Trong cuộc đọ sức thương mại giữa hai
siêu cường kinh tế thế giới, Mỹ và Trung Quốc cùng dồn dập gia tăng sức
ép và dùng đòn tâm lý. Đâu là những dụng ý của đôi bên ? Đàm phán có
nguy cơ thất bại hay đây là chiến thuật thương thuyết để chỉ trong vài
tuần nữa, bên nào cũng có thể khoe là đã « ghi được những bàn thắng quan
trọng, buộc đối phương phải nhượng bộ » ?
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (T) và phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He) tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, ngày 15/02/2019. |
Đầu
tháng 05/2019, vào lúc tưởng chừng cuộc đọ sức thương mại Mỹ-Trung sắp
tới hồi kết, Washington bất ngờ tăng « hỏa lực ». Trước hết là quyết
định tăng thêm thuế nhập khẩu đang từ 10% lên 25% nhắm vào 200 tỷ đô la
hàng Trung Quốc bán sang Hoa Kỳ. Tiếp theo, đó là thông báo « cấm cửa »
Hoa Vi và đẩy mạnh vận động các đồng minh cũng tẩy chay tập đoàn viễn
thông Trung Quốc.
Báo
New York Times số ra ngày 28/05/2019 nêu lên kịch bản : « Bước kế tiếp
trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ là Washington cấm các tập đoàn
Trung Quốc tham gia thị trường chứng khoán Hoa Kỳ ».
Ở
bên kia đấu trường, báo chí Bắc Kinh đột nhiên đăng tải nhiều bài viết
về cuộc chiến giữa hai ông khổng lồ thương mại này. Ngay từ đầu tháng
05/2019, các tờ từ Hoàn Cầu Thời Báo đến Nhân Dân Nhật Báo đều quả quyết
: Không có chuyện nhượng bộ Hoa Kỳ. Một nhà quan sát được South China
Morning Post ấn bản tại Hồng Kông trích dẫn, lưu ý, việc Bắc Kinh để cho
báo chí « nhập cuộc » là một thay đổi so với trước đây.
Từ
trước tới nay, các phương tiện truyền thông Trung Quốc tránh đả động
đến những đòn trừng phạt của chính quyền Trump nhắm vào những tập đoàn
như ZTE hay tăng thuế đánh vào nhôm, thép của Trung Quốc… Thêm một dấu
hiệu quan trọng khác, cách nay hai ngày, cũng tờ Hoàn Cầu Thời Báo «
tiết lộ » là Bắc Kinh đang « cân nhắc » giải pháp dùng đất hiếm để mặc
cả với Mỹ. Tin này càng có thêm trọng lượng sau khi chủ tịch Tập Cận
Bình, cùng trưởng đoàn đàm phán thương mại là phó thủ tướng Lưu Hạc, đến
thăm một nhà máy chế xuất kim loại hiếm.
Những
động thái dồn dập từ cả hai phía cho thấy, trước hết là phía Mỹ có vẻ
đang nóng ruột muốn tăng tốc các cuộc đàm phán. Tổng thống Trump muốn
nhanh chóng có được những kết quả cụ thể trước khi ra tranh cử nhiệm kỳ
thứ hai. Vả lại cuộc chiến thương mại kéo dài từ hơn một năm qua bắt đầu
tác động đến cỗ máy kinh tế của Hoa Kỳ vốn đang« ngon trớn ». Điển hình
là chính phủ đã phải chi ra 12 rồi 16 tỷ đô la hỗ trợ cho các nông gia
không bán được lúa mì hay ngũ cốc sang Trung Quốc.
Về
phía Bắc Kinh, các chỉ số kinh tế cho thấy « công xưởng sản xuất của
thế giới » này bắt đầu thấm đòn. Chỉ số xuất khẩu của Trung Quốc « đột
ngột giảm mạnh trong tháng 04/2019 ». Ông Tập Cận Bình có lẽ cũng nôn
nóng không kém Donald Trump để tìm ra một giải pháp cho cuộc chiến
thương mại đã kéo dài.
Bên
cạnh mục tiêu gia tăng áp lực với đối phương để tạo thuận lợi trong đàm
phán, đối tượng mà cả Tập Cận Bình lẫn Donald Trump cùng nhắm tới công
luận trong nước. Tổng thống Hoa Kỳ ồn ào đe dọa Trung Quốc để rồi, cũng
có thể là trong vài tuần nữa, chính ông sẽ thông báo Washington và Bắc
Kinh đạt được đồng thuận giải quyết tranh chấp sau khi gặp chủ tịch Tập
Cận Bình tại Osaka, Nhật Bản, nhân thượng đỉnh G20. Trong quá khứ,
Donald Trump đã nhiều lần khiến công luận phải bất ngờ !
Còn
đối với Tập Cận Bình, cứng giọng với chính quyền Trump hay đánh tiếng
về những « lá bài » có trong tay để mặc cả với Hoa Kỳ (ngưng xuất khẩu
đất hiếm, hay bán công trái phiếu của Mỹ…) cũng là điều cần thiết để xua
tan những hoài nghi trong nội bộ đảng Cộng Sản. Ngoài ra, việc Bắc Kinh
cho phép báo chí lên tiếng nhiều về đề tài nhậy cảm này là nhằm khơi
dậy tinh thần dân tộc của người dân Trung Quốc. Thế nhưng, bài toán đó
có thể sẽ là « một nước cờ mạo hiểm ».
Có
điều, như ghi nhận của báo Hồng Kông South China Morning Post, ấn bản
trên mạng ngày 30/05/2019, trong cuộc « leo thang này », Donald Trump và
Tập Cận Bình đều đang « tiến vào một vùng nước sâu đầy nguy hiểm ».
Để
minh họa cho bài viết, tờ báo đăng bức hý họa với hình ảnh Donald Trump
và Tập Cận Bình mặc áo phao, hai người ngồi quay lưng lại với nhau trên
một tấm ván lênh đênh ngoài biển khơi. Những diễn biến gần đây có thể
cho thấy là cuộc đọ sức thương mại Mỹ-Trung đã vượt ra ngoài phạm vi mậu
dịch.
(RFI)
Năm 2019 này thật hạnh phúc với tôi vì Chúa đã cho tôi một lý do để sống hạnh phúc trở lại sau 3 tháng đau lòng khi chồng tôi bỏ bê tôi và quay lại với anh ta. Tôi đã chịu đựng và trải qua tất cả các loại tra tấn tình cảm vì tôi không thể nhận được sự giúp đỡ nào để lấy lại người đàn ông của mình cho đến khi tôi được đồng nghiệp của tôi giới thiệu cho tôi sự đảm bảo hoàn toàn về anh ta rằng anh ta có thể giúp đỡ với tôi. Tôi đã liên lạc với Tiến sĩ Wealthy và tôi nghe lời anh ta và làm theo hướng dẫn của anh ta. Bạn có thể tin rằng chồng tôi đã trở về nhà trong vòng 12 đến 16 giờ như anh ấy nói và hôm nay, cuộc hôn nhân của tôi được khôi phục và tôi rất biết ơn, đánh giá cao và biết ơn Chúa vì đã sử dụng Dr Wealthy để lấy lại người đàn ông của tôi sau 3 tháng hôn nhân tan vỡ. Có ai ở ngoài đó cần quay lại với anh ấy hoặc người yêu của cô ấy hoặc cần bất kỳ sự giúp đỡ nào không? Sau đó, tôi khuyên bạn nên liên hệ với Dr Wealthy ngay bây giờ thông qua ID email của anh ấy: wealthylovespell@gmail.com bạn cũng có thể WhatsApp anh ấy trên +2348105150446 để biết thêm thông tin. Chúa phù hộ bạn
Trả lờiXóa