SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Sau vụ
18,000 chai tương ớt Chin-su của Công Ty Masan vừa bị chính quyền thành
phố Osaka, Nhật Bản ra lệnh thu hồi vì chứa benzoic acid, công luận lại
ngỡ ngàng khi giới chức thừa nhận không chỉ tương ớt mà hầu hết hàng
thực phẩm Việt Nam “gần như không được kiểm soát chất cấm”.
Báo
điện tử VietnamNet hôm 12 Tháng Tư dẫn lời bà Nguyễn Thị Hồng Minh, chủ
tịch Hiệp Hội Thực Phẩm Minh Bạch, cựu thứ trưởng Bộ Thủy Sản CSVN:
“Hiện nay đối với thị trường nội địa có tiêu chuẩn, nhưng hầu như không
được kiểm soát nên rất thương cho người tiêu dùng Việt Nam. Hầu hết các
tiêu chuẩn sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia trong chế biến thực phẩm ở
Việt Nam đều lấy theo tiêu chuẩn Codex (Ủy Ban Tiêu Chuẩn Thực Phẩm
Quốc Tế). Thậm chí nhiều khi mình còn rập khuôn không phù hợp với một số
sản phẩm truyền thống ví như nước mắm. Trong khi đó, các tiêu chuẩn
trong sản xuất VietGap, GlobalGap lại thấp hơi rất nhiều so với tiêu
chuẩn của các nước trên thế giới. Các doanh nghiệp lớn thường sản xuất
hàng hóa theo tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên, họ thường tự công bố chứ
không ai xác nhận được làm đúng hay sai.”
Tờ báo còn dẫn lời ông Nguyễn Duy Thịnh, cựu giảng viên Viện Công Nghệ Thực Phẩm (Đại Học Bách Khoa Hà Nội): “Có nhiều chất ở Nhật Bản bị cấm sử dụng, còn ở Việt Nam, chất đó lại được phép sử dụng với hàm lượng nhất định. Thậm chí, có chất phụ gia có trong danh mục phụ gia bảo quản của Codex, trong đó, Nhật Bản và Việt Nam đều là thành viên. Vì thế, không có gì lạ khi vụ tương ớt Chin-su diễn ra, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể nói rằng, sản phẩm đó ‘dành riêng cho thị trường nội địa’ vì trên đó có ghi rõ ‘Dành riêng cho thị trường Việt Nam. Không dành cho xuất khẩu’, hoặc là sản phẩm không rõ xuất xứ.”
Cũng liên quan vụ này, trong công văn gửi cho báo chí và Công Ty Masan hôm 12 Tháng Tư, Cục An Toàn Thực Phẩm, Bộ Y Tế CSVN viết: “Việc Nhật Bản không quy định benzoic acid, sorbic acid làm phụ gia thực phẩm trong tương ớt mà Việt Nam lại cho dùng không có nghĩa là tiêu chuẩn thực phẩm của Việt Nam không được quan tâm như Nhật Bản. Thực tế Việt Nam đang sử dụng tiêu chuẩn thực phẩm, trong đó có tương ớt của Codex. Đây cũng là tiêu chuẩn mà Mỹ, các nuớc Châu Ẩu… đều là những quốc gia phát triển trên thế giới đang sử dụng. Việc sử dụng benzoic acid, natri benzoat, sorbic acid hoặc kali sorbat trong tương ớt theo quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam không yêu cầu ghi cảnh báo, chỉ yêu cầu đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm phải ghi rõ tên nhóm chất phụ, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS nếu có.”
Theo báo Sài Gòn Giải Phóng, Việt Nam hiện đang cho phép sử dụng 23 nhóm phụ gia thực phẩm, gồm 337 chất và hương liệu. Tuy nhiên, chỉ 5%-10% sản lượng được sản xuất tại Việt Nam, còn lại là nhập khẩu, trong đó có 30% phụ gia thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Những chất phụ gia nhập lậu, bày bán trôi nổi đang là thủ phạm đe dọa tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng.
Tờ báo của đảng bộ đảng CSVN này ở Sài Gòn trích lời Bác Sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung Tâm Chống Độc, Bệnh Viện Bạch Mai: “Hiện nay có nhiều hóa chất, phụ gia với độc tính khác nhau đối với cơ thể, mỗi chất có một biểu hiện khác nhau. Song thực tế đã có nhiều bệnh nhân bị ngộ độc cấp tính do sử dụng thực phẩm chứa phụ gia độc hại.”
Trong một diễn biến khác, báo VietnamPlus hôm 11 Tháng Tư cho hay, Việt Nam có tới 165,000 người bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư trong năm 2018, trong lúc con số này hồi năm 2010 là 126,000 người. (T.K.)
Nhiều sản phẩm trong siêu thị có chất cấm, chất phụ gia không được kiểm soát. (Hình: CafeF.vn) |
Tờ báo còn dẫn lời ông Nguyễn Duy Thịnh, cựu giảng viên Viện Công Nghệ Thực Phẩm (Đại Học Bách Khoa Hà Nội): “Có nhiều chất ở Nhật Bản bị cấm sử dụng, còn ở Việt Nam, chất đó lại được phép sử dụng với hàm lượng nhất định. Thậm chí, có chất phụ gia có trong danh mục phụ gia bảo quản của Codex, trong đó, Nhật Bản và Việt Nam đều là thành viên. Vì thế, không có gì lạ khi vụ tương ớt Chin-su diễn ra, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể nói rằng, sản phẩm đó ‘dành riêng cho thị trường nội địa’ vì trên đó có ghi rõ ‘Dành riêng cho thị trường Việt Nam. Không dành cho xuất khẩu’, hoặc là sản phẩm không rõ xuất xứ.”
Cũng liên quan vụ này, trong công văn gửi cho báo chí và Công Ty Masan hôm 12 Tháng Tư, Cục An Toàn Thực Phẩm, Bộ Y Tế CSVN viết: “Việc Nhật Bản không quy định benzoic acid, sorbic acid làm phụ gia thực phẩm trong tương ớt mà Việt Nam lại cho dùng không có nghĩa là tiêu chuẩn thực phẩm của Việt Nam không được quan tâm như Nhật Bản. Thực tế Việt Nam đang sử dụng tiêu chuẩn thực phẩm, trong đó có tương ớt của Codex. Đây cũng là tiêu chuẩn mà Mỹ, các nuớc Châu Ẩu… đều là những quốc gia phát triển trên thế giới đang sử dụng. Việc sử dụng benzoic acid, natri benzoat, sorbic acid hoặc kali sorbat trong tương ớt theo quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam không yêu cầu ghi cảnh báo, chỉ yêu cầu đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm phải ghi rõ tên nhóm chất phụ, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS nếu có.”
Theo báo Sài Gòn Giải Phóng, Việt Nam hiện đang cho phép sử dụng 23 nhóm phụ gia thực phẩm, gồm 337 chất và hương liệu. Tuy nhiên, chỉ 5%-10% sản lượng được sản xuất tại Việt Nam, còn lại là nhập khẩu, trong đó có 30% phụ gia thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Những chất phụ gia nhập lậu, bày bán trôi nổi đang là thủ phạm đe dọa tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng.
Tờ báo của đảng bộ đảng CSVN này ở Sài Gòn trích lời Bác Sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung Tâm Chống Độc, Bệnh Viện Bạch Mai: “Hiện nay có nhiều hóa chất, phụ gia với độc tính khác nhau đối với cơ thể, mỗi chất có một biểu hiện khác nhau. Song thực tế đã có nhiều bệnh nhân bị ngộ độc cấp tính do sử dụng thực phẩm chứa phụ gia độc hại.”
Trong một diễn biến khác, báo VietnamPlus hôm 11 Tháng Tư cho hay, Việt Nam có tới 165,000 người bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư trong năm 2018, trong lúc con số này hồi năm 2010 là 126,000 người. (T.K.)
(nguoi-viet.com)
Không có nhận xét nào