Nghiêm trị, hay còn gọ là đòn roi, đó là một hình phạt mà kẻ trách phạt đã bất lực hoàn toàn. Con người được sinh ra khác con vật là ở chỗ, có cái đầu để nhận định đúng sai. Khi kẻ quyền cao mà quyết định đúng, và người thừa hành có nhận thức tốt thì tự nhiên mọi việc nó trở nên trôi chảy một cách dễ dàng. Đấy là cái chất bên trong của một xã hội tiến bộ. Nó đòi hỏi cả người chịu trách nhiệm trên vao và kẻ thừa hành bên dưới đều có những phẩm chất nhất định. Trong quan hệ tốt đẹp như thế, thì sẽ không có đòn roi nào đưa ra để hiệu chỉnh hành động cấp dưới, mà chỉ cần lời nói nhẹ nhàng truyền đi nó đã có hiệu quả.
Một gia đình giáo dục con nên người không thể là một gia đình có người cha gia trưởng, không xét đúng sai của mình mà cứ chăm vào sự trái ý của con cái rồi quy chụp rằng nó sai mà đập. Loại người làm cha như thế, họ luôn tự quy định cái sai của mình là chuẩn mực rồi dùng đòn roi buộc con cái noi theo, thì gia đình đó tất không thu được gì cả. Lúc đó, đứa con biết người lớn sai mà áp đặt, nó tích lũy nỗi oan và sự bực tức lâu ngày, nó sẽ thành một trứa trẻ hư, hoặc ít nhất nó là đứa trẻ ù lì không chịu lắng nghe. Gia đình nào giáo dục con như thế ắt thất bại.
Trên bình diện quốc gia cũng thế. Giáo dục là để đưa con người đến với nhận thức được cái đúng. Cái đúng chỉ có một, nhưng cái sai là vô số. Đó là lý do người Việt hay có ý kiến lung tung mà chẳng ai chịu thua ai. Đấy là bởi vì trong nhóm người Việt chẳng mấy ai nhận thức cái đúng, và ai cũng lấy cái sai của mình làm đúng nên người Việt khó làm việc nhóm là vậy. Tôi cho rằng, đặc tính này được sinh ra bởi nền giáo dục XHCN chứ không phải bản chất người Việt.
style="text-align: justify;"> Vậy nên, với nền giáo dục tốt, người lãnh đạo nhận thức đúng đắn dẫn tới đưa ra quyết định đúng đắn, người thừa hành nhận thức đúng đắn sẽ tự nhiên họ thừa hành trong một tâm lý thoải mái và nhẹ nhõm. Điều đó dẫn tới, nhiều con người năng lực khác nhau sẽ dễ dàng kết hợp với nhau tạo thành group làm việc nhóm hiệu quả và dẫn tới thành công bất ngờ. Trong một môi trường làm việc từ cao đến thấp hiểu ý nhau, phối hợp tốt thì tất thành công. Chỉ có tranh luận dân chủ đưa ra quyết định đúng đắn sau khi đã phân tích mọi góc nhìn chứ không thể có sự áp đặt trong đó. Đó là bí quyết thành công từ một group nhỏ đến một xã hội trong một quốc gia.
Ở bình diện quốc gia, nhà nước nào dùng từ nghiêm trị, thì nhà nước đó là một loại nhà nước không biết cái sai của mình mà chỉ thấy những gì không vừa ý là trừng trị, bất chấp. Loại nhà nước này chứa bên trong nó một hệ sinh thái quyền lực không có tầm nhận thức. Nó tất đưa đến sự lụn bại cho một quốc gia. Ở Bình diện gia đình, người cha nào hở chút là dùng đòn roi, thì người cha đó là tội đồ trong gia đình. Chính những người cha người mẹ đó làm con cái trở nên bất trị.
Ở Singapore người ta phạt nghiêm chuyện mất vệ sinh công công, đây là đòn trừng phạt dành cho kẻ mang văn hóa lùn từ xứ kém phát triển đến chứ không phải mục đích nhắm vào dân họ. Tất nhiên đã là luật thì dân vãn lai hay dân sở tại điều chịu như nhau. Nhìn Singapore hãy nhìn xa hơn về sách lược của họ, chứ không phải nhìn vào đòn roi mà đánh giá. Đọc bài báo, thấy Trưởng Ban Tuyên Giáo Võ Văn Thưởng nhận xét về Singapore như thế mà thấy cười cho anh. Hóa ra anh lùn thế sao anh Thưởng? Tầm anh như, mà lãnh đạo thì chúng tôi xem là một nỗi nhục.
- Đỗ Ngà -
Tề gia trị quốc |
Một gia đình giáo dục con nên người không thể là một gia đình có người cha gia trưởng, không xét đúng sai của mình mà cứ chăm vào sự trái ý của con cái rồi quy chụp rằng nó sai mà đập. Loại người làm cha như thế, họ luôn tự quy định cái sai của mình là chuẩn mực rồi dùng đòn roi buộc con cái noi theo, thì gia đình đó tất không thu được gì cả. Lúc đó, đứa con biết người lớn sai mà áp đặt, nó tích lũy nỗi oan và sự bực tức lâu ngày, nó sẽ thành một trứa trẻ hư, hoặc ít nhất nó là đứa trẻ ù lì không chịu lắng nghe. Gia đình nào giáo dục con như thế ắt thất bại.
Trên bình diện quốc gia cũng thế. Giáo dục là để đưa con người đến với nhận thức được cái đúng. Cái đúng chỉ có một, nhưng cái sai là vô số. Đó là lý do người Việt hay có ý kiến lung tung mà chẳng ai chịu thua ai. Đấy là bởi vì trong nhóm người Việt chẳng mấy ai nhận thức cái đúng, và ai cũng lấy cái sai của mình làm đúng nên người Việt khó làm việc nhóm là vậy. Tôi cho rằng, đặc tính này được sinh ra bởi nền giáo dục XHCN chứ không phải bản chất người Việt.
style="text-align: justify;"> Vậy nên, với nền giáo dục tốt, người lãnh đạo nhận thức đúng đắn dẫn tới đưa ra quyết định đúng đắn, người thừa hành nhận thức đúng đắn sẽ tự nhiên họ thừa hành trong một tâm lý thoải mái và nhẹ nhõm. Điều đó dẫn tới, nhiều con người năng lực khác nhau sẽ dễ dàng kết hợp với nhau tạo thành group làm việc nhóm hiệu quả và dẫn tới thành công bất ngờ. Trong một môi trường làm việc từ cao đến thấp hiểu ý nhau, phối hợp tốt thì tất thành công. Chỉ có tranh luận dân chủ đưa ra quyết định đúng đắn sau khi đã phân tích mọi góc nhìn chứ không thể có sự áp đặt trong đó. Đó là bí quyết thành công từ một group nhỏ đến một xã hội trong một quốc gia.
Ở bình diện quốc gia, nhà nước nào dùng từ nghiêm trị, thì nhà nước đó là một loại nhà nước không biết cái sai của mình mà chỉ thấy những gì không vừa ý là trừng trị, bất chấp. Loại nhà nước này chứa bên trong nó một hệ sinh thái quyền lực không có tầm nhận thức. Nó tất đưa đến sự lụn bại cho một quốc gia. Ở Bình diện gia đình, người cha nào hở chút là dùng đòn roi, thì người cha đó là tội đồ trong gia đình. Chính những người cha người mẹ đó làm con cái trở nên bất trị.
Ở Singapore người ta phạt nghiêm chuyện mất vệ sinh công công, đây là đòn trừng phạt dành cho kẻ mang văn hóa lùn từ xứ kém phát triển đến chứ không phải mục đích nhắm vào dân họ. Tất nhiên đã là luật thì dân vãn lai hay dân sở tại điều chịu như nhau. Nhìn Singapore hãy nhìn xa hơn về sách lược của họ, chứ không phải nhìn vào đòn roi mà đánh giá. Đọc bài báo, thấy Trưởng Ban Tuyên Giáo Võ Văn Thưởng nhận xét về Singapore như thế mà thấy cười cho anh. Hóa ra anh lùn thế sao anh Thưởng? Tầm anh như, mà lãnh đạo thì chúng tôi xem là một nỗi nhục.
- Đỗ Ngà -
Không có nhận xét nào