Phát triển giáo dục luôn là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn
nhân lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh
tế nhanh và bền vững.
Động
lực cho sự phát triển hiện nay là chấn hung giáo dục, trọng dụng nhân
tài. Kế thừa và phát triển triết lý trị quốc của cha ông “Lập quốc dĩ
giáo học vi tiên. Cầu trị dĩ nhân tài vi cấp”. (Tức là “mở nước lấy giáo
dục lầm đầu. Dựng nước lấy nhân tài làm trọng), thế nhưng vụ gian lận
điểm thi tại ba tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình đã cho thấy nền giáo dục
nước ta đang đi chệch hướng.
Không thể chấp nhận hàng loạt cán bộ quản lý giáo dục lại có hành vi gian lận thi cử
Với sự nỗ lực của công an, thanh tra, khảo thí, cùng sự tố giác của nhân dân và báo chí. Bộ Công an vào cuộc, kết quả gian lận điểm thi tại ba tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2018 đã bị đưa ra ánh sáng.
Đã có 16 người đã bị truy tố là thành viên Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh. Câu hỏi đặt ra, vậy đối với hai nhóm đối tượng còn lại là cha mẹ học sinh được nâng điểm và những lãnh đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành tại địa phương và cấp cao hơn thì sẽ có hình thức kỷ luật gì?
Vấn đề là quy mô gian lận trong kỳ thi năm 2018 chỉ giới hạn ở ba tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình hay còn tại một số địa phương khác?
Liệu các cơ quan bảo vệ pháp luật thuộc hệ thống chính trị có thể khẳng định 60 tỉnh, thành phố còn lại không nơi nào để xảy ra gian lận thi cử, kết quả chấm thi và điểm đã công bố là hoàn toàn trung thực?
Gian lận thi cử tại trong kỳ thi 2018 trải rộng trên địa bàn ba tỉnh, liên quan đến mấy trăm đối tượng bao gồm hơn 200 cha mẹ thí sinh, ba Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo thi cấp bộ và không thể không nhắc tới hàng trăm thí sinh trong số 222 thí sinh được nâng điểm.
Muốn đất nước phát triển, muốn nền hành chính công liêm chính, công bằng thì phải chọn được những người có tài có đức. Thế mà bằng gian lận thi cử, những “quý tử” con của các cán bộ ở Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang có thể ngồi “nhầm chỗ” trong bộ máy nhà nước ở tương lai. Điều này cho thấy nền giáo dục Việt Nam đag đi lệch hướng trầm trọng.
Nhìn vào những trang sử sáng chói của dân tộc, chúng ta càng thấy hổ thẹn với người xưa. Sau khi lên ngôi Hoàng đế, đánh tan quân Mãn Thanh, Quang Trung liền nghĩ ngay đến việc nhờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp cùng các sĩ phu Bắc Hà như Ngô Thì Nhậm, Trần Văn Kỷ… thảo ngay “Chiếu Lập nhà học…” còn gọi là “Chiếu Lập học”.
Vấn đề giáo dục lên thành quốc sách là việc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra để thực hiện ngay sau cách mạng tháng Tám. Xoá nạn mù chữ cho toàn dân trong một thời gian ngắn ở một nước thuộc địa lạc hậu như Việt Nam là một sự kiện lịch sử có một không hai của loài người. Từ chiến khu Việt Bắc, Bộ Giáo dục vẫn được duy trì và chọn lựa những học trò giỏi trong cả nước gửi qua Liên Xô và các nước XHCN học tập…
Tương lai của một đất nước, một dân tộc thịnh hay suy là bắt đầu từ giáo dục hôm nay. Hoàng đế Quang Trung thời cận đại và Chủ tịch Hồ Chí Minh thời hiện đã có tầm nhìn rất xa. Rất tiếc, Hoàng đế Quang Trung “ra đi” đột ngột, sự nghiệp giáo dục mà Quang Trung gieo chưa kịp gặt hái được gì.
Trong thời kỳ kháng chiến cứu quốc, giáo dục vẫn tiếp tục ngay trong cuộc chiến tranh một mất một còn với thực dân, đế quốc. Tính ưu việt của chế độ mới được thể hiện rất rõ trong giáo dục.
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhìn lại giáo dục Việt Nam, chúng ta vẫn chưa thật sự hài lòng. Đúng là giữa khát vọng và thực tiễn còn có khoảng cách. Đấy chính là những bất cập mà hôm nay nhiều người vẫn chưa an tâm.
Nghị quyết 29 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo…” ban hành ngày 04/11/2013, đến nay đã được hơn 05 năm, đó là khoảng thời gian đủ dài để tổng kết những gì làm được, những gì còn khiếm khuyết đòi hỏi từng bộ phận trong hệ thống chính trị phải nhìn nhận lại vai trò, trách nhiệm của mình.
Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc là căn cứ và mục tiêu quan trọng để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo… Cụ thể là: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết dứt điểm các hiện tượng tiêu cực kéo dài, gây bức xúc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo”.
Phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu mới có thể đưa quốc gia lên hùng cường
Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Vụ gian lận điểm thi ở ba tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình 16 bị can đã bị khởi tố liên quan đến 222 thí sinh (được nâng điểm) nghĩa là liên quan đến khoảng 222 phụ huynh. Đây là “vết nhơ”, là vụ tham nhũng tồi tệ nhất lịch sử ngành giáo dục nước nhà kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhiều lần khẳng định chống tham nhũng phải công khai, minh bạch, không có vùng cấm, vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vậy chính quyền hai tỉnh Sơn La, Hòa Bình có phải đang tạo vùng cấm đối với dư luận trong việc công bố danh tính người vi phạm?
Trả lời độc quyền Zing.vn về kỳ vọng bức tranh giáo dục có nhiều thay đổi tích cực trong năm 2019 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Tôi mong rằng xã hội sẽ tiếp tục đồng hành, dành niềm tin cho giáo dục, vì đó vừa là động lực, vừa là thách thức đặt ra cho ngành. Niềm tin xã hội là nguồn lực quan trọng để ngành giáo dục chuyển biến tích cực”.
Với kỳ vọng chống tiêu cực này, chắc chắn Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Công an và các ban ngành liên quan sẽ không ai được phép đứng ngoài cuộc. Hiện nay đang đặt ra 1 câu hỏi, rằng nếu chỉ khởi tố 16 người này mà không mở rộng vụ án, liệu có tình trạng để lọt tội phạm?
Nói cách khác, đã có người hưởng lợi bất chính thì chắc chắn phải có người đưa tiền, vậy họ là những ai? Vì thế không thể không xét các yếu tố hình sự để cả những kẻ chạy điểm và kẻ mua điểm đều phải chịu trách nhiệm trước công lý, trước sự bình đẳng và công bằng của pháp luật.
Dựa trên những yếu tố xem xét của cơ quan điều tra, thì cần có xác định tội phạm theo Khoản 1 điều 358 Bộ Luật Hình sự 2015 “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” quy định:
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây dưới mọi hình thức để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ 01 đến 06 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất”…
Người xưa đã nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Một nền kinh tế trí thức đang là ước vọng của chúng ta, không lý gì chúng ta lại thiếu những chính sách hợp với đạo lý chung của nhân loại, chúng ta lại chấp nhận cho tham nhũng, tiêu cực giáo dục tồn tại để khỏi mai một hiền tài trong một nhà nước đang rất thiếu vắng hiền tài.
Vụ gian lận thi cử đang cho thấy chúng ta đi lệch hướng của sự phát triển |
Không thể chấp nhận hàng loạt cán bộ quản lý giáo dục lại có hành vi gian lận thi cử
Với sự nỗ lực của công an, thanh tra, khảo thí, cùng sự tố giác của nhân dân và báo chí. Bộ Công an vào cuộc, kết quả gian lận điểm thi tại ba tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2018 đã bị đưa ra ánh sáng.
Đã có 16 người đã bị truy tố là thành viên Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh. Câu hỏi đặt ra, vậy đối với hai nhóm đối tượng còn lại là cha mẹ học sinh được nâng điểm và những lãnh đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành tại địa phương và cấp cao hơn thì sẽ có hình thức kỷ luật gì?
Vấn đề là quy mô gian lận trong kỳ thi năm 2018 chỉ giới hạn ở ba tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình hay còn tại một số địa phương khác?
Liệu các cơ quan bảo vệ pháp luật thuộc hệ thống chính trị có thể khẳng định 60 tỉnh, thành phố còn lại không nơi nào để xảy ra gian lận thi cử, kết quả chấm thi và điểm đã công bố là hoàn toàn trung thực?
Gian lận thi cử tại trong kỳ thi 2018 trải rộng trên địa bàn ba tỉnh, liên quan đến mấy trăm đối tượng bao gồm hơn 200 cha mẹ thí sinh, ba Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo thi cấp bộ và không thể không nhắc tới hàng trăm thí sinh trong số 222 thí sinh được nâng điểm.
Muốn đất nước phát triển, muốn nền hành chính công liêm chính, công bằng thì phải chọn được những người có tài có đức. Thế mà bằng gian lận thi cử, những “quý tử” con của các cán bộ ở Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang có thể ngồi “nhầm chỗ” trong bộ máy nhà nước ở tương lai. Điều này cho thấy nền giáo dục Việt Nam đag đi lệch hướng trầm trọng.
Nhìn vào những trang sử sáng chói của dân tộc, chúng ta càng thấy hổ thẹn với người xưa. Sau khi lên ngôi Hoàng đế, đánh tan quân Mãn Thanh, Quang Trung liền nghĩ ngay đến việc nhờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp cùng các sĩ phu Bắc Hà như Ngô Thì Nhậm, Trần Văn Kỷ… thảo ngay “Chiếu Lập nhà học…” còn gọi là “Chiếu Lập học”.
Vấn đề giáo dục lên thành quốc sách là việc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra để thực hiện ngay sau cách mạng tháng Tám. Xoá nạn mù chữ cho toàn dân trong một thời gian ngắn ở một nước thuộc địa lạc hậu như Việt Nam là một sự kiện lịch sử có một không hai của loài người. Từ chiến khu Việt Bắc, Bộ Giáo dục vẫn được duy trì và chọn lựa những học trò giỏi trong cả nước gửi qua Liên Xô và các nước XHCN học tập…
Tương lai của một đất nước, một dân tộc thịnh hay suy là bắt đầu từ giáo dục hôm nay. Hoàng đế Quang Trung thời cận đại và Chủ tịch Hồ Chí Minh thời hiện đã có tầm nhìn rất xa. Rất tiếc, Hoàng đế Quang Trung “ra đi” đột ngột, sự nghiệp giáo dục mà Quang Trung gieo chưa kịp gặt hái được gì.
Trong thời kỳ kháng chiến cứu quốc, giáo dục vẫn tiếp tục ngay trong cuộc chiến tranh một mất một còn với thực dân, đế quốc. Tính ưu việt của chế độ mới được thể hiện rất rõ trong giáo dục.
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhìn lại giáo dục Việt Nam, chúng ta vẫn chưa thật sự hài lòng. Đúng là giữa khát vọng và thực tiễn còn có khoảng cách. Đấy chính là những bất cập mà hôm nay nhiều người vẫn chưa an tâm.
Nghị quyết 29 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo…” ban hành ngày 04/11/2013, đến nay đã được hơn 05 năm, đó là khoảng thời gian đủ dài để tổng kết những gì làm được, những gì còn khiếm khuyết đòi hỏi từng bộ phận trong hệ thống chính trị phải nhìn nhận lại vai trò, trách nhiệm của mình.
Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc là căn cứ và mục tiêu quan trọng để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo… Cụ thể là: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết dứt điểm các hiện tượng tiêu cực kéo dài, gây bức xúc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo”.
Phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu mới có thể đưa quốc gia lên hùng cường
Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Vụ gian lận điểm thi ở ba tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình 16 bị can đã bị khởi tố liên quan đến 222 thí sinh (được nâng điểm) nghĩa là liên quan đến khoảng 222 phụ huynh. Đây là “vết nhơ”, là vụ tham nhũng tồi tệ nhất lịch sử ngành giáo dục nước nhà kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhiều lần khẳng định chống tham nhũng phải công khai, minh bạch, không có vùng cấm, vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vậy chính quyền hai tỉnh Sơn La, Hòa Bình có phải đang tạo vùng cấm đối với dư luận trong việc công bố danh tính người vi phạm?
Trả lời độc quyền Zing.vn về kỳ vọng bức tranh giáo dục có nhiều thay đổi tích cực trong năm 2019 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Tôi mong rằng xã hội sẽ tiếp tục đồng hành, dành niềm tin cho giáo dục, vì đó vừa là động lực, vừa là thách thức đặt ra cho ngành. Niềm tin xã hội là nguồn lực quan trọng để ngành giáo dục chuyển biến tích cực”.
Với kỳ vọng chống tiêu cực này, chắc chắn Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Công an và các ban ngành liên quan sẽ không ai được phép đứng ngoài cuộc. Hiện nay đang đặt ra 1 câu hỏi, rằng nếu chỉ khởi tố 16 người này mà không mở rộng vụ án, liệu có tình trạng để lọt tội phạm?
Nói cách khác, đã có người hưởng lợi bất chính thì chắc chắn phải có người đưa tiền, vậy họ là những ai? Vì thế không thể không xét các yếu tố hình sự để cả những kẻ chạy điểm và kẻ mua điểm đều phải chịu trách nhiệm trước công lý, trước sự bình đẳng và công bằng của pháp luật.
Dựa trên những yếu tố xem xét của cơ quan điều tra, thì cần có xác định tội phạm theo Khoản 1 điều 358 Bộ Luật Hình sự 2015 “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” quy định:
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây dưới mọi hình thức để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ 01 đến 06 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất”…
Người xưa đã nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Một nền kinh tế trí thức đang là ước vọng của chúng ta, không lý gì chúng ta lại thiếu những chính sách hợp với đạo lý chung của nhân loại, chúng ta lại chấp nhận cho tham nhũng, tiêu cực giáo dục tồn tại để khỏi mai một hiền tài trong một nhà nước đang rất thiếu vắng hiền tài.
Đinh Lực
Không có nhận xét nào