Không có khả năng cơ khí kỹ thuật quy
mô và cũng để tránh né các chống đối, nhà cầm quyền Việt Nam cho cơi
nới âm thầm một vài đảo, cải thiện một số bãi đá ngầm và nhà giàn DK ở
Trường Sa.
Việt Nam âm thầm bồi đắp một vài đảo ở Trường Sa |
Hôm
Thứ Hai, 22 Tháng Tư 2019 báo Anh quốc Express dẫn lại một bản tin trên
tờ New Delhi Times nói rằng Việt Nam đã “bí mật bồi đắp 10 đảo ở Trường
Sa có nguy cơ làm Bắc Kinh tức giận.”
Trước
đó, Thứ Sáu tuần qua, ký giả Peter Jennings của đài VOA cũng có một bài
phân tích về việc này với cái tựa hơi khác “ Việt Nam âm thầm xây dựng
10 đảo ở vùng biển tranh chấp gay gắt nhất tại Á Châu thế nào”.
Thật
ra, cả báo Anh Quốc, báo Ấn Độ và bài viết trên VOA đều thuật lại một
bản tường trình của tổ chức “Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu” AMTI
(Asia Maritime Transparancy Initiative) phổ biến ngày 8 Tháng Tư 2019.
Các bản tin kể trên kèm theo lời bình luận của một số chuyên viên phân
tích thời sự an ninh chính trị.
Bài
viết của AMTI có tựa đề là “Từ từ và chắc chắn: Việt Nam cải thiện
Trường Sa” trong đó có kèm theo một số hình ảnh chụp từ vệ tinh để dẫn
chứng. AMTI là một bộ phận nghiên cứu riêng về tranh chấp Biển Đông của
Trung Tâm Nghiên Cứu và Chiến Lược Quốc Tế (CSIS) có trụ sở ở thủ đô Hoa
Thịnh Đốn.
Năm
2014, khi Bắc Kinh bắt đầu chiến dịch bồi đắp ồ ạt 7 bãi đá ngầm thành 7
đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa, tin tức quốc tế dạo đó cũng đã có
đề cập đến việc Việt Nam cũng có hoạt động tương tự nhưng ở tầm rất nhỏ
bé. Bắc Kinh khi bị Mỹ và nhiều nước lên án về việc bồi đắp đảo nhân tạo
cũng đã nêu ra việc này.
Cho
tới nay, theo bản tường trình của AMTI, Việt Nam vẫn âm thầm cải thiện
một số trong số các đảo và bãi đá ngầm mà họ đang kiểm soát tại quần đảo
Trường Sa. Việt Nam đang kiểm soát 49 tiền đồn (outposts) rải ra trên
27 thực thể (features) trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Trong
số 27 thực thể đó, chỉ có 10 được gọi là đảo nhỏ, còn lại hầu hết là
các bãi đá ngầm chìm dưới mặt nước hoặc những bãi san hô.
Sau
khi Bắc Kinh ào ạt bồi đắp các đảo nhân tạo, vào khoảng thời gian các
năm 2015-2016 Việt Nam cũng bắt đầu bồi đắp và kéo dài phi đạo trên đảo
Trường Sa Lớn cũng như tạo được một bến cảng nhỏ có kè bảo vệ.
Tổng
cộng, Hà Nội đã đưa dụng cụ cơ khí bồi đắp thêm được khoảng 40 ha ở đảo
Trường Sa Lớn bằng cách hút cát biển chung quanh. Cách làm của họ chậm
chạm hơn rất nhiều so với của Trung Quốc, theo AMTI, tuy ít tàn phá môi
trường hơn cách làm quy mô của Trung Quốc nhưng cũng vẫn là cố ý phá hủy
các rặng san hô.
Theo
quan sát của AMTI, từ giữa năm 2017 đến gần đây, Việt Nam đã kéo dài
phi đạo trên đảo vừa kể từ 750 mét lên thành 1,300 mét, mỗi đầu phi đạo
có 2 nhà để máy bay mà người ta tin là để chứa các máy bay vận tải cỡ
nhỏ CASA C-295 hoặc máy bay tuần tra biển PZL M28B hoặc có thể cho cả
loại máy bay khác nếu họ mua sau này.
Ở
mặt đông bắc của đảo Trường Sa Lớn, Việt Nam cũng đã xây dựng hai cơ sở
thu thập tin tức tình báo hoặc viễn thông. Một trong hai cơ sở có vòm
radar được nhìn thấy hồi năm 2018. Thêm một số tòa nhà được xây dựng
thêm trên phần đất mới bồi đắp. Trên đó người ta thấy các tấm thu năng
lượng mặt trời (Solar panels), thêm sân vận động.
Bên
cạnh đó, người ta thấy Việt Nam cũng có một số cải thiện khiêm tốn trên
một số bãi gần đảo Phan Vinh (tên quốc tế là Pearson Reef). Hà Nội đã
bồi đắp thêm khoảng 6 ha cho đảo vừa kể từ trước năm 2014 rồi cải thiện
một số cơ sở từ năm 2016, gồm cả bãi đáp trực thăng, các tấm thu năng
lượng mặt trời. Từ giữa năm 2017 trở đi người ta thấy có thêm một đài
radar vòm.
Phần
lớn các vị trí mà Việt Nam đang kiểm soát không phải là các đảo tự
nhiên, mà chỉ là những nhà giàn hoặc các “đồn” chiến đấu. AMTI đếm thấy
tất cả 25 cái như thế và từ giữa năm 2017 đến giờ, tại Đá Núi Thị
(Petley Reef) và Đá Nam (South Reef) Việt Nam đã xây dựng tại mỗi nơi
thêm một “đồn” nữa. Cơ sở tại Đá Núi Thị đã hoàn tất cuối năm 2018 trong
khi cơ sở tại Đá Nam thì vẫn đang tiến hành.
Về
mặt Tây Nam của quần đảo Trường Sa, Việt Nam kiểm soát 6 bãi đá ngầm mà
họ xác định là một phần của thềm lục địa Việt Nam trong khi cả Bắc Kinh
và Đài Bắc thì tuyên bố là thành phần của quần đảo Trường Sa của họ.
Việt
Nam đã xây dựng trước sau 14 Nhà Giàn (Dịch Vụ Khoa đánh số từ DK1) tức
là các trạm dịch vụ kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Các nhà giàn này nằm
trong khu vực có nhiều lô dầu khí mà Việt Nam đã cấp quyền thăm dò và
khai thác cho một số nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trước sự đe dọa
võ lực của Bắc Kinh, năm 2017, hai trong số các hợp đồng đã ký đã phải
hủy bỏ.
Theo
MITI, từ giữa năm 2017, Nhà Giàn DK1 đã được mở rộng với một cơ sở cao
nhiều tầng và một bãi đậu trực thăng lớn. Họ nối liền 8 cơ sở đã được mở
rộng trong các năm 2016-2017.
(Người Việt)
Không có nhận xét nào