Chính quyền Trung Quốc hiện đang dùng nhiều thủ đoạn để giám sát
người dân. Mới đây, có thông tin cho biết, chính quyền Trung Quốc đem
công nghệ nhận diện khuôn mặt (đang được áp dụng tại Tân Cương) sử dụng
rộng rãi ở các nơi trên toàn Trung Quốc, nhằm kịp thời phát hiện “nhóm
người nhạy cảm”, giám sát hướng hành động của người dân.
Theo
tờ New York Times dẫn nguồn tin từ một số nhân sĩ giấu tên tiết lộ,
công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã được chính quyền Trung Quốc mở rộng ra
nhiều nơi trên toàn quốc, hiện tại đã có mặt ở Hàng Châu, Ôn Châu và
tỉnh Phúc Kiến. Cơ quan chức năng của Thị trấn Tam Môn Hiệp (tỉnh Hà
Nam) đầu năm nay đã sử dụng công nghệ này, trong một tháng đã tiến hành
kiểm tra 500 nghìn lượt để nhận biết xem trong cộng đồng cư dân có người
Duy Ngô Nhĩ hay không.
Bắt đầu từ năm 2018, có gần 24 cục cảnh sát tại 16 tỉnh của Trung Quốc bắt đầu sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Năm ngoái, cơ quan chức năng tỉnh Thiểm Tây có kế hoạch mua sắm hệ thống camera thông minh “có khả năng hỗ trợ nhận diện khuôn mặt, phân biệt đặc trưng của người Duy Ngô Nhĩ và những người dân tộc khác”.
Có một số Cục cảnh sát cho biết, đây là để “nhận biết người dân tộc thiểu số”, nhưng có 3 nhân sĩ nắm được thông tin tiết lộ, đây là hệ thống chuyên dùng để nhận biết người Duy Ngô Nhĩ. Họ nói, về ngoại hình, người Duy Ngô Nhĩ giống người khu vực Trung Á hơn, rất khác biệt so với người Hán, do đó phần mềm cũng dễ dàng phân biệt được.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp công nghệ giám sát thế hệ mới cũng ra đời, để đáp ứng nhu cầu của chính quyền Trung Quốc. Bản tin của New York Times cũng nói, họ lợi dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo dựa vào các đặc điểm bề ngoài như màu da, v.v để tiến hành tự động phân loại nhóm người.
CloudWalk chính là một công ty khởi nghiệp như vậy. Công ty này cho biết, công nghệ nhận dạng khuôn mặt của họ có thể nhận biết được “nhóm người nhạy cảm”, “nếu một người Duy Ngô Nhĩ sinh sống trong một cộng đồng, và 20 ngày sau xuất hiện 6 người Duy Ngô Nhĩ nữa”, “thì hệ thống lập tức cảnh báo”.
CloudWalk gọi hệ thống này là “Kiểm soát động thái bằng nhận diện khuôn mặt”, hệ thống này cũng đã được dùng rộng rãi ở nhiều thành phố trong đó có cả thành phố Bắc Kinh.
Công nghiên cứu phần mềm “Kiểm soát động thái bằng nhận diện khuôn mặt” điển hình như Yitu, Megvii, SenseTime, v.v. Camera giám sát và phần mềm xử lý mà Hikvision bán ra bao gồm cả chức năng nhận biết dân tộc thiểu số.
New York Times cho biết, năm 2018, Bộ Công an Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ Đô la Mỹ để thiết lập 2 hệ thống giám sát điện tử gồm Sky Net (Thiên võng) và Sharp Eyes (Tuyết sáng), hệ thống này dùng để thực thi pháp luật và thu thập tình báo.
Chính quyền Trung Quốc tiếp tục tăng cường kiểm soát Tân Cương, số người bị chính quyền giam giữ trong các trại tập trung ở đây lên đến khoảng 1,2 triệu người. Hành động cưỡng chế giam giữ phi pháp hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc đã bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.
Trong khi đó, sau khi chính quyền Trung Quốc đi vào Tân Cương, đã tiến hành cưỡng chế thi hành các chính sách Hán hóa, phá hoại văn hóa Tân Cương, đồng thời bức hại đối với những người có tín ngưỡng tại đây. Gần đây, trang web điều tra độc lập tại Anh đã xác nhận: 2 ngôi chùa cổ (Thanh Trấn Tự) ở Tân Cương có lịch sử hơn 500 năm, nhưng năm 2018 đã biến mất khỏi bản đồ vệ tinh. Cũng có học giả phát hiện, còn có 3 ngôi chùa cổ khác ở Tân Cương cũng không thấy hiển thị trên bản đồ vệ tinh.
Theo truyền thông Mỹ tiết lộ, chính quyền Trung Quốc không để ý tới phản ứng của dư luận, ngược lại còn cử cảnh sát các nơi đến Tân Cương học tập mô hình giám sát kỹ thuật số do Bí thư Tân Cương Trần Toàn Quốc xây dựng, và còn nhân rộng mô hình giám sát của Tân Cương ra khắp Trung Quốc.
Ông Trần Toàn Quốc một tay tạo dựng mô hình quản lý và giám sát nghiêm ngặt Tân Cương. Tại đây, ông đã dùng 2 năm rưỡi để xây dựng hệ thống giám sát khổng lồ và tiên tiến, Tân Cương cũng xây dựng ít nhất 7700 trạm cảnh vụ công nghệ cao, sử dụng các thiết bị giám sát quy mô lớn và dữ liệu lớn để phân tích các thông tin cá nhân thu thập được,
Để thử nghiệm tính hiệu quả của hệ thống quản lý giám sát này tại Tân Cương, mùa xuân năm 2017, trên một con phố ở Tân Cương, ông Trần Toàn Quốc từng ra lệnh cho trợ lý báo cảnh sát, kết quả cảnh sát vũ trang chỉ mất 54 giây để đến nơi có người báo cảnh sát.
Trí Đạt
Cảnh sát Trịnh Châu dùng kính đen có hệ thống nhận diện khuôn mặt để giám sát người dân (Ảnh: Getty Images) |
Bắt đầu từ năm 2018, có gần 24 cục cảnh sát tại 16 tỉnh của Trung Quốc bắt đầu sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Năm ngoái, cơ quan chức năng tỉnh Thiểm Tây có kế hoạch mua sắm hệ thống camera thông minh “có khả năng hỗ trợ nhận diện khuôn mặt, phân biệt đặc trưng của người Duy Ngô Nhĩ và những người dân tộc khác”.
Có một số Cục cảnh sát cho biết, đây là để “nhận biết người dân tộc thiểu số”, nhưng có 3 nhân sĩ nắm được thông tin tiết lộ, đây là hệ thống chuyên dùng để nhận biết người Duy Ngô Nhĩ. Họ nói, về ngoại hình, người Duy Ngô Nhĩ giống người khu vực Trung Á hơn, rất khác biệt so với người Hán, do đó phần mềm cũng dễ dàng phân biệt được.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp công nghệ giám sát thế hệ mới cũng ra đời, để đáp ứng nhu cầu của chính quyền Trung Quốc. Bản tin của New York Times cũng nói, họ lợi dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo dựa vào các đặc điểm bề ngoài như màu da, v.v để tiến hành tự động phân loại nhóm người.
CloudWalk chính là một công ty khởi nghiệp như vậy. Công ty này cho biết, công nghệ nhận dạng khuôn mặt của họ có thể nhận biết được “nhóm người nhạy cảm”, “nếu một người Duy Ngô Nhĩ sinh sống trong một cộng đồng, và 20 ngày sau xuất hiện 6 người Duy Ngô Nhĩ nữa”, “thì hệ thống lập tức cảnh báo”.
CloudWalk gọi hệ thống này là “Kiểm soát động thái bằng nhận diện khuôn mặt”, hệ thống này cũng đã được dùng rộng rãi ở nhiều thành phố trong đó có cả thành phố Bắc Kinh.
Công nghiên cứu phần mềm “Kiểm soát động thái bằng nhận diện khuôn mặt” điển hình như Yitu, Megvii, SenseTime, v.v. Camera giám sát và phần mềm xử lý mà Hikvision bán ra bao gồm cả chức năng nhận biết dân tộc thiểu số.
New York Times cho biết, năm 2018, Bộ Công an Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ Đô la Mỹ để thiết lập 2 hệ thống giám sát điện tử gồm Sky Net (Thiên võng) và Sharp Eyes (Tuyết sáng), hệ thống này dùng để thực thi pháp luật và thu thập tình báo.
Chính quyền Trung Quốc tiếp tục tăng cường kiểm soát Tân Cương, số người bị chính quyền giam giữ trong các trại tập trung ở đây lên đến khoảng 1,2 triệu người. Hành động cưỡng chế giam giữ phi pháp hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc đã bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.
Trong khi đó, sau khi chính quyền Trung Quốc đi vào Tân Cương, đã tiến hành cưỡng chế thi hành các chính sách Hán hóa, phá hoại văn hóa Tân Cương, đồng thời bức hại đối với những người có tín ngưỡng tại đây. Gần đây, trang web điều tra độc lập tại Anh đã xác nhận: 2 ngôi chùa cổ (Thanh Trấn Tự) ở Tân Cương có lịch sử hơn 500 năm, nhưng năm 2018 đã biến mất khỏi bản đồ vệ tinh. Cũng có học giả phát hiện, còn có 3 ngôi chùa cổ khác ở Tân Cương cũng không thấy hiển thị trên bản đồ vệ tinh.
Theo truyền thông Mỹ tiết lộ, chính quyền Trung Quốc không để ý tới phản ứng của dư luận, ngược lại còn cử cảnh sát các nơi đến Tân Cương học tập mô hình giám sát kỹ thuật số do Bí thư Tân Cương Trần Toàn Quốc xây dựng, và còn nhân rộng mô hình giám sát của Tân Cương ra khắp Trung Quốc.
Ông Trần Toàn Quốc một tay tạo dựng mô hình quản lý và giám sát nghiêm ngặt Tân Cương. Tại đây, ông đã dùng 2 năm rưỡi để xây dựng hệ thống giám sát khổng lồ và tiên tiến, Tân Cương cũng xây dựng ít nhất 7700 trạm cảnh vụ công nghệ cao, sử dụng các thiết bị giám sát quy mô lớn và dữ liệu lớn để phân tích các thông tin cá nhân thu thập được,
Để thử nghiệm tính hiệu quả của hệ thống quản lý giám sát này tại Tân Cương, mùa xuân năm 2017, trên một con phố ở Tân Cương, ông Trần Toàn Quốc từng ra lệnh cho trợ lý báo cảnh sát, kết quả cảnh sát vũ trang chỉ mất 54 giây để đến nơi có người báo cảnh sát.
Trí Đạt
(trithucvn.net)
Không có nhận xét nào