Món quà mới của Nguyễn Phú Trọng dành
tặng cho nước Mỹ trước khi ông ta có mặt ở Washington vào mùa hè năm
2019, và cũng là món quà của Donald Trump tặng lại chính thể Việt Nam,
đang lộ dần hình bóng của nó: quan hệ đối tác chiến lược.
Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ: Món quà mới đang lộ dần |
Ngày
3/4/2019, một số quan chức cấp thứ trưởng của Mỹ và Việt Nam đã tổ chức
hội thảo mang tên “Việt- Mỹ: Hướng đến hợp tác chiến lược” tại Trung
Tâm Chiến lược & Nghiên Cứu Quốc tế CSIS ở thủ đô Washington.
Có
thể xem hội thảo trên là một trong số hiếm hoi hoặc là lần đầu tiên hai
bên bàn về chủ đề không còn là chuyện giỡn chơi hay trả treo mặc cả
này. Đối với chính thể Việt Nam, bây giờ không còn là lúc ngả ngớn õng
ẹo đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc nữa, mà Hà Nội đang bị ‘đồng chí tốt’ ép
bật khỏi những giếng dầu ở Biển Đông khiến ngân sách - vốn đang tồi tệ -
càng nguy khốn hơn.
Không
chỉ Việt Nam, mà cả Mỹ cũng bị đe dọa một cách rõ rệt bởi Trung Quốc
tại Biển Đông. Sau đại hội 19 của đảng Cộng Sản Trung Quốc, Tập Cận Bình
đã lớn lên thành một “tư tưởng” được ghi trong điều lệ đảng, vượt hơn
cả Đặng Tiểu Bình trước đây và có thể bắt đầu sánh ngang với “tư tưởng
Mao.”
Độc
tôn cá nhân lại dẫn đến nguy cơ bá quyền nước lớn. Rất nhiều khả năng
là sau đại hội 19, Tập Cận Bình sẽ vươn tay thọc sâu vào Biển Đông, với
mục tiêu gần nhất là “đánh úp” quần đảo Trường Sa của Việt Nam, khống
chế quân cảng Cam Ranh để vô hiệu hóa tàu Mỹ hoạt động tại cảng này,
phát triển tầm tác chiến tại Biển Đông và biến vùng biển này thành một
kiểu “trạm thu phí” của Trung Quốc đối với tàu bè chở hàng hóa của các
nước.
Nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông không còn là dự báo nữa, mà có thể trở thành hiện thực vào bất kỳ năm nào sau năm 2017.
Để
bảo vệ an ninh hàng hải và phòng vệ, Hoa Kỳ đang và sẽ phải triển khai
hướng tiếp cận mới về Biển Đông, mà đặc trưng nổi bật nhất là tính chất
thường xuyên và nhịp độ cao hơn so với trước đây.
Cũng
là để Việt Nam có thể bám vào đặc trưng mới này, ít nhất cho tới lúc
nào mục tiêu khai thác dầu khí để bồi hoàn cho một nền ngân sách rỗng
ruột của Việt Nam vẫn còn bị Trung Quốc thẳng tay cấm đoán.
Không còn lựa chọn nào khác, hiện thời Mỹ là đối trọng duy nhất của Trung Quốc mà Việt Nam buộc phải dựa vào.
Mặc
dù chỉ là một hội thảo mang tính tiền đề và chưa có gì là chắc chắn,
nhưng “Việt- Mỹ: Hướng đến hợp tác chiến lược” vẫn có tính tin cậy khi
có mặt Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh khu
vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Randall Schriver. Theo Randall Schriver,
Washington hy vọng có thể đạt được thỏa thuận với phía Hà Nội về chuyến
thăm Việt Nam trong năm nay của một hàng không mẫu hạm Mỹ, và những
chuyến thăm như thế sẽ trở nên là một nét thường xuyên trong mối quan hệ
ngày càng thân thiết giữa hai quốc gia từng là cựu thù trước đây.
Randall
Schriver nhắc lại chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của tàu sân bay USS
Carl Vinson vào tháng 3 năm ngoái. Đó là chuyến thăm đầu tiên của một
hàng không mẫu hạm Mỹ đến Việt Nam kể từ khi cuộc chiến kết thúc vào năm
1975.
Như
vậy, khả năng một hàng không mẫu hạm cũa Mỹ lần thứ hai hiện diện ở
Việt Nam đang được hiện thực hóa khá nhanh chóng. Điểm hiện diện vẫn có
thể ở Đà Nẵng - nơi đang được đồn đoán là Việt Nam sẽ dành cho Mỹ đặt
‘căn cứ hậu cần’ ở đó.
Cảng
Đà Nẵng lại rất gần mỏ khí Cá Voi Xanh ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi -
có trữ lượng đến 150 tỷ mét khối và hứa hẹn mang về đến 60 tỷ USD, nhưng
cho tới nay vẫn bị Ttrung Quốc gây sức ép không cho Việt Nam cùng đối
tác là Tập đoàn Dầu khí Mỹ ExxonMobil khai thác.
(VNTB)
Không có nhận xét nào