của nước này, đang thiếu đói, trong 5 trẻ em Bắc Hàn thì có một em bị suy dinh dưỡng. Ngoài Nga, Trung Quốc cũng đã hỗ trợ quốc gia này lương thực và các thiết bị nông nghiệp. Mỹ cũng đã lên tiếng ủng hộ việc Hàn Quốc hỗ trợ lương thực cho người dân Triều Tiên.
Na Uy nói hai phe ở Venezuela sẽ tiếp tục đàm phán
Na Uy cho biết người của chính phủ Maduro và đại diện của phe đối lập đã quyết định quay trở lại Oslo để tìm kiếm phương án giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela, theo AP.
Bộ Ngoại giao Na Uy thông tin trong một tuyên bố hôm thứ Bảy rằng nước này sẽ tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận vào tuần tới. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ine Eriksen Soreide đánh giá cao nỗ lực của hai bên. (Chi tiết)
Nigeria: Đoàn xe bị tấn công, ít nhất 20 người thiệt mạng
Các nhân chứng nói rằng có ít nhất 20 người đã chết và nhiều người khác mất tích sau khi một đoàn xe quân sự và dân sự ở phía đông bắc Nigeria bị một nhóm tay súng tấn công, theo AP.
Các nhân chứng nói rằng trong khi quân đội đang giúp dân thường di chuyển đến một trại di tản ở Damboa vào sáng thứ Bảy thì bị tấn công.
Lực lượng nổi dậy gồm các tay súng Hồi giáo cực đoan Boko Haram từ lâu đã hoạt động trong khu vực xảy ra vụ tấn công.
Một tài xế nói với hãng tin AP rằng anh ta nhìn thấy khoảng 20 thi thể và nhiều xe bị đốt cháy. Một người sống sót khác cho biết đoàn xe chở hàng trăm thường dân và vài chục binh sĩ nhưng chỉ có một vài người tới được Damboa.
Pháp: Người biểu tình ‘Áo vàng’ đụng độ với cảnh sát
Những người biểu tình mặc áo vàng đã đụng độ với cảnh sát chống bạo động ở Paris và thành phố phía bắc Amiens vào thứ Bảy (25/5) khi phong trào chống chính phủ Pháp suy yếu vào cuối tuần thứ 28 liên tiếp, theo Reuters.
Cảnh sát ở Amiens, quê hương của Tổng thống Emmanuel Macron, đã phun khí gas vào khoảng 1.200 người biểu tình sau khi một người biểu tình ném đá vào cảnh sát, tấn công các chi nhánh ngân hàng ở địa phương, văn phòng cảnh sát trưởng Amiens cho biết. 27 người biểu tình đã bị bắt giữ.
Vài trăm người biểu tình cũng đã đụng độ với cảnh sát ở trung tâm thành phố Paris, trong và xung quanh khu vực Place de la Republique.
Sau hơn sáu tháng, phong trào “Áo vàng” dường như đang suy yếu dần. Ban đầu phong trào này phản đối tăng giá nhiên liệu sau đó quay sang phản đối các chính sách của chính phủ Macron.
Có khoảng 12.500 người biểu tình xuống đường trong ngày biểu tình mới nhất, tỷ lệ thấp nhất kể từ khi phong trào “Áo vàng” nổi lên, Bộ Nội vụ Pháp cho biết. Lúc cao điểm vào tháng 11/2018, có hơn 300.000 người đã tham gia biểu tình trên toàn quốc.
Võ Thái Hà tóm lược
Hoa Kỳ đã kêu gọi Trung Quốc hạn chế phát triển doanh nghiệp quốc doanh (SOEs), một yêu cầu mà Trung Quốc coi là một cuộc “xâm lược” chủ quyền kinh tế của họ, hãng tin nhà nước Tân Hoa Xã thông tin trong một bài bình luận hôm thứ Bảy (25/5), theo Reuters.
“Tại bàn đàm phán, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra một số yêu cầu theo kiểu bề trên đối với Trung Quốc, bao gồm cả việc hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước”, Tân Hoa Xã cho hay.
“Rõ ràng, điều này vượt quá phạm vi đàm phán thương mại và chạm vào hệ thống kinh tế cơ bản của Trung Quốc”, Tân Hoa Xã viết.
“Nó cho thấy phía sau cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc, họ [Mỹ] đang cố gắng xâm chiếm chủ quyền kinh tế của Trung Quốc và buộc Trung Quốc phải mất đi lợi ích cốt lõi của mình”, hãng tin quốc doanh của Trung Quốc nhận định.
Các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc không chỉ được hưởng các khoản trợ cấp công khai mà còn nhận được các lợi ích bí mật như bảo lãnh ngầm của chính phủ cho các khoản nợ và lãi suất thấp hơn cho các khoản vay ngân hàng, Reuters dẫn lời các nhà phân tích và nhóm thương mại cho biết.
Tổng thống Trump thúc dục doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Mỹ
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Bảy đã thúc giục các lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản tăng đầu tư vào Hoa Kỳ trong khi nói rằng hai nước đang cố gắng tiến tới một thỏa thuận song phương về thương mại, theo Reuters.
Sau khi ông Trump cùng phu nhân Melania tới Nhật, vào buổi tối, tòa tháp Tokyo Sky Tree được thắp sáng bằng màu đỏ, trắng và xanh để vinh danh tổng thống Mỹ.
Ngay sau khi tới Tokyo, ông Trump đã tham dự một bữa tiệc chiêu đãi tại Đại sứ quán Hoa Kỳ, nơi có sự tham dự của lãnh đạo các doanh nghiệp lớn ở Nhật như Toyota, Nissan, Honda, SoftBank và Rakuten, theo thông tin từ Nhà Trắng.
Nói chuyện với giới doanh nhân Nhật, ông Trump cho rằng đây là thời điểm không thể tốt hơn để đầu tư vào Hoa Kỳ và cho hay các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang đã giữ cho tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ phát huy tối đa tiềm năng.
Bắc Hàn nói rằng đã nhận được hàng cứu đói của Nga
Triều Tiên hôm thứ Bảy đã nhận được hàng cứu trợ lúa mì từ Nga, hãng thông tấn của Bắc Hàn thông tin, theo Yonhap.
Một lượng lúa mì không xác định, do Nga tài trợ thông qua Chương trình Lương thực Thế giới, đã đến Triều Tiên, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin ngắn gọn trong một câu, và không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Hồi tháng Hai, Nga nói rằng họ đang xem xét việc viện trợ cho Triều Tiên 50.000 tấn lúa mì dưới dạng hỗ trợ nhân đạo theo yêu cầu của Bình Nhưỡng, theo hãng tin Tass của Nga.
Theo Liên Hợp Quốc, có khoảng hơn 10 triệu người Triều Tiên, tương đương 40% dân số của nước này, đang thiếu đói, trong 5 trẻ em Bắc Hàn thì có một em bị suy dinh dưỡng. Ngoài Nga, Trung Quốc cũng đã hỗ trợ quốc gia này lương thực và các thiết bị nông nghiệp. Mỹ cũng đã lên tiếng ủng hộ việc Hàn Quốc hỗ trợ lương thực cho người dân Triều Tiên.
Na Uy nói hai phe ở Venezuela sẽ tiếp tục đàm phán
Na Uy cho biết người của chính phủ Maduro và đại diện của phe đối lập đã quyết định quay trở lại Oslo để tìm kiếm phương án giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela, theo AP.
Bộ Ngoại giao Na Uy thông tin trong một tuyên bố hôm thứ Bảy rằng nước này sẽ tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận vào tuần tới. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ine Eriksen Soreide đánh giá cao nỗ lực của hai bên. (Chi tiết)
Nigeria: Đoàn xe bị tấn công, ít nhất 20 người thiệt mạng
Các nhân chứng nói rằng có ít nhất 20 người đã chết và nhiều người khác mất tích sau khi một đoàn xe quân sự và dân sự ở phía đông bắc Nigeria bị một nhóm tay súng tấn công, theo AP.
Các nhân chứng nói rằng trong khi quân đội đang giúp dân thường di chuyển đến một trại di tản ở Damboa vào sáng thứ Bảy thì bị tấn công.
Lực lượng nổi dậy gồm các tay súng Hồi giáo cực đoan Boko Haram từ lâu đã hoạt động trong khu vực xảy ra vụ tấn công.
Một tài xế nói với hãng tin AP rằng anh ta nhìn thấy khoảng 20 thi thể và nhiều xe bị đốt cháy. Một người sống sót khác cho biết đoàn xe chở hàng trăm thường dân và vài chục binh sĩ nhưng chỉ có một vài người tới được Damboa.
Pháp: Người biểu tình ‘Áo vàng’ đụng độ với cảnh sát
Những người biểu tình mặc áo vàng đã đụng độ với cảnh sát chống bạo động ở Paris và thành phố phía bắc Amiens vào thứ Bảy (25/5) khi phong trào chống chính phủ Pháp suy yếu vào cuối tuần thứ 28 liên tiếp, theo Reuters.
Cảnh sát ở Amiens, quê hương của Tổng thống Emmanuel Macron, đã phun khí gas vào khoảng 1.200 người biểu tình sau khi một người biểu tình ném đá vào cảnh sát, tấn công các chi nhánh ngân hàng ở địa phương, văn phòng cảnh sát trưởng Amiens cho biết. 27 người biểu tình đã bị bắt giữ.
Vài trăm người biểu tình cũng đã đụng độ với cảnh sát ở trung tâm thành phố Paris, trong và xung quanh khu vực Place de la Republique.
Sau hơn sáu tháng, phong trào “Áo vàng” dường như đang suy yếu dần. Ban đầu phong trào này phản đối tăng giá nhiên liệu sau đó quay sang phản đối các chính sách của chính phủ Macron.
Có khoảng 12.500 người biểu tình xuống đường trong ngày biểu tình mới nhất, tỷ lệ thấp nhất kể từ khi phong trào “Áo vàng” nổi lên, Bộ Nội vụ Pháp cho biết. Lúc cao điểm vào tháng 11/2018, có hơn 300.000 người đã tham gia biểu tình trên toàn quốc.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào