Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Năm
chỉ trích đề nghị từ Thượng viện Mỹ muốn trừng phạt cá nhân và tổ chức
Trung Quốc vì hoạt động "phi pháp" ở Biển Đông.
Từ trái, các Thượng nghị sĩ Sherrod Brown (Dân chủ), Tom Cotton (Cộng hòa), Jeanne Shaheen (Dân chủ), Marco Rubio (Cộng hòa) và Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer |
13
Thượng nghị sĩ từ hai đảng Hoa Kỳ vừa trình một dự luật đòi chính quyền
Mỹ trừng phạt các cá nhân và thực thể Trung Quốc có "hành động phi pháp
và nguy hiểm" tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Hồi năm 2017, chỉ có 2 thượng nghị sĩ ký vào, nhưng nay con số là 13 người.
Dự
luật Trừng phạt vì Biển Đông và Hoa Đông, nếu được thông qua, sẽ khiến
chính phủ Hoa Kỳ có thể đóng băng và thu giữ tất cả tài sản và trụ sở,
thu hồi và từ chối thị thực với bất cứ ai tham gia vào "các hành động
hoặc chính sách đe dọa hòa bình, an ninh hoặc ổn định" ở các khu vực
trên Biển Đông.
"Dự
luật lưỡng đảng này sẽ tăng cường nỗ lực của Hoa Kỳ và các đồng minh
của chúng ta để chống lại việc quân sự hóa phi pháp và nguy hiểm của Bắc
Kinh đối với lãnh thổ tranh chấp mà họ đã chiếm giữ ở Biển Đông,"
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio, người dẫn đầu việc đề xuất dự
luật nói.
"Dự
luật này nhắc lại lời cam kết của Hoa Kỳ về việc giữ cho khu vực này tự
do và mở cửa cho tất cả các quốc gia, đồng thời buộc chính phủ Trung
Quốc phải chịu trách nhiệm về hành vi bắt nạt và ép buộc các quốc gia
khác trong khu vực."
Dự
luật này sẽ cần Ngoại trưởng Hoa Kỳ cung cấp cho Quốc hội một bản báo
cáo sáu tháng một lần về các cá nhân hay công ty Trung Quốc liên quan
đến các dự án xây dựng và phát triển ở khu vực Biển Đông.
Các
hoạt động bị dự luật nhắm vào bao gồm việc cải tạo đất, bồi đắp đảo,
xây ngọn hải đăng và xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin di động.
Những
người đồng lõa hoặc tham gia vào các hoạt động đe dọa đến hòa bình, an
ninh hoặc ổn định của các khu vực trên Biển Hoa Đông do Nhật Bản hoặc
Hàn Quốc quản lý cũng sẽ bị xử phạt.
Thêm nhiều sự ủng hộ hơn trước
Dự
luật này đã được giới thiệu vào 2017 nhưng chưa được thông qua ở Ủy ban
Đối ngoại để đưa ra Thượng viện. Sau đó vẫn phải cần được Hạ viện phê
chuẩn trước khi Tổng thống Trump có thể ký thành luật.
Những người ủng hộ dự luật hy vọng lần này dự luật sẽ có một kết quả khả quan hơn.
Chủ
tịch mới của Ủy ban Đối Ngoại là Thượng nghị sĩ James Risch, người luôn
soi xét kỹ các chính sách và hành động của Bắc Kinh, sau khi thay thế
người tiền nhiệm Bob Corker hồi tháng Một.
"Chúng
tôi rất lạc quan, vì biết sự quan tâm chủ tịch Risch về các vấn đề
Trung Quốc," phát ngôn viên của Thượng nghị sĩ Marco Rubio nói.
Dự luật hiện tại đã được 13 thượng nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa ủng hộ, tăng nhiều so với chỉ hai người ủng hộ vào 2017.
Dự
luật này được giới thiệu trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
đang leo thang. Mỹ đưa hãng công nghệ khổng lồ của Trung Quốc Huawei vào
danh sách đen, khiến một loạt các công ty lớn đình chỉ kinh doanh với
Huawei.
Lưỡng đảng ủng hộ 'đánh' TQ
Bonnie
Glaser ở CSIS, Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, thừa nhận
hiện tại đang có "một không khí rất khắc nghiệt tại Quốc hội khi bàn về
Trung Quốc," nhưng dự đoán rằng ngôn ngữ "ràng buộc và khiên cưỡng"
trong bản dự luật sẽ phải hạ xuống trước khi có thể đến được bàn của
tổng thống.
Glaser,
cố vấn cấp cao về châu Á và chuyên gia về chính sách ngoại giao và an
ninh của Trung Quốc, nói rằng trước giờ vấn đề Biển Đông không phải "đối
trọng" trong chương trình chính sách của chính quyền Trump và việc
"giới thiệu nó trong Quốc hội không phải là ý tồi".
Chính quyền của ông Trump cũng thực hiện nhiều chuyến đi thực hiện quyền tự do hàng hải hơn chính quyền cũ, Glaser nói.
Bà nói, 73% các vụ việc đụng độ ở Biển Đông kể từ 2010 đều liên quan đến tàu cảnh sát biển Trung Quốc.
Andrew
Thompson, một cựu quan chức quốc phòng của Hoa Kỳ nói rằng việc "giới
thiệu luật này cho thấy sự tức giận từ lưỡng đảng về các hành động của
Trung Quốc tại khu vực biển đảo và cũng cho thấy sự bức xúc của Quốc hội
rằng phản ứng của chính quyền ông Trump vẫn bị giới hạn trong việc thực
hiện tuần tra tự do hàng hải và những lời hùng biện."
Trung Quốc nói gì?
Bộ
Ngoại giao Trung Quốc đã ngay lập tức đáp trả hôm 24/5 rằng Dư luật
Trừng phạt vì Biển Đông và Hoa Đông này "vi phạm những quy định cơ bản
của luật quốc tế và quan hệ quốc tế và phía Trung Quốc, tất nhiên, mạnh
mẽ phản đối."
Lục
Khảng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói việc xây dựng
các hòn đảo ở vùng tranh chấp là "hoàn toàn nằm trong quyền hạn chủ
quyền của Trung Quốc".
"Chúng
tôi yêu cầu Hoa Kỳ không tiến hành việc thảo luận về dự luật này, để
không gây ra sự xung đột mới trong quan hệ Mỹ-Trung," ông Lục Khảng nói
trong một cuộc họp báo.
(BBC)
Không có nhận xét nào