Hàng nghìn người biểu tình Sudan đã cắm trại bên ngoài Bộ Quốc phòng tại Khartoum để thúc đẩy chính quyền dân sự bất chấp lệnh giới nghiêm mà quân đội ban bố đã có hiệu lực. Người dân cũng kêu gọi Ngày Thứ Sáu cầu nguyện tập thể sau khi quân đội lật đổ Tổng thống Omar al-Bashir sau 30 năm cầm quyền.
Theo Reuters, những người biểu tình đã tổ chức phản kháng Bashir gần như hàng ngày trong vài tháng qua đã phản đối quyết định của quân đội trong việc thành lập hội đồng quân sự chuyển tiếp điều hành đất nước trong vòng 2 năm. Người biểu tình thề sẽ tiếp tục phản kháng cho tới khi chính quyền dân sự được thành lập.
Các nhà hoạt động cũng đã kêu gọi Ngày Thứ Sáu cầu nguyện tập thể bên ngoài khu phức hợp Bộ Quốc phòng – địa điểm chính diễn ra các cuộc biểu tình chống Bashir bùng phát từ tháng 12/2018.
Các nhà hoạt động mặc áo véc vàng kiểm soát giao thông quanh khu phức hợp Bộ Quốc phòng trong sáng thứ Sáu và quản lý việc đi bộ vào ra khu vực biểu tình ngồi, một nhân chứng nói với Reuters. Họ cũng phong tỏa một cây cầu chính tại trung tâm Khartoum.
Ông Omar al-Bashir, 75 tuổi, đã phải đối mặt với 16 tuần biểu tình liên tiếp chống lại ông. Trong thông báo về việc từ nhiệm của tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng Awad Mohamed Ahmed Ibn Auf đã nói rằng các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào cuối giai đoạn chuyển tiếp 2 năm.
Các cường quốc thế giới, trong đó có Mỹ và Anh đã nói rằng họ ủng hộ chuyển tiếp dân chủ và hòa bình sớm hơn thời gian 2 năm, theo Reuters.
Phát biểu trên truyền hình nhà nước hôm thứ Năm (11/4), ông Ibn Auf nói rằng ông Bashir đang bị giam giữ trong “một nơi an toàn” và hội đồng quân sự sẽ điều hành đất nước. Sau đó, hội đồng này đã ra thông báo ông Ibn Auf giữ quyền chủ tịch.
Các nguồn tin từ Sudan nói với Reuters rằng ông Bashir hiện đang bị quản thúc nghiêm ngặt tại dinh tổng thống.
Bộ trưởng Quốc phòng Ibn Auf cũng đã thông báo tình trạng khẩn cấp quốc gia, ngừng bắn trên toàn quốc và đình chỉ hiến pháp.
Truyền hình nhà nước thông tin rằng sẽ có giới nghiêm từ 10 giờ tối tới 4 giờ sáng hàng ngày. Ông Ibn Auf dự kiến sẽ tổ chức họp báo vào cuối ngày thứ Sáu 12/4 (giờ địa phương).
Hiệp hội Chuyên gia Sudan, đơn vị chính tổ chức các cuộc biểu tình đã phản đối các kế hoạch của ông Ibn Auf. Tổ chức này kêu gọi những người biểu tình tiếp tục duy trì biểu tình ngồi bên ngoài bộ quốc phòng.
Hàng nghìn người biểu tình bất chấp lệnh giới nghiêm vẫn tập trung ngồi trước khu phức hợp bộ quốc phòng. Người biểu tình hô vang: “Họ đã loại bỏ một tên trộm và mang tới một tên trộm khác!” và “Cách mạng! Cách mạng!”
Ông Bashir nhiều khả năng sẽ bị đưa ra Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) xét xử tội diệt chủng. Nhà lãnh đạo độc tài này bị ICC truy tố và phát lệnh truy nã về cáo buộc diệt chủng tại khu vực Darfur Sundan trong một cuộc nổi dậy bắt đầu từ năm 2003 và dẫn tới cái chết của xấp xỉ 300.000 người. Ông Bashir trước nay vẫn phủ nhận các cáo buộc này của ICC.
Sự kiện ông Bashir bị lật đổ là lần thứ hai trong tháng này một lãnh đạo tại khu vực bắc Phi bị buộc phải từ nhiệm sau các cuộc biểu tình quy mô lớn. Trước đó, vào ngày 2/4, Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika – nắm quyền từ năm 1999 – đã phải từ nhiệm sau khi đối mặt với áp lực 6 tuần biểu tình liên tiếp.
Như Ngọc
Các nhà hoạt động cũng đã kêu gọi Ngày Thứ Sáu cầu nguyện tập thể bên ngoài khu phức hợp Bộ Quốc phòng – địa điểm chính diễn ra các cuộc biểu tình chống Bashir bùng phát từ tháng 12/2018.
Các nhà hoạt động mặc áo véc vàng kiểm soát giao thông quanh khu phức hợp Bộ Quốc phòng trong sáng thứ Sáu và quản lý việc đi bộ vào ra khu vực biểu tình ngồi, một nhân chứng nói với Reuters. Họ cũng phong tỏa một cây cầu chính tại trung tâm Khartoum.
Ông Omar al-Bashir, 75 tuổi, đã phải đối mặt với 16 tuần biểu tình liên tiếp chống lại ông. Trong thông báo về việc từ nhiệm của tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng Awad Mohamed Ahmed Ibn Auf đã nói rằng các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào cuối giai đoạn chuyển tiếp 2 năm.
Các cường quốc thế giới, trong đó có Mỹ và Anh đã nói rằng họ ủng hộ chuyển tiếp dân chủ và hòa bình sớm hơn thời gian 2 năm, theo Reuters.
Phát biểu trên truyền hình nhà nước hôm thứ Năm (11/4), ông Ibn Auf nói rằng ông Bashir đang bị giam giữ trong “một nơi an toàn” và hội đồng quân sự sẽ điều hành đất nước. Sau đó, hội đồng này đã ra thông báo ông Ibn Auf giữ quyền chủ tịch.
Các nguồn tin từ Sudan nói với Reuters rằng ông Bashir hiện đang bị quản thúc nghiêm ngặt tại dinh tổng thống.
Bộ trưởng Quốc phòng Ibn Auf cũng đã thông báo tình trạng khẩn cấp quốc gia, ngừng bắn trên toàn quốc và đình chỉ hiến pháp.
Truyền hình nhà nước thông tin rằng sẽ có giới nghiêm từ 10 giờ tối tới 4 giờ sáng hàng ngày. Ông Ibn Auf dự kiến sẽ tổ chức họp báo vào cuối ngày thứ Sáu 12/4 (giờ địa phương).
Hiệp hội Chuyên gia Sudan, đơn vị chính tổ chức các cuộc biểu tình đã phản đối các kế hoạch của ông Ibn Auf. Tổ chức này kêu gọi những người biểu tình tiếp tục duy trì biểu tình ngồi bên ngoài bộ quốc phòng.
Hàng nghìn người biểu tình bất chấp lệnh giới nghiêm vẫn tập trung ngồi trước khu phức hợp bộ quốc phòng. Người biểu tình hô vang: “Họ đã loại bỏ một tên trộm và mang tới một tên trộm khác!” và “Cách mạng! Cách mạng!”
Ông Bashir nhiều khả năng sẽ bị đưa ra Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) xét xử tội diệt chủng. Nhà lãnh đạo độc tài này bị ICC truy tố và phát lệnh truy nã về cáo buộc diệt chủng tại khu vực Darfur Sundan trong một cuộc nổi dậy bắt đầu từ năm 2003 và dẫn tới cái chết của xấp xỉ 300.000 người. Ông Bashir trước nay vẫn phủ nhận các cáo buộc này của ICC.
Sự kiện ông Bashir bị lật đổ là lần thứ hai trong tháng này một lãnh đạo tại khu vực bắc Phi bị buộc phải từ nhiệm sau các cuộc biểu tình quy mô lớn. Trước đó, vào ngày 2/4, Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika – nắm quyền từ năm 1999 – đã phải từ nhiệm sau khi đối mặt với áp lực 6 tuần biểu tình liên tiếp.
Như Ngọc
(trithucvn.net)
Không có nhận xét nào