Sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng đang được dư luận Việt quan tâm |
Sức khỏe của ông Trọng có thật sự ‘ổn’ ?
Một cơn bạo bệnh đến với Nguyễn Phú Trọng vào lúc này sẽ khiến xáo trộn toàn bộ chính trường Việt Nam và ảnh hưởng đến cả quan điểm và quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ và cả Liên Hiệp Châu Âu.
Bệnh viện Chợ Rẫy - nơi mà ông Trọng rất có thể còn đang 'nằm'.
Không bao lâu sau cơn chấn động ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng bị đột ngột cấp cứu hồi sức ở Bệnh viện đa khoa Kiên Giang và liền sau đó được đưa về Bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn vào ngày 14/4/2019, một số trang facebook của những người ‘lề đảng’ và giới dư luận viên đã nhiệt thành lên mạn : ‘Sức khỏe Cụ Tổng vẫn ổn’, thậm chí còn ‘Cụ Tổng đã xuất viện’.
"Sau khi kết thúc buổi làm việc trưa ngày 14/4, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã bị choáng, do thời tiết thay đổi, miền Tây Nam bộ nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng đang vào đợt nắng nóng kỷ lục… Trong đó riêng việc vừa đi thị sát ngoài trời không mũ nón dưới cái nhiệt độ 38 độ rồi lại vào thị sát trong xưởng chế biến tôm với nhiệt độ dưới 15 – 20 độ C… Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nay tuổi đã cao, việc nước gánh nặng trên vai nên chuyện bị choáng, ảnh hưởng sức khỏe là chuyện bình thường…" - những trang này viết, đồng thời lên án ‘các thế lực phản động và thù địch’ đã xuyên tạc về "Người lãnh đạo cao cấp kính yêu của Đảng và Nhà nước ta"…
Nhưng làm sao có thể lý giải được việc nếu Nguyễn Phú Trọng chỉ bị choáng thông thường, tại sao Bệnh viện Kiên Giang lại không xử lý được mà phải chuyển về Chợ Rẫy - bệnh viện thuộc loại ‘tuyến trên’ mà chỉ đưa từ tỉnh về đây những trường hợp trầm trọng và nguy hiểm ?
Một khi đã phải chuyển Nguyễn Phú Trọng về Sài Gòn, tại sao không đưa về Bệnh viện Thống Nhất là nơi điều trị cho cán bộ trung cao cấp mà lại phải chuyển về Chợ Rẫy là bệnh viện ‘ngoài’ và thiếu an ninh hơn nhiều ?
Và tại sao không chuyển thẳng Nguyễn Phú Trọng từ Bệnh viện Kiên Giang ra Bệnh viện 108 ở Hà Nội là nơi điều trị cán bộ cao cấp mà lại để ở Chợ Rẫy ?
Cần chú ý, Chợ Rẫy là bệnh viện nổi tiếng về chuyên khoa điều trị chấn thương sọ não và thần kinh, trong khi Thống Nhất bị xem là yếu hơn nhiều, thậm chí còn xuất hiện giai thoại dân gian về ‘mổ khuyến mãi’ (phải mổ đi mổ lại) ở bệnh viện này.
Chính vì thế, việc Nguyễn Phú Trọng được chuyển thẳng từ Kiên Giang về Chợ Rẫy mà không phải Thống Nhất hay Bệnh viện 108 cho thấy bệnh tình của ông Trọng không phải là ‘choáng’, mà rất có thể ông ta đã bị đột quỵ dạng tai biến mạch máu não. Một trong những yêu cầu cao đối với loại bệnh này là cực kỳ hạn chế di chuyển bệnh nhân để tránh tổn thương và làm vỡ mạch máu não.
Kết hợp với những tin tức ngoài lề nhưng rất cụ thể và có thể mang tính tin cậy về khả năng Nguyễn Phú Trọng bị xuất huyết não và đến buổi tối 14/4 vẫn chưa tỉnh, có thể tạm kết luận rằng ông ta đã bị một cơn bạo bệnh thuộc loại nguy hiểm mà sẽ khiến Trọng ‘mất sức chiến đấu’ trong một thời gian không hề ngắn, gây đình trệ nhiều phần việc trong kế hoạch của ông ta, kể cả việc ‘đốt lò’.
Về thực chất, một cơn bạo bệnh đến với Nguyễn Phú Trọng vào lúc này sẽ khiến xáo trộn toàn bộ chính trường Việt Nam và ảnh hưởng đến cả quan điểm và quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ và cả Liên Hiệp Châu Âu.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 15/04/2019
***********************
Nguyễn Phú Trọng nằm Chợ Rẫy : ‘Sống không bằng chết’ hay ‘thù trong giặc ngoài’ ?
Trúc Giang, VNTB, 15/04/2019
Từ chiều Chủ nhật 14/4, cộng đồng mạng xã hội đã rộ lên tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải nhập viện vì xuất huyết não tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tính đến nửa đêm về sáng của ngày 15/4, theo quan sát của nhóm phóng viên trang Việt Nam Thời Báo, trước cổng số 1 và cổng cấp cứu trên đường Nguyễn Chí Thanh, Sài Gòn của bệnh viện Chợ Rẫy vẫn đông đúc các lực lượng sắc phục.
Chuyên cơ chở ông Nguyễn Phú Trọng từ Kiên Giang về Sài Gòn cấp cứu. Ảnh : Facebook
Cổng bên hông bệnh viện Chợ Rẫy, trên đường Thuận Kiều, toàn bộ cánh ‘xe ôm’ thường thấy, đã bị ‘giải tỏa’ sạch. Tất cả những hình ảnh đó cho thấy dường như bên trong bệnh viện Chợ Rẫy đang có chuyện gì đó…
Nhiều đồn đoán rằng có lẽ lần này ông Tổng bí thư chịu ‘họa sát thân’ ngáng đường cho giấc mộng công hầu, là từ ông Trần Quốc Vượng – Thường trực Ban bí thư, tác giả của Quy định 121-QĐ/TW, "về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý". Theo đó, nhân sự trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo, quản lý và giới thiệu ứng cử vào các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải thực hiện chế độ khám, kiểm tra sức khoẻ toàn diện và kết luận phân loại sức khoẻ.
Đối với cán bộ chủ chốt như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, bác sĩ tiếp cận thăm khám sức khoẻ hàng ngày.
Bình luận về Quy định 121-QĐ/TW, nhà quan sát chính trị Phạm Chí Dũng, từng cho rằng :
"Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương – một ban đảng vốn có vai trò khá mờ nhạt, nay bất thần nổi lên vị trí cực kỳ xung yếu, thậm chí còn có vai trò "sống còn" đối với việc xem xét quan chức nào có đủ sức khỏe để tiếp tục "cống hiến cho đảng và dân tộc", còn quan chức nào không đủ sức khỏe thì sẽ bị cho về nhà làm việc khác, chẳng hạn như ‘người tử tế’ (...) Bản Quy định về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao lại có thể phát sinh một tác dụng phụ : khi chỉ đạo ban hành quy định này, Tổng bí thư Trọng đã quá tự tin, tự tin đến mức ông có thể không mấy quan tâm đến những phản ứng có thể phát sinh hoặc nổ ra trước những quy định mang dấu ấn đặc thù của ông Trọng và chỉ được làm bởi một nhóm nhỏ quan chức. Không thể lường trước được là tác dụng phụ trên có thể diễn biến thế nào, hay mức độ nguy hiểm của nó ra sao…".
Từ trong nhà tù, chắc chắn ông Nguyễn Bắc Son, người bị ‘cho thôi chức" Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, lúc nhận tin Tổng bí thư phải cấp cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy ngay trong lúc đang công cán tận Kiên Giang, ông Son sẽ nhớ lại hôm họp báo Chính phủ vào chiều ngày 31/07/2015 ông đã trả lời báo chí rằng, "uy tín, sức khỏe, hình ảnh của các vị lãnh đạo là tài sản của quốc gia nên phải cung cấp thông tin kịp thời khi cần thiết" (1).
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều hôm 31/07/2015, ông Nguyễn Bắc Son đã khẳng định rất hùng hồn : "Không có trong vùng cấm gì cả. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước là người của công chúng. Khi có sự việc gì thì nên chủ động cung cấp thông tin, không giấu mà phải cung cấp".
Vậy thì tại sao "Đảng và Nhà nước" không chủ động tin tức về sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở chuyến công cán tại tỉnh Kiên Giang ngày 13 và 14/04/2019 ?
Chiều 13/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm một số doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Liên quan câu chuyện sức khỏe, lúc phát biểu trước Quốc hội sau lễ tuyên thệ nhận chức Chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ lo lắng sau khi lẫy hai câu Kiều :
‘Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay’.
Ông nói (trích) : "Trình độ, năng lực, sự hạn chế của tôi là rất rõ, hiểu biết là không đáp ứng được yêu cầu… Cho nên thật tình là rất lo. Trong khi đó thì tuổi tác đã lớn, như Bác Hồ đã nói là khi người ta tuổi tác càng cao thì sức khoẻ càng thấp, điều đó không có gì lạ. Tôi luôn luôn chuẩn bị sẵn tinh thần ấy" (2).
Trong trường hợp sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng không kham nổi những chức vụ của "Đảng và Nhà nước", thì quả sẽ là bi kịch ‘sống không bằng chết’, khi trên giường bệnh, ông luôn phải chất chồng lo sợ cảnh ‘thù trong giặc ngoài’ đang xâu xé đảng cộng sản mà ông cả đời tôn thờ.
Quả là người tính không bằng trời tính !
Trúc Giang
Một cơn bạo bệnh đến với Nguyễn Phú Trọng vào lúc này sẽ khiến xáo trộn toàn bộ chính trường Việt Nam và ảnh hưởng đến cả quan điểm và quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ và cả Liên Hiệp Châu Âu.
Bệnh viện Chợ Rẫy - nơi mà ông Trọng rất có thể còn đang 'nằm'.
Không bao lâu sau cơn chấn động ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng bị đột ngột cấp cứu hồi sức ở Bệnh viện đa khoa Kiên Giang và liền sau đó được đưa về Bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn vào ngày 14/4/2019, một số trang facebook của những người ‘lề đảng’ và giới dư luận viên đã nhiệt thành lên mạn : ‘Sức khỏe Cụ Tổng vẫn ổn’, thậm chí còn ‘Cụ Tổng đã xuất viện’.
"Sau khi kết thúc buổi làm việc trưa ngày 14/4, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã bị choáng, do thời tiết thay đổi, miền Tây Nam bộ nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng đang vào đợt nắng nóng kỷ lục… Trong đó riêng việc vừa đi thị sát ngoài trời không mũ nón dưới cái nhiệt độ 38 độ rồi lại vào thị sát trong xưởng chế biến tôm với nhiệt độ dưới 15 – 20 độ C… Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nay tuổi đã cao, việc nước gánh nặng trên vai nên chuyện bị choáng, ảnh hưởng sức khỏe là chuyện bình thường…" - những trang này viết, đồng thời lên án ‘các thế lực phản động và thù địch’ đã xuyên tạc về "Người lãnh đạo cao cấp kính yêu của Đảng và Nhà nước ta"…
Nhưng làm sao có thể lý giải được việc nếu Nguyễn Phú Trọng chỉ bị choáng thông thường, tại sao Bệnh viện Kiên Giang lại không xử lý được mà phải chuyển về Chợ Rẫy - bệnh viện thuộc loại ‘tuyến trên’ mà chỉ đưa từ tỉnh về đây những trường hợp trầm trọng và nguy hiểm ?
Một khi đã phải chuyển Nguyễn Phú Trọng về Sài Gòn, tại sao không đưa về Bệnh viện Thống Nhất là nơi điều trị cho cán bộ trung cao cấp mà lại phải chuyển về Chợ Rẫy là bệnh viện ‘ngoài’ và thiếu an ninh hơn nhiều ?
Và tại sao không chuyển thẳng Nguyễn Phú Trọng từ Bệnh viện Kiên Giang ra Bệnh viện 108 ở Hà Nội là nơi điều trị cán bộ cao cấp mà lại để ở Chợ Rẫy ?
Cần chú ý, Chợ Rẫy là bệnh viện nổi tiếng về chuyên khoa điều trị chấn thương sọ não và thần kinh, trong khi Thống Nhất bị xem là yếu hơn nhiều, thậm chí còn xuất hiện giai thoại dân gian về ‘mổ khuyến mãi’ (phải mổ đi mổ lại) ở bệnh viện này.
Chính vì thế, việc Nguyễn Phú Trọng được chuyển thẳng từ Kiên Giang về Chợ Rẫy mà không phải Thống Nhất hay Bệnh viện 108 cho thấy bệnh tình của ông Trọng không phải là ‘choáng’, mà rất có thể ông ta đã bị đột quỵ dạng tai biến mạch máu não. Một trong những yêu cầu cao đối với loại bệnh này là cực kỳ hạn chế di chuyển bệnh nhân để tránh tổn thương và làm vỡ mạch máu não.
Kết hợp với những tin tức ngoài lề nhưng rất cụ thể và có thể mang tính tin cậy về khả năng Nguyễn Phú Trọng bị xuất huyết não và đến buổi tối 14/4 vẫn chưa tỉnh, có thể tạm kết luận rằng ông ta đã bị một cơn bạo bệnh thuộc loại nguy hiểm mà sẽ khiến Trọng ‘mất sức chiến đấu’ trong một thời gian không hề ngắn, gây đình trệ nhiều phần việc trong kế hoạch của ông ta, kể cả việc ‘đốt lò’.
Về thực chất, một cơn bạo bệnh đến với Nguyễn Phú Trọng vào lúc này sẽ khiến xáo trộn toàn bộ chính trường Việt Nam và ảnh hưởng đến cả quan điểm và quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ và cả Liên Hiệp Châu Âu.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 15/04/2019
***********************
Nguyễn Phú Trọng nằm Chợ Rẫy : ‘Sống không bằng chết’ hay ‘thù trong giặc ngoài’ ?
Trúc Giang, VNTB, 15/04/2019
Từ chiều Chủ nhật 14/4, cộng đồng mạng xã hội đã rộ lên tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải nhập viện vì xuất huyết não tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tính đến nửa đêm về sáng của ngày 15/4, theo quan sát của nhóm phóng viên trang Việt Nam Thời Báo, trước cổng số 1 và cổng cấp cứu trên đường Nguyễn Chí Thanh, Sài Gòn của bệnh viện Chợ Rẫy vẫn đông đúc các lực lượng sắc phục.
Chuyên cơ chở ông Nguyễn Phú Trọng từ Kiên Giang về Sài Gòn cấp cứu. Ảnh : Facebook
Cổng bên hông bệnh viện Chợ Rẫy, trên đường Thuận Kiều, toàn bộ cánh ‘xe ôm’ thường thấy, đã bị ‘giải tỏa’ sạch. Tất cả những hình ảnh đó cho thấy dường như bên trong bệnh viện Chợ Rẫy đang có chuyện gì đó…
Nhiều đồn đoán rằng có lẽ lần này ông Tổng bí thư chịu ‘họa sát thân’ ngáng đường cho giấc mộng công hầu, là từ ông Trần Quốc Vượng – Thường trực Ban bí thư, tác giả của Quy định 121-QĐ/TW, "về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý". Theo đó, nhân sự trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo, quản lý và giới thiệu ứng cử vào các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải thực hiện chế độ khám, kiểm tra sức khoẻ toàn diện và kết luận phân loại sức khoẻ.
Đối với cán bộ chủ chốt như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, bác sĩ tiếp cận thăm khám sức khoẻ hàng ngày.
Bình luận về Quy định 121-QĐ/TW, nhà quan sát chính trị Phạm Chí Dũng, từng cho rằng :
"Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương – một ban đảng vốn có vai trò khá mờ nhạt, nay bất thần nổi lên vị trí cực kỳ xung yếu, thậm chí còn có vai trò "sống còn" đối với việc xem xét quan chức nào có đủ sức khỏe để tiếp tục "cống hiến cho đảng và dân tộc", còn quan chức nào không đủ sức khỏe thì sẽ bị cho về nhà làm việc khác, chẳng hạn như ‘người tử tế’ (...) Bản Quy định về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao lại có thể phát sinh một tác dụng phụ : khi chỉ đạo ban hành quy định này, Tổng bí thư Trọng đã quá tự tin, tự tin đến mức ông có thể không mấy quan tâm đến những phản ứng có thể phát sinh hoặc nổ ra trước những quy định mang dấu ấn đặc thù của ông Trọng và chỉ được làm bởi một nhóm nhỏ quan chức. Không thể lường trước được là tác dụng phụ trên có thể diễn biến thế nào, hay mức độ nguy hiểm của nó ra sao…".
Từ trong nhà tù, chắc chắn ông Nguyễn Bắc Son, người bị ‘cho thôi chức" Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, lúc nhận tin Tổng bí thư phải cấp cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy ngay trong lúc đang công cán tận Kiên Giang, ông Son sẽ nhớ lại hôm họp báo Chính phủ vào chiều ngày 31/07/2015 ông đã trả lời báo chí rằng, "uy tín, sức khỏe, hình ảnh của các vị lãnh đạo là tài sản của quốc gia nên phải cung cấp thông tin kịp thời khi cần thiết" (1).
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều hôm 31/07/2015, ông Nguyễn Bắc Son đã khẳng định rất hùng hồn : "Không có trong vùng cấm gì cả. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước là người của công chúng. Khi có sự việc gì thì nên chủ động cung cấp thông tin, không giấu mà phải cung cấp".
Vậy thì tại sao "Đảng và Nhà nước" không chủ động tin tức về sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở chuyến công cán tại tỉnh Kiên Giang ngày 13 và 14/04/2019 ?
Chiều 13/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm một số doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Liên quan câu chuyện sức khỏe, lúc phát biểu trước Quốc hội sau lễ tuyên thệ nhận chức Chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ lo lắng sau khi lẫy hai câu Kiều :
‘Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay’.
Ông nói (trích) : "Trình độ, năng lực, sự hạn chế của tôi là rất rõ, hiểu biết là không đáp ứng được yêu cầu… Cho nên thật tình là rất lo. Trong khi đó thì tuổi tác đã lớn, như Bác Hồ đã nói là khi người ta tuổi tác càng cao thì sức khoẻ càng thấp, điều đó không có gì lạ. Tôi luôn luôn chuẩn bị sẵn tinh thần ấy" (2).
Trong trường hợp sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng không kham nổi những chức vụ của "Đảng và Nhà nước", thì quả sẽ là bi kịch ‘sống không bằng chết’, khi trên giường bệnh, ông luôn phải chất chồng lo sợ cảnh ‘thù trong giặc ngoài’ đang xâu xé đảng cộng sản mà ông cả đời tôn thờ.
Quả là người tính không bằng trời tính !
Trúc Giang
Không có nhận xét nào