Hải quan Trung Quốc nói sẽ tiêu hủy
gần 300.000 bản đồ đã thu hồi được, vì chúng thể hiện sai một cách
không thể chấp nhận được về mặt chính trị các đường biên giới của
Trung Quốc.
Bản đồ thế giới, với phần về Trung Quốc (hình minh họa) |
Các bản đồ này do một công ty ở miền nam Trung Quốc in rồi xuất khẩu sang Rotterdam, Hà Lan.
Các
quan chức Trung Quốc đã dành bốn tháng để thu hồi khi phát hiện ra các
bản đồ thể hiện đường biên giới quốc tế mà Bắc Kinh cho là không chính
xác.
Các phóng viên nói rằng vụ việc cho thấy Bắc Kinh quyết tâm bác bỏ bất kỳ quan điểm nào khác với họ trong vấn đề đường biên.
Vấn đề Đài Loan và biên giới với Ấn Độ
Các bản đồ bị thu hồi đã không thể hiện Đài Loan và Arunachal Pradesh là thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai của Trung Quốc, và đe dọa sẽ sử dụng vũ lực nếu nơi này dám tuyên bố độc lập.
Arunachal
Pradesh là một trong 29 bang của Ấn Độ nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ
quyền đối với hầu hết lãnh thổ bang này và gọi đó là vùng Tạng Nam (Nam
Tây Tạng).
Vùng
này trước được Tây Tạng trao cho chính quyền thuộc địa Anh tại Ấn Độ
theo một hiệp định hồi 1914, nhưng Trung Quốc phản đối tính hợp pháp
của văn bản này.
Ấn
Độ và Trung Quốc đến nay đã có 21 vòng đàm phán nhằm tìm giải pháp cho
các tranh cãi về đường biên kéo dài gần 3.500km, được gọi là Đường Kiểm
soát Ấn Độ - Trung Quốc.
Hồi tháng trước, giới chức tại Trung Quốc đã tiêu hủy gần 30 ngàn bản đồ.
Hoàn
Cầu Thời báo hôm thứ Ba tường thuật rằng nhân viên hải quan tại tỉnh
Quảng Đông sẽ tiêu hủy tiếp hàng trăm ngàn bản nữa, và sẽ khởi tố bốn
nghi can về tội cố ý xuất khẩu các bản đồ này sang Hà Lan.
Các bản đồ do một công ty ở tỉnh Quảng Đông in.
Bản
đồ thể hiện chủ quyền lãnh thổ và là tuyên bố chính trị, ông Mã Uy từ
Vụ Quản lý Thông tin Địa lý thuộc Bộ Tài nguyên Trung Quốc được South
China Morning Post dẫn lời hôm 25/3.
"Nếu
có các 'bản đồ có vấn đề' làm tổn hại tới chủ quyền quốc gia và toàn
vẹn lãnh thổ, đặc biệt là các sản phẩm do nước ngoài in ấn, hoặc các
sản phẩm nhằm để xuất hoặc nhập khẩu, thì chúng sẽ bị cộng đồng quốc
tế cố tình sử dụng hoặc suy đoán," ông nói.
"Điều
này sẽ trực tiếp gây hại tới lợi ích quốc gia và sự tự tôn của các công
dân, và là một mối đe dọa nghiêm trọng tới an ninh quốc gia."
(BBC)
Không có nhận xét nào