Việc Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo “gọi
hồn” vụ Junin 2 xảy ra đúng một tháng sau khi cũng tác giả này đã hoàn
tất cuốn tiểu thuyết mang tên “Vụ án” đối với Nguyễn Bắc Son và đặc biệt
là Trương Minh Tuấn vào cuối Tháng Hai, 2019.
Nguyễn Phú Trọng (giữa) bắt tay Nguyễn Tấn Dũng (phải) và Nông Đức Mạnh (trái) tại thời điểm Tháng Mười, năm 2007. (Hình: Getty Images) |
Từ “Trương Minh Tuấn làm gương” đến Junin 2
Có
ít nhất hai cựu ủy viên Bộ Chính Trị là Mạnh “Mượt” (cựu Tổng Bí Thư
Nông Đức Mạnh) và “Ba X” (cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng), cùng ít nhất
một ủy viên Bộ Chính Trị đương chức là Hoàng Trung Hải bị xem là có liên
quan mật thiết đến Junin 2 – dự án liên doanh giữa Tập Đoàn Dầu Khí
Việt Nam (PVN) và Công Ty Dầu Khí Quốc Gia Venezuela.
Vụ
liên doanh này cho tới nay không những không mang về một giọt dầu nào
mà còn bị phát hiện ra một khoản chi quái lạ là “phí tham gia hợp đồng”
(bonus), lên đến $584 triệu. Số tiền khổng lồ rút rỉa từ ngân sách Việt
Nam này bị nghi ngờ dùng để “bôi trơn” những quan chức đầu sỏ của
Venezuela.
Giả
thiết ban đầu “Trọng cho bắt Trương Minh Tuấn để làm gương và để đốt lò
nóng hơn trong năm 2019” đã dần được xác thực. Ngay sau Tết Nguyên Đán
2019, vụ tống giam hai người được xem là “phe ta” – Nguyễn Bắc Son và
đặc biệt là Trương Minh Tuấn – đã phát đi tín hiệu về một sự thay đổi
đáng kể trong quan điểm và hành động của Nguyễn Phú Trọng trong thời
gian qua, từ thái độ trù trừ và nương tay với “phe ta” sang quyết đoán
và quyết liệt hơn.
Sự
thay đổi này nhiều khả năng xuất hiện từ sức ép của một số cựu thần và
tướng lĩnh lão thành – giới mà ông Trọng dành cho nhiều tình cảm về ý
chủ nghĩa ý thức hệ Cộng Sản và nhiệm vụ bảo vệ đảng và do đó thường
tham khảo ý kiến.
Muốn
được “lưu truyền sử xanh” thì không còn cách nào khác, “bậc nhân kiệt
thế thiên hành đạo” phải hành xử quyết liệt với chính đàn em mà ông ta
đã từng dung dưỡng.
Và
một khi Trọng đã phải “trảm” Trương Minh Tuấn – kẻ mà vào lúc bị bắt
thọ chức phó trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương và còn được xem là “gà”
của “Tổng chủ” cho đến tận gần đây – thì chẳng có lý do gì để ông ta
nương tay với những kẻ khác.
Năm
2017 nóng hơn 2016. Năm 2018 lại nóng hơn 2017. Còn 2019 có lẽ là
khoảng thời gian mà Nguyễn Phú Trọng muốn tỏ ra mạnh tay và liều lĩnh
nhất với nạn tham nhũng. Bởi nếu không thì toàn bộ sự nghiệp còn nước
còn tát cho đảng Cộng Sản của ông ta sẽ có nguy cơ “tan hàng” chỉ trong
sớm chiều, còn bản thân ông ta sẽ chỉ để lại “tiếng thơm” cho các đời
sau như một tổng bí thư và chủ tịch nước thất bại cay đắng khi đã có quá
nhiều cơ hội để trốn thoát khỏi nỗi cay đắng đó.
Chưa
kể đến nguy cơ nếu không diệt trừ được một lực lượng tham nhũng đầu sỏ
nhất, rất có thể chính lực lượng đó sẽ biến thành một phản lực chính trị
nhấn chìm Nguyễn Phú Trọng vào bất kỳ thời điểm nào Trọng sa cơ lỡ vận.
Và
giờ đây là lúc ra tay với những kẻ khác. Junin 2 hứa hẹn sẽ là một vở
diễn và cũng là một vụ án lớn, thậm chí nếu được đẩy cao hơn nữa thì đó
có thể là một vụ án vĩ đại.
Thực lực Nguyễn Phú Trọng ra sao?
Một
lần nữa, cựu ủy viên Bộ Chính Trị Đinh La Thăng – nhân vật từng dám
cười nhạo tổng bí thư khi Nguyễn Phú Trọng nước mắt nhòa kính lão và lụ
khụ trong bài phát biểu chấm dứt Hội Nghị Trung Ương 6 vào cuối năm 2012
– rất nhiều khả năng sẽ phải ra tòa cho Junin 2, vụ việc mà rất có thể
sẽ trở thành một vụ đại án quốc gia.
Thế
nhưng cho tới nay vẫn chằn chặn một dấu hỏi: vì sao vào thời gian cuối
năm 2017 và đầu năm 2018 khi đã cho bắt và khai thác điều tra Đinh La
Thăng, những vụ xử Thăng lại khá tầm phào chứ không hiện ra vụ Junin 2?
Và tại sao trong suốt năm 2018, mặc dù một số người thân của Nguyễn Tấn
Dũng như con gái Nguyễn Thanh Phượng, con trai Nguyễn Thanh Nghị có
nhiều dấu hiệu bị đưa vào tầm ngắm của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương và Bộ
Công An, thế đứng của “đồng chí X” vẫn không mấy nghiêng ngả?
Một dàn khoan dầu ở Maracaibo,Venezuela. (Hình: Getty Images)
Đến
lúc này, nhiều người vẫn chưa thể quên được cú sốc đầu tiên của Nguyễn
Phú Trọng tại Hội Nghị Trung Ương 9 vào Tháng Mười Hai, năm 2018, ngay
sau sau ông ta trở dời đô đến Văn Phòng Chủ Tịch Nước: có đến 36% ủy
viên trung ương bỏ phiếu không tán thành kỷ luật Tất Thành Cang – phó bí
thư thường trực Thành Ủy TP.HCM, một kẻ bị dư luận xã hội nhiếc móc như
một con chuột cống bẩn thỉu ăn tạp, đặc biệt là “ăn đất” của dân nghèo.
Hội
Nghị Trung Ương 9 cũng để lại một dấu ấn – nếu không xem là thất bại
thì thật ra chẳng hơn thế bao nhiêu – khi từ sau hội nghị đó cho đến nay
vẫn không hiện hình bất cứ thông báo chính thức nào về kết quả bỏ phiếu
thăm dò uy tín các ủy viên trong Bộ Chính Trị và đặc biệt là đối với
“tổng chủ” Nguyễn Phú Trọng, nhân vật mà trước đó cánh dư luận thân đảng
đã đoan chắc sẽ chiếm ngôi đầu bảng.
Phải chăng nguồn cơn sâu xa của cơ chế chậm hoặc sẽ không bao giờ công bố cái kết quả kiểm phiếu bạc bẽo ấy là nạn mất phiếu?
Thậm
chí ngay cả vụ Bộ Công An của viên bộ trưởng mà ít lâu sau đó được
phong hàm đại tướng là Tô Lâm, từ lúc bắt Trần Bắc Hà – một đại gia ngân
hàng và được xem là một tay chân thân tín của Nguyễn Tấn Dũng vào gần
cuối năm 2018, cho tới nay vẫn chưa hiện ra manh mối nào rõ hơn về khả
năng đường đi của Hà sẽ dẫn tới nhà Ba Dũng như rất nhiều đảng viên cựu
trào từng kỳ vọng vào “quyết tâm Nguyễn Phú Trọng”…
Bất
chấp thế quyền lực gần như tuyệt đối của Trọng ở thượng tầng, vẫn đang
lộ ra những lỗ hổng trong chân đứng hạ tầng của ông ta trong suốt một
thời gian dài, không thể không ngạc nhiên khi cơ quan điều tra hay viện
kiểm sát lại không mò ra những hồ sơ đắt giá và có tính chứng cứ của
ngành dầu khí để phục vụ cho Trọng?
Phải
chăng những hồ sơ này cũng theo chân số phận biến mất của tấm bản đồ
quy hoạch gốc Thủ Thiêm mà cho đến nay vụ việc này đã hoàn toàn chìm
xuồng? Nếu đúng thế, ai đã “hô biến” các tài liệu đó và qua mặt ủy viên
thường vụ đảng ủy công an trung ương Nguyễn Phú Trọng?
Một
số nguồn tin cho biết trong thực tế, Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa mạnh đến
mức như một số người tưởng tượng. Ngay trước mắt và đập ngay vào mắt
ông ta vẫn là một lực lượng ngầm trong nội bộ đảng kình chống lại chiến
dịch “đốt lò.”
“Lập thành tích chào mừng đại hội 13”
Giờ
đây, Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với ngã ba đường: đang xuất
hiện những khuyến nghị cho rằng ông ta nên tạm dừng hoặc dừng hẳn chiến
dịch “đốt lò” với lý do công cuộc chống tham nhũng của Trọng đã đạt được
nhiều kết quả vượt quá mong đợi, tên tuổi của Trọng đã “đi vào sử
xanh”; trong khi đó, từ nhiều quan chức lão thành lại vẫn lắc đầu rằng
sự nghiệp chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng mới chỉ đạt được kết quả
hết sức khiêm tốn, tham nhũng vẫn còn tràn ngập ở Việt Nam, kết quả
chống tham nhũng của Trọng còn xa mới bằng dược Tập Cận Bình ở Trung
Quốc. Và nếu tiến thêm một bước hay nhiều bước đánh vào các ổ nhóm tham
nhũng, Nguyễn Phú Trọng rất có thể sẽ vấp phải sức kháng cự mãnh liệt
của chúng mà khiến cái ghế chủ tịch nước mới cứng của ông ta lung lay
hoặc đổ nhào…
Từ
khoảng cuối năm 2018, bắt đầu xuất hiện một thông tin ngoài lề đầy sốt
nóng: có một khả năng là Nguyễn Phú Trọng sẽ chuyển giao quyền lực tổng
bí thư cho một người thân tín, chẳng hạn như Trần Quốc Vượng, mà chỉ
ngồi ghế chủ tịch nước. Và cùng với “nhân sự cấp chiến lược Trần Quốc
Vượng,” còn một cái tên “chiến lược” khác cũng được nêu ra như một
phương án thay thế vị trí thủ tướng hiện thời của Nguyễn Xuân Phúc là
Vương Đình Huệ.
Không
biết tính xác thực của những thông tin trên đến đâu, chỉ biết rằng từ
đó đến nay và trong khi dư luận xã hội đang xôn xao về vụ Junin 2 và chờ
đợi vụ án tương lai này sẽ “đốt” ít ra vài ủy viên Bộ Chính Trị, hành
lang của chính trường Việt Nam lại bất chợt sôi sục hẳn lên với sự khởi
động của một cái gì đó giống như bầu không khí xung đột nóng bỏng trước
Đại Hội 12.
Đó
đây thấp thoáng hiện ra vài ba bài viết trên mạng xã hội nhằm đấu tố
trong giới chóp bu cao cấp về tài sản, sân sau và thủ đoạn “chơi nhau.”
Cùng lúc, các cơ quan đảng đang đẩy nhanh hơn tiến độ “quy hoạch cán bộ
cấp chiến lược” để chuẩn bị nhân sự cho đại hội 13 vào đầu năm 2021.
Những
cảnh huống chính trị phức hợp và đan xen lẫn nhau như thế đang khiến
cho Junin 2 có thể không chỉ thuần túy là Junin 2, mà còn là tập 2 cho
những vở đấu tố chưa hoàn tất ở Đại Hội 12 trước thềm Đại Hội 13. Có lẽ
không ít kẻ đang tìm cách đục nước béo cò nhân vụ Junin 2 – trừ khử và
tranh đoạt.
Phạm Chí Dũng
(Người Việt)
Không có nhận xét nào