Lỗi đầu tiên có dính tới ông Nguyễn Xuân Phúc :
Tháng 5 năm 2016, khi chuyện cá chết tại biển miền Trung bị đổ bể thì lòi ra Formosa được phép thuê đất cảng Vũng Áng 70 năm. Trong khi luật đất đai của CSVN năm 1993, và sửa đổi luật đất đai 2013 thì không có điều khoản nào quy định thời hạn cho ngoại quốc thuê đất.
Lúc đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã xác nhận ngay rằng quyền cho thuê đất Vũng Áng trong thời hạn 70 năm là đúng với pháp luật ( Trả lời cho cử tri Hải Phòng ). Nhưng ông cũng không giải thích vì sao đúng, và đúng theo luật nào. Thế rồi có người đưa ra văn bản của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký trước đó, cho phép Formosa được thuê 70 năm :
“…tiếp tục giữ nguyên quy định thời hạn là 70 năm trong Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp cho dự án và kiến nghị của Bộ Tài chính (số 526/BTC-QLCS ngày 18 tháng 8 năm 2014) cho phép giữ nguyên tiền thuê đất, thuê mặt nước mà công ty Formosa đã nộp theo Giấy phép đầu tư và Hợp đồng thuê đất đã ký“.( Văn phòng chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngày 30 -1-2015 ).
Lẽ ra thời hạn thuê đất Vũng Áng phải được quyết định trước khi dự án được cấp phép vào năm 2008. Thế nhưng văn bản trên đây cho thấy thời hạn 70 năm được ấn định vào năm 2015, nghĩa là cấp phép trước rồi xác định thời hạn cho thuê sau. Số tiền thuê cũng được ấn định trước mặc dầu không biết là thuê bao nhiêu năm.
Nếu việc cho phép 70 năm là “đường hoàng công chính” thì tại sao không công bố cho dân chúng biết ? Bởi vì đây là một quyết định đặc biệt vượt ngoài luật, giông như là án lệnh điển hình của tòa án. Còn như giấu kín không cho công chúng biết thì có nghĩa là có tiêu cực.
Lỗi của Bộ Môi trường và ông Chủ tịch tỉnh :
Ngày 14-4-2017 nhà nước loan tin ông Võ Kim Cự, cựu Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh bị kỷ luật vì :
“Ông Võ Kim Cự đã trực tiếp ký nhiều văn bản trái quy định, như: cấp giấy chứng nhận đầu tư, cho thuê mặt nước biển nằm ngoài Khu kinh tế; đồng ý chủ trương cho Công ty Formosa tự giải phóng mặt bằng để xây dựng đường ống xả nước thải... ( BBC 16-4-2007 )”.
Ông Cự đã cho phép Formosa tự xây đường ống xả thải ra biển. Trong khi theo như thiết kế của dự án thì Formosa có quy trình giải nhiệt than cốc bằng khí nitrogen ( quy trình giải nhiệt khô ) chứ không phải giải nhiệt bằng nước, và xả thải ra biển. *( Thiết kế kỹ thuât của dự án đã được nhà nước thuê công ty tư vấn quốc tế giám định trước khi cấp giấy phép ).
Như vậy là nhà nước CSVN đã cùng với Formosa sửa lại quy trình kỹ thuật của dự án chứ không phải do công ty tư vấn quốc tế không thấy ra sơ hở của hợp đồng. Rõ ràng hơn nữa, trong thông báo kỹ luật Thứ trưởng Bộ Môi trường Nguyễn Thái Lai có ghi :
“ Ông Lai đã thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định, ký giấy phép xả nước thải cho Công ty Formosa.
Trên thực tế, ngày 14.7.2014, Formosa có văn bản gửi Bộ TNMT xin cho xây dựng đường ống xả thải ra biển và hơn 1 tháng sau, ngày 26.8.2014, Tổng cục Môi trường có văn bản chấp thuận cho Formosa xả thải ra biển”.( Wikipedia, Nguyễn Minh Quang ).
Thời gian 1 tháng dùng để hoàn tất mọi thủ tục từ kiểm tra, tới điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường, … chứng tỏ là không có nghiên cứu để thẩm định quy trình kỹ thuật mới. Thông thường thời gian để các ban chuyên môn cứu xét, kiểm nghiệm, giám định phải là nửa năm. Đằng này Bộ Môi trường đã cho phép mà không nghiên cứu, không cần đưa ra những quy định cần thiết đối với giới hạn xả thải và giám định quy trình xả thải. Tóm lại là cho phép bừa để lấy tiền mà không kể tới hậu quả.
“chấp thuận thay đổi đánh giá tác động môi trường, điều chỉnh địa điểm xả thải và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh. Để xảy ra các vi phạm nêu trên, trách nhiệm thuộc về ông Nguyễn Minh Quang, ( Wikipedia, Nguyễn Minh Quang )”. Ông Nguyễn Minh Quang là Bộ trưởng bộ Môi trường.
Ông Bộ trưởng và ông Thứ trưởng Bộ Môi trường đã nhận lỗi “âm thầm” ký giấy cho phép thì công ty Formosa chỉ cần làm đúng những gì mà nhà nước CSVN đã cho phép thì họ không có lỗi lầm gì trong việc xả thải. Chẳng qua là họ có tội đưa hối lộ để xin phép đổi quy trình kỹ thuật của nhà máy.
Giải mã những động thái khó hiểu trước đây của Thủ tướng CSVN :
Ngay khi dân chúng vừa phát hiện cá chết hàng loạt thì lãnh đạo Formosa đã trả lời cho báo Tuổi Trẻ : “Muốn tôm cá hay muốn nhà máy thép thì hãy chọn đi”. Khi nói lên câu này thì Formsa biết chắc họ không sai phạm hợp đồng đã ký kết. Họ cũng biết chắc các quan lớn CSVN sẽ không dám hó hé vì các quan đã ăn hối lộ của họ.
Câu nói đó đã công khai xác nhận cá chết tại biển miền Trung là do chất xả thải của nhà máy Formosa. Thế nhưng nhà nước CSVN lại tung tin là do “thủy triều đỏ”, rồi lại loan tin “không chắc” là do Formosa. Cuối cùng thì nhà nước thuê chuyên gia của Do Thái và Mỹ đến tìm hiểu. Trong khi đó có tới 30 viện nghiên cứu và trường đại học của VN có thể dễ dàng xác nhận vì sao cá chết.
Giờ đây, khi đã có kết luận kỷ luật, mới lòi ra là ngay lúc đó Thủ tướng NXP đã khẩn cấp thương lượng ngay với Formsa. Hơn hai tháng sau thì hai bên mới thương lượng xong. Formosa nhận là họ đã sai phạm và chịu bồi thường 500 triệu USD. Trong 2 tháng này nhà nước không cho dân biết nguyên do vì sao cá chết, và cũng không cho biết nhà nước đang âm thầm thương lượng với Formosa.
Người dân quê Việt Nam thở phào nhẹ nhõm vì Formosa đã nhận sai và đã chịu bồi thường. Rồi vin vào lỗi của Formosa, người dân đòi nhà nước CSVN khởi tố Formosa để đóng cửa Formosa. Tội lỗi thì chính phía Formosa đã công khai nhận tội rồi.
Thế nhưng thái độ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khiến cho dân chúng chưng hửng. Ông ta trả lời cho cử tri Hải Phòng : “không khởi tố vụ Formosa vì nếu khởi tố thì 30 năm sau chưa đền bù được, lấy được tiền đền bù của họ rất phức tạp”.( VOA, 3-8-2016 ).
*( Nếu quả là tội đưa hối lộ thì không thể bắt bồi thường hay đóng của nhà máy được ).
Người dân thiếu điều phát phì cười vì câu trả lời ngây ngô của NXP. Ông Thủ tướng là người làm ra luật pháp, thế mà lại cần phải 30 năm mới đòi được tiền bồi thường của kẻ vi phạm pháp luật !?...Vậy thì cái pháp luật của ông ta nó như thế nào ?
Căn cứ vào câu bao che đầy hớ hênh của ông Thủ tướng, người ta nghi ngờ có cái gì đó mờ ám trong việc Formosa nhận lỗi và chịu bồi thường ( Không hề cho biết là họ đã sai phạm những gì ). Người ta lại càng nghi ngờ hơn nữa khi thấy chính người Đài Loan cũng biểu tình tại Đài Loan và cử nghị sĩ sang Hà Tĩnh để xúi dân chúng đuổi Formosa ra khỏi Vũng Áng.
Câu giải đáp có ngay sau đó : Ngày 10-8-2016 BBC đưa tin với tựa đề “Miễn hoàn thuế 10 ngàn tì đồng cho Formosa”. BBC trích lời chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan :
"Đọc con số đó, tôi thấy giật mình, bởi nó tương đương với gần 500 triệu đôla, gần như bằng với số tiền mà Formosa chấp nhận bồi thường ban đầu cho sự cố môi trường mà họ gây ra,"
Hóa ra ông Thủ tướng năn nỉ Formosa bỏ ra 500 triệu USD đưa cho dân rồi sau đó nhà nước CSVN sẽ miễn thuế 500 triệu USD cho Formosa. Nghĩa là Formosa không phải bồi thường đồng nào hết ( Bởi vi không phải lỗi của Formosa ). Do vì nhà nước CSVN không có 500 triệu USD bồi thường cho dân nên đành phải mượn tiền của Formosa rồi sẽ trả lại dần bằng cách miễn thuế sau này. Dĩ nhiên là trả cả vốn lẫn lãi.
Ban giám đốc Formosa đành phải chấp nhận đề nghị của NXP bởi vì họ không thể nào chối được việc đã chạy chọt với Bộ Môi trường để sửa lại quy trình kỹ thuật của dự án. Chính việc sửa lại này đã gây ra tai họa. Họ cũng không che giấu được tội đã câu kết với ông Chủ tịch tỉnh cho phép họ tự quyền giải tỏa mặt bằng để đặt ống xả thải ra biển trong khi dân chúng địa phương và chính quyền trung ương không hề hay biết đến việc này ( nghĩa là đặt lén ).
Chính Formosa cũng muốn bị trục xuất :
Việc Formosa nhận sai phạm và chịu bồi thường đã đưa họ vào thế kẹt. Bởi vì chính họ cũng đang muốn vin vào chuyện cá chết để rút lui khỏi Formosa mà không phải chịu bồi thường hợp đồng :
Năm họ đăng ký dự án Formosa, 2008, là lúc thị trường thép của thế giới đang rất cần thép xây dựng. Nhưng cũng trong năm này thì bong bóng nhà đất trên thế giới bị bể, nhu cầu thép xây dựng cũng bể theo. Đến năm 2015 thì thị trường thép của thế giới điêu đứng vì thừa ối thép. Tổng công xuất của các nhà máy thép Trung Cọng là 1,2 triệu tấn/năm, trong khi thị trường của thế giới chỉ cần một nửa của số đó.
Cho nên nếu Formosa đi vào sản xuất thì sản phẩm không có đầu ra. Hơn nữa, giờ đây nếu bắt Formosa giải nhiệt than cốc bằng khí Nitrogen ( quy trình khô ) thì chi phí tốn gấp 2 lần. họ chỉ có nước tự đóng cửa nhà máy. Còn nếu tiếp tục quy trình ướt như vừa rồi thì chắc chắn cá lại chết nữa !!!
Formosa thấy hay hơn hết là làm sao tìm cách rút lui hợp đồng mà không phải chịu bồi thường. Một trong những cách hay là tạo khó khăn, đưa tiền bồi thường nhỏ giọt để cho dân chúng sốt ruột biểu tình đòi trục xuất Formosa. Trong khi đó Formosa lấy cớ dân chúng biểu tình để tạm ngưng họat động mà không phải chịu thuế.
BÙI ANH TRINH
Thấy gì qua bản án kỷ luật vụ Formosa |
Tháng 5 năm 2016, khi chuyện cá chết tại biển miền Trung bị đổ bể thì lòi ra Formosa được phép thuê đất cảng Vũng Áng 70 năm. Trong khi luật đất đai của CSVN năm 1993, và sửa đổi luật đất đai 2013 thì không có điều khoản nào quy định thời hạn cho ngoại quốc thuê đất.
Lúc đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã xác nhận ngay rằng quyền cho thuê đất Vũng Áng trong thời hạn 70 năm là đúng với pháp luật ( Trả lời cho cử tri Hải Phòng ). Nhưng ông cũng không giải thích vì sao đúng, và đúng theo luật nào. Thế rồi có người đưa ra văn bản của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký trước đó, cho phép Formosa được thuê 70 năm :
“…tiếp tục giữ nguyên quy định thời hạn là 70 năm trong Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp cho dự án và kiến nghị của Bộ Tài chính (số 526/BTC-QLCS ngày 18 tháng 8 năm 2014) cho phép giữ nguyên tiền thuê đất, thuê mặt nước mà công ty Formosa đã nộp theo Giấy phép đầu tư và Hợp đồng thuê đất đã ký“.( Văn phòng chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngày 30 -1-2015 ).
Lẽ ra thời hạn thuê đất Vũng Áng phải được quyết định trước khi dự án được cấp phép vào năm 2008. Thế nhưng văn bản trên đây cho thấy thời hạn 70 năm được ấn định vào năm 2015, nghĩa là cấp phép trước rồi xác định thời hạn cho thuê sau. Số tiền thuê cũng được ấn định trước mặc dầu không biết là thuê bao nhiêu năm.
Nếu việc cho phép 70 năm là “đường hoàng công chính” thì tại sao không công bố cho dân chúng biết ? Bởi vì đây là một quyết định đặc biệt vượt ngoài luật, giông như là án lệnh điển hình của tòa án. Còn như giấu kín không cho công chúng biết thì có nghĩa là có tiêu cực.
Lỗi của Bộ Môi trường và ông Chủ tịch tỉnh :
Ngày 14-4-2017 nhà nước loan tin ông Võ Kim Cự, cựu Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh bị kỷ luật vì :
“Ông Võ Kim Cự đã trực tiếp ký nhiều văn bản trái quy định, như: cấp giấy chứng nhận đầu tư, cho thuê mặt nước biển nằm ngoài Khu kinh tế; đồng ý chủ trương cho Công ty Formosa tự giải phóng mặt bằng để xây dựng đường ống xả nước thải... ( BBC 16-4-2007 )”.
Ông Cự đã cho phép Formosa tự xây đường ống xả thải ra biển. Trong khi theo như thiết kế của dự án thì Formosa có quy trình giải nhiệt than cốc bằng khí nitrogen ( quy trình giải nhiệt khô ) chứ không phải giải nhiệt bằng nước, và xả thải ra biển. *( Thiết kế kỹ thuât của dự án đã được nhà nước thuê công ty tư vấn quốc tế giám định trước khi cấp giấy phép ).
Như vậy là nhà nước CSVN đã cùng với Formosa sửa lại quy trình kỹ thuật của dự án chứ không phải do công ty tư vấn quốc tế không thấy ra sơ hở của hợp đồng. Rõ ràng hơn nữa, trong thông báo kỹ luật Thứ trưởng Bộ Môi trường Nguyễn Thái Lai có ghi :
“ Ông Lai đã thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định, ký giấy phép xả nước thải cho Công ty Formosa.
Trên thực tế, ngày 14.7.2014, Formosa có văn bản gửi Bộ TNMT xin cho xây dựng đường ống xả thải ra biển và hơn 1 tháng sau, ngày 26.8.2014, Tổng cục Môi trường có văn bản chấp thuận cho Formosa xả thải ra biển”.( Wikipedia, Nguyễn Minh Quang ).
Thời gian 1 tháng dùng để hoàn tất mọi thủ tục từ kiểm tra, tới điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường, … chứng tỏ là không có nghiên cứu để thẩm định quy trình kỹ thuật mới. Thông thường thời gian để các ban chuyên môn cứu xét, kiểm nghiệm, giám định phải là nửa năm. Đằng này Bộ Môi trường đã cho phép mà không nghiên cứu, không cần đưa ra những quy định cần thiết đối với giới hạn xả thải và giám định quy trình xả thải. Tóm lại là cho phép bừa để lấy tiền mà không kể tới hậu quả.
“chấp thuận thay đổi đánh giá tác động môi trường, điều chỉnh địa điểm xả thải và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh. Để xảy ra các vi phạm nêu trên, trách nhiệm thuộc về ông Nguyễn Minh Quang, ( Wikipedia, Nguyễn Minh Quang )”. Ông Nguyễn Minh Quang là Bộ trưởng bộ Môi trường.
Ông Bộ trưởng và ông Thứ trưởng Bộ Môi trường đã nhận lỗi “âm thầm” ký giấy cho phép thì công ty Formosa chỉ cần làm đúng những gì mà nhà nước CSVN đã cho phép thì họ không có lỗi lầm gì trong việc xả thải. Chẳng qua là họ có tội đưa hối lộ để xin phép đổi quy trình kỹ thuật của nhà máy.
Giải mã những động thái khó hiểu trước đây của Thủ tướng CSVN :
Ngay khi dân chúng vừa phát hiện cá chết hàng loạt thì lãnh đạo Formosa đã trả lời cho báo Tuổi Trẻ : “Muốn tôm cá hay muốn nhà máy thép thì hãy chọn đi”. Khi nói lên câu này thì Formsa biết chắc họ không sai phạm hợp đồng đã ký kết. Họ cũng biết chắc các quan lớn CSVN sẽ không dám hó hé vì các quan đã ăn hối lộ của họ.
Câu nói đó đã công khai xác nhận cá chết tại biển miền Trung là do chất xả thải của nhà máy Formosa. Thế nhưng nhà nước CSVN lại tung tin là do “thủy triều đỏ”, rồi lại loan tin “không chắc” là do Formosa. Cuối cùng thì nhà nước thuê chuyên gia của Do Thái và Mỹ đến tìm hiểu. Trong khi đó có tới 30 viện nghiên cứu và trường đại học của VN có thể dễ dàng xác nhận vì sao cá chết.
Giờ đây, khi đã có kết luận kỷ luật, mới lòi ra là ngay lúc đó Thủ tướng NXP đã khẩn cấp thương lượng ngay với Formsa. Hơn hai tháng sau thì hai bên mới thương lượng xong. Formosa nhận là họ đã sai phạm và chịu bồi thường 500 triệu USD. Trong 2 tháng này nhà nước không cho dân biết nguyên do vì sao cá chết, và cũng không cho biết nhà nước đang âm thầm thương lượng với Formosa.
Người dân quê Việt Nam thở phào nhẹ nhõm vì Formosa đã nhận sai và đã chịu bồi thường. Rồi vin vào lỗi của Formosa, người dân đòi nhà nước CSVN khởi tố Formosa để đóng cửa Formosa. Tội lỗi thì chính phía Formosa đã công khai nhận tội rồi.
Thế nhưng thái độ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khiến cho dân chúng chưng hửng. Ông ta trả lời cho cử tri Hải Phòng : “không khởi tố vụ Formosa vì nếu khởi tố thì 30 năm sau chưa đền bù được, lấy được tiền đền bù của họ rất phức tạp”.( VOA, 3-8-2016 ).
*( Nếu quả là tội đưa hối lộ thì không thể bắt bồi thường hay đóng của nhà máy được ).
Người dân thiếu điều phát phì cười vì câu trả lời ngây ngô của NXP. Ông Thủ tướng là người làm ra luật pháp, thế mà lại cần phải 30 năm mới đòi được tiền bồi thường của kẻ vi phạm pháp luật !?...Vậy thì cái pháp luật của ông ta nó như thế nào ?
Căn cứ vào câu bao che đầy hớ hênh của ông Thủ tướng, người ta nghi ngờ có cái gì đó mờ ám trong việc Formosa nhận lỗi và chịu bồi thường ( Không hề cho biết là họ đã sai phạm những gì ). Người ta lại càng nghi ngờ hơn nữa khi thấy chính người Đài Loan cũng biểu tình tại Đài Loan và cử nghị sĩ sang Hà Tĩnh để xúi dân chúng đuổi Formosa ra khỏi Vũng Áng.
Câu giải đáp có ngay sau đó : Ngày 10-8-2016 BBC đưa tin với tựa đề “Miễn hoàn thuế 10 ngàn tì đồng cho Formosa”. BBC trích lời chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan :
"Đọc con số đó, tôi thấy giật mình, bởi nó tương đương với gần 500 triệu đôla, gần như bằng với số tiền mà Formosa chấp nhận bồi thường ban đầu cho sự cố môi trường mà họ gây ra,"
Hóa ra ông Thủ tướng năn nỉ Formosa bỏ ra 500 triệu USD đưa cho dân rồi sau đó nhà nước CSVN sẽ miễn thuế 500 triệu USD cho Formosa. Nghĩa là Formosa không phải bồi thường đồng nào hết ( Bởi vi không phải lỗi của Formosa ). Do vì nhà nước CSVN không có 500 triệu USD bồi thường cho dân nên đành phải mượn tiền của Formosa rồi sẽ trả lại dần bằng cách miễn thuế sau này. Dĩ nhiên là trả cả vốn lẫn lãi.
Ban giám đốc Formosa đành phải chấp nhận đề nghị của NXP bởi vì họ không thể nào chối được việc đã chạy chọt với Bộ Môi trường để sửa lại quy trình kỹ thuật của dự án. Chính việc sửa lại này đã gây ra tai họa. Họ cũng không che giấu được tội đã câu kết với ông Chủ tịch tỉnh cho phép họ tự quyền giải tỏa mặt bằng để đặt ống xả thải ra biển trong khi dân chúng địa phương và chính quyền trung ương không hề hay biết đến việc này ( nghĩa là đặt lén ).
Chính Formosa cũng muốn bị trục xuất :
Việc Formosa nhận sai phạm và chịu bồi thường đã đưa họ vào thế kẹt. Bởi vì chính họ cũng đang muốn vin vào chuyện cá chết để rút lui khỏi Formosa mà không phải chịu bồi thường hợp đồng :
Năm họ đăng ký dự án Formosa, 2008, là lúc thị trường thép của thế giới đang rất cần thép xây dựng. Nhưng cũng trong năm này thì bong bóng nhà đất trên thế giới bị bể, nhu cầu thép xây dựng cũng bể theo. Đến năm 2015 thì thị trường thép của thế giới điêu đứng vì thừa ối thép. Tổng công xuất của các nhà máy thép Trung Cọng là 1,2 triệu tấn/năm, trong khi thị trường của thế giới chỉ cần một nửa của số đó.
Cho nên nếu Formosa đi vào sản xuất thì sản phẩm không có đầu ra. Hơn nữa, giờ đây nếu bắt Formosa giải nhiệt than cốc bằng khí Nitrogen ( quy trình khô ) thì chi phí tốn gấp 2 lần. họ chỉ có nước tự đóng cửa nhà máy. Còn nếu tiếp tục quy trình ướt như vừa rồi thì chắc chắn cá lại chết nữa !!!
Formosa thấy hay hơn hết là làm sao tìm cách rút lui hợp đồng mà không phải chịu bồi thường. Một trong những cách hay là tạo khó khăn, đưa tiền bồi thường nhỏ giọt để cho dân chúng sốt ruột biểu tình đòi trục xuất Formosa. Trong khi đó Formosa lấy cớ dân chúng biểu tình để tạm ngưng họat động mà không phải chịu thuế.
BÙI ANH TRINH
(quanvan.net)
Không có nhận xét nào