Quyết định của Mỹ cấm các công ty của mình sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nước ngoài với lý do về rủi ro bảo mật là loạt đạn mới nhất dường như nhắm vào hãng công nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc.
Hoa Kỳ đã đi đầu trong nỗ lực hạn chế sử dụng thiết bị Huawei trong mạng di động 5G, với lý do các vấn đề bảo mật nghiêm trọng.
Huawei hiện đang phải đối mặt với sự phản pháo từ các chính phủ khác về nguy cơ công nghệ của hãng này có thể được sử dụng cho hoạt động gián điệp.
Vậy những quốc gia nào khác đang chặn công nghệ 5G của Huawei và nước nào cho phép hoạt động?
Đây là công nghệ mới, trong giai đoạn mới bắt đầu triển khai và nhiều quốc gia vẫn đang quyết định vai trò Huawei nên đóng, nếu có.
Nhưng Huawei cho biết họ hiện đã ký hơn 40 hợp đồng 5G thương mại trên toàn thế giới, bao gồm cả ở châu Âu, Trung Đông và châu Á.
Năm con mắt
Úc đã cấm Huawei và một công ty viễn thông khác của Trung Quốc, ZTE, vào năm ngoái khi họ áp dụng các quy tắc an ninh quốc gia cho các công ty cung cấp thiết bị cho các hãng viễn thông.
New Zealand đã ngăn Huawei cung cấp một mạng di động với thiết bị 5G, nhưng vẫn chưa loại trừ hoàn toàn tất cả các hợp đồng 5G của Huawei.
Hai quốc gia này, cùng với Vương quốc Anh và Canada, tạo nên cái gọi là mạng chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes (Năm mắt) cũng với Hoa Kỳ.
Vương quốc Anh vẫn đang xem xét chính sách viễn thông 5G của mình và có thể cho phép Huawei cung cấp các thiết bị 5G "không cốt lõi", chẳng hạn như cột ăng ten.
Hoa Kỳ đã chính thức chặn tất cả sự tham gia của Huawei vào mạng 5G.
Chưa có quyết định trên toàn châu Âu
Cho đến nay, chưa có quốc gia châu Âu nào chính thức chặn Huawei và phần lớn các hợp đồng 5G toàn cầu hiện tại của công ty là với các công ty hoạt động ở châu Âu.
EU vào tháng Ba đã đưa ra các khuyến nghị về an ninh 5G, yêu cầu các quốc gia thành viên xem xét lại mạng của họ vào cuối tháng Sáu và báo cáo kết quả của họ cho Ủy hội EU.
Bất chấp áp lực từ Hoa Kỳ, Đức đã chống lại lệnh cấm và Pháp không nói họ có kế hoạch theo một đường lối cứng rắn chống lại công ty này.
Công ty viễn thông lớn nhất của Hà Lan, KPN, đã nói rõ rằng họ sẽ không cho phép Huawei xây dựng cơ sở hạ tầng 5G "cốt lõi" của mình, nhưng họ có thể cung cấp các thiết bị khác được coi là ít nhạy cảm hơn.
Chính phủ Hà Lan dự kiến sẽ đưa ra quyết định sử dụng thiết bị Huawei vào cuối tháng Sáu.
Đường vào châu Á
Hàn Quốc đã ra mắt dịch vụ 5G thương mại vào tháng trước và một trong ba nhà mạng của họ đã sử dụng thiết bị 5G do Huawei cung cấp.
Các thử nghiệm 5G dự kiến sẽ được thực hiện tại Ấn Độ vào cuối năm nay với Huawei là một trong những công ty được mời tham gia.
Tuy nhiên, có tin rằng Ấn Độ có thể hạn chế sự tham gia của Huawei vào việc phát triển cơ sở hạ tầng 5G.
Malaysia đã nói rõ rằng Huawei có thể tham gia phát triển mạng 5G, với thủ tướng đến thăm văn phòng của công ty tại Bắc Kinh vào tháng Tư.
Tại Indonesia, bộ trưởng viễn thông nước này cho biết hồi đầu năm nay rằng họ không thể "hoang tưởng" khi sử dụng công nghệ Huawei.
Tại Thái Lan, Huawei đã triển khai dự án thử nghiệm 5G.
Việt Nam, nơi đang phát triển mạng 5G, đã không nói họ chính thức cấm Huawei, mặc dù Viettel, một trong những nhà mạng viễn thông lớn nhất hiện đang sử dụng công nghệ của Ericsson.
Nhật Bản đã chặn việc sử dụng thiết bị Huawei cho 5G vì lo ngại bảo mật, mặc dù như ở các quốc gia khác, thiết bị Huawei là một phần của mạng 4G hiện có.
Sự tăng trưởng của 5G có thể sẽ dẫn đến các cơ hội khác cho Huawei trên toàn thế giới.
Công ty cho biết họ đã có 10 hợp đồng 5G được ký ở Trung Đông.
Châu Phi đã không đi đầu trong việc áp dụng 5G sớm, nhưng các nền kinh tế tiên tiến hơn tại châu lục này sẽ là các thị trường có khả năng khá màu mỡ.
Ví dụ, tại Nam Phi, Huawei đã tuyên bố tham gia vào mạng 5G thương mại ở Johannesburg với nhà cung cấp dữ liệu di động, Rain.
Theo một cơ quan quản lý toàn ngành, đã có hơn 200 nhà khai thác tại 85 quốc gia đầu tư vào mạng 5G dưới hình thức này hay hình thức khác vào tháng Ba năm nay.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Chưa có quyết định trên toàn châu Âu về việc dùng công nghệ 5G của Huawei. |
Hoa Kỳ đã đi đầu trong nỗ lực hạn chế sử dụng thiết bị Huawei trong mạng di động 5G, với lý do các vấn đề bảo mật nghiêm trọng.
Huawei hiện đang phải đối mặt với sự phản pháo từ các chính phủ khác về nguy cơ công nghệ của hãng này có thể được sử dụng cho hoạt động gián điệp.
Vậy những quốc gia nào khác đang chặn công nghệ 5G của Huawei và nước nào cho phép hoạt động?
Đây là công nghệ mới, trong giai đoạn mới bắt đầu triển khai và nhiều quốc gia vẫn đang quyết định vai trò Huawei nên đóng, nếu có.
Nhưng Huawei cho biết họ hiện đã ký hơn 40 hợp đồng 5G thương mại trên toàn thế giới, bao gồm cả ở châu Âu, Trung Đông và châu Á.
Năm con mắt
Úc đã cấm Huawei và một công ty viễn thông khác của Trung Quốc, ZTE, vào năm ngoái khi họ áp dụng các quy tắc an ninh quốc gia cho các công ty cung cấp thiết bị cho các hãng viễn thông.
New Zealand đã ngăn Huawei cung cấp một mạng di động với thiết bị 5G, nhưng vẫn chưa loại trừ hoàn toàn tất cả các hợp đồng 5G của Huawei.
Hai quốc gia này, cùng với Vương quốc Anh và Canada, tạo nên cái gọi là mạng chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes (Năm mắt) cũng với Hoa Kỳ.
Vương quốc Anh vẫn đang xem xét chính sách viễn thông 5G của mình và có thể cho phép Huawei cung cấp các thiết bị 5G "không cốt lõi", chẳng hạn như cột ăng ten.
Hoa Kỳ đã chính thức chặn tất cả sự tham gia của Huawei vào mạng 5G.
Chưa có quyết định trên toàn châu Âu
Cho đến nay, chưa có quốc gia châu Âu nào chính thức chặn Huawei và phần lớn các hợp đồng 5G toàn cầu hiện tại của công ty là với các công ty hoạt động ở châu Âu.
EU vào tháng Ba đã đưa ra các khuyến nghị về an ninh 5G, yêu cầu các quốc gia thành viên xem xét lại mạng của họ vào cuối tháng Sáu và báo cáo kết quả của họ cho Ủy hội EU.
Bất chấp áp lực từ Hoa Kỳ, Đức đã chống lại lệnh cấm và Pháp không nói họ có kế hoạch theo một đường lối cứng rắn chống lại công ty này.
Công ty viễn thông lớn nhất của Hà Lan, KPN, đã nói rõ rằng họ sẽ không cho phép Huawei xây dựng cơ sở hạ tầng 5G "cốt lõi" của mình, nhưng họ có thể cung cấp các thiết bị khác được coi là ít nhạy cảm hơn.
Chính phủ Hà Lan dự kiến sẽ đưa ra quyết định sử dụng thiết bị Huawei vào cuối tháng Sáu.
Đường vào châu Á
Hàn Quốc đã ra mắt dịch vụ 5G thương mại vào tháng trước và một trong ba nhà mạng của họ đã sử dụng thiết bị 5G do Huawei cung cấp.
Các thử nghiệm 5G dự kiến sẽ được thực hiện tại Ấn Độ vào cuối năm nay với Huawei là một trong những công ty được mời tham gia.
Tuy nhiên, có tin rằng Ấn Độ có thể hạn chế sự tham gia của Huawei vào việc phát triển cơ sở hạ tầng 5G.
Malaysia đã nói rõ rằng Huawei có thể tham gia phát triển mạng 5G, với thủ tướng đến thăm văn phòng của công ty tại Bắc Kinh vào tháng Tư.
Tại Indonesia, bộ trưởng viễn thông nước này cho biết hồi đầu năm nay rằng họ không thể "hoang tưởng" khi sử dụng công nghệ Huawei.
Tại Thái Lan, Huawei đã triển khai dự án thử nghiệm 5G.
Việt Nam, nơi đang phát triển mạng 5G, đã không nói họ chính thức cấm Huawei, mặc dù Viettel, một trong những nhà mạng viễn thông lớn nhất hiện đang sử dụng công nghệ của Ericsson.
Nhật Bản đã chặn việc sử dụng thiết bị Huawei cho 5G vì lo ngại bảo mật, mặc dù như ở các quốc gia khác, thiết bị Huawei là một phần của mạng 4G hiện có.
Sự tăng trưởng của 5G có thể sẽ dẫn đến các cơ hội khác cho Huawei trên toàn thế giới.
Công ty cho biết họ đã có 10 hợp đồng 5G được ký ở Trung Đông.
Châu Phi đã không đi đầu trong việc áp dụng 5G sớm, nhưng các nền kinh tế tiên tiến hơn tại châu lục này sẽ là các thị trường có khả năng khá màu mỡ.
Ví dụ, tại Nam Phi, Huawei đã tuyên bố tham gia vào mạng 5G thương mại ở Johannesburg với nhà cung cấp dữ liệu di động, Rain.
Theo một cơ quan quản lý toàn ngành, đã có hơn 200 nhà khai thác tại 85 quốc gia đầu tư vào mạng 5G dưới hình thức này hay hình thức khác vào tháng Ba năm nay.
(BBC)
Không có nhận xét nào