HẢI PHÒNG, Việt Nam (NV) – Chính quyền phường Đằng Lâm, quận Hải An, thừa nhận vẫn không làm gì được việc trụ trì chùa Trung Hành liên tục có những hành động phản cảm như uống bia, nói tục, hăm dọa Phật tử đến chùa thăm viếng, vãn cảnh.
Gần đây nhất vào tối 19 Tháng Tư, 2019, trên mạng xã hội Facebook, chị L.S.(28 tuổi), cho đăng tải trên trang cá nhân một bức hình đang chụp tại khuôn viên chùa Trung Hành (Hưng Khánh Tự, phường Đằng Lâm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng), vừa bất bình kể lại việc bị sư trụ trì của chùa này buông lời khiếm nhã chỉ vì mình và bạn lấy điện thoại chụp hình lưu niệm tại chùa.
Nói với báo VietNamNet ngày 23 Tháng Tư, chị L.S. cho biết, chị cùng nhóm bạn tới chùa Trung Hành để vãn cảnh. Thấy chùa đẹp, cổ kính nên mọi người lấy điện thoại ra chụp hình thì lập tức bị Đại Đức Thích Bản Phúc, trụ trì chùa, đi ra và xua đuổi, chửi bới, không cho chụp, đồng thời chỉ sang một ngôi chùa khác tại quận Lê Chân để chụp.
“Khi nhóm chúng tôi đang chần chừ chưa rời khỏi sân chùa thì sư thầy đã lớn tiếng ‘Chúng mày cút ngay khỏi chùa không tao thả chó ra cắn nát mặt…,’” chị S. kể lại.
Xác nhận với báo VietNamNet, ông Đinh Văn Khánh, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân phường Đằng Lâm, nói: “Tôi nắm được thông tin từ dư luận. Trụ trì chùa Trung Hành này rất ‘kỳ dị,’ thường xuyên có hành xử khó hiểu với các Phật tử. Sư không cư xử đúng với bản chất từ bi của nhà Phật mà thường xuyên chửi bới, nổi nóng với người dân và cả với chính quyền địa phương.”
Theo ông Khánh, có những ngày Phật tử chưa lễ xong thì Đại Đức Thích Bản Phúc đã đuổi, thậm chí mang cả đồ lễ vật vứt đi chỗ khác.
“Ủy ban phường Đằng Lâm thường xuyên nhận được ý kiến về thái độ của sư thầy. Chúng tôi đã nhiều lần mời thầy ra phường làm việc nhưng không nhận được sự hợp tác. Cán bộ vào chùa làm việc thì sư thầy khóa cửa không cho vào. Có điều lạ là chúng tôi có kiến nghị lên Hội Phật Giáo Hải Phòng, nhưng vẫn không được giải quyết,” ông Khánh nói.
Nói với báo chí, Đại Đức Thích Bản Phúc cho rằng nhà chùa chỉ cho người đến lễ chùa chụp hình vào dịp đầu Xuân, còn hết Tháng Giêng trở đi thì cấm.
“Người ta nói thế nào là việc của người ta còn vào chùa là để lễ Phật chứ không phải để mở điện thoại ra chụp hình,” Đại Đức Thích Bản Phúc nói.
Khi báo chí đặt câu hỏi có chuyện ông dọa thả chó cắn “nát mặt” Phật tử khi họ tới chùa vãn cảnh, chụp hình, thì Đại Đức Thích Bản Phúc không trả lời thẳng mà giải thích: “Do miệng của Phật tử, người ta bảo mình tốt thì tốt mà bảo xấu thì xấu.”
Về việc lãnh đạo phường Đằng Lâm cho rằng “hành vi bất thường của nhà chùa,” Đại Đức Thích Bản Phúc, cho rằng “chính quyền nói là việc của họ.”
Theo báo Tuổi Trẻ, cụm di tích Miếu-Chùa Trung Hành được nhà nước xếp hạng “Di tích lịch sử cấp quốc gia” hồi năm 1992. Chùa có tên chữ là Hưng Khánh Tự, với kiến trúc mang đậm dấu ấn thời nhà Mạc (thế kỷ 16).
Tại ngôi chùa này còn bảo lưu nhiều pho tượng Phật quý bằng gỗ, mang đậm phong cách dân gian với các đồ án trang trí nghệ thuật được thờ tại toà phật điện như các pho tượng Phật: Tam Thế, A Di Đà, Văn Thù, Phổ Hiền, Hộ Pháp…
Đặc biệt, tại đây còn có pho tượng vị hoàng đế nhà Mạc tạc bằng đá, pho tượng được đặt ở cuối Phật điện, toàn thân phủ một lớp sơn dày, trông thoáng qua giống như tượng gỗ. (Tr.N)
Sư trụ trì chùa ở Hải Phòng dọa thả chó cắn ‘nát mặt’ Phật tử |
Gần đây nhất vào tối 19 Tháng Tư, 2019, trên mạng xã hội Facebook, chị L.S.(28 tuổi), cho đăng tải trên trang cá nhân một bức hình đang chụp tại khuôn viên chùa Trung Hành (Hưng Khánh Tự, phường Đằng Lâm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng), vừa bất bình kể lại việc bị sư trụ trì của chùa này buông lời khiếm nhã chỉ vì mình và bạn lấy điện thoại chụp hình lưu niệm tại chùa.
Nói với báo VietNamNet ngày 23 Tháng Tư, chị L.S. cho biết, chị cùng nhóm bạn tới chùa Trung Hành để vãn cảnh. Thấy chùa đẹp, cổ kính nên mọi người lấy điện thoại ra chụp hình thì lập tức bị Đại Đức Thích Bản Phúc, trụ trì chùa, đi ra và xua đuổi, chửi bới, không cho chụp, đồng thời chỉ sang một ngôi chùa khác tại quận Lê Chân để chụp.
“Khi nhóm chúng tôi đang chần chừ chưa rời khỏi sân chùa thì sư thầy đã lớn tiếng ‘Chúng mày cút ngay khỏi chùa không tao thả chó ra cắn nát mặt…,’” chị S. kể lại.
Xác nhận với báo VietNamNet, ông Đinh Văn Khánh, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân phường Đằng Lâm, nói: “Tôi nắm được thông tin từ dư luận. Trụ trì chùa Trung Hành này rất ‘kỳ dị,’ thường xuyên có hành xử khó hiểu với các Phật tử. Sư không cư xử đúng với bản chất từ bi của nhà Phật mà thường xuyên chửi bới, nổi nóng với người dân và cả với chính quyền địa phương.”
Theo ông Khánh, có những ngày Phật tử chưa lễ xong thì Đại Đức Thích Bản Phúc đã đuổi, thậm chí mang cả đồ lễ vật vứt đi chỗ khác.
“Ủy ban phường Đằng Lâm thường xuyên nhận được ý kiến về thái độ của sư thầy. Chúng tôi đã nhiều lần mời thầy ra phường làm việc nhưng không nhận được sự hợp tác. Cán bộ vào chùa làm việc thì sư thầy khóa cửa không cho vào. Có điều lạ là chúng tôi có kiến nghị lên Hội Phật Giáo Hải Phòng, nhưng vẫn không được giải quyết,” ông Khánh nói.
Nói với báo chí, Đại Đức Thích Bản Phúc cho rằng nhà chùa chỉ cho người đến lễ chùa chụp hình vào dịp đầu Xuân, còn hết Tháng Giêng trở đi thì cấm.
“Người ta nói thế nào là việc của người ta còn vào chùa là để lễ Phật chứ không phải để mở điện thoại ra chụp hình,” Đại Đức Thích Bản Phúc nói.
Khi báo chí đặt câu hỏi có chuyện ông dọa thả chó cắn “nát mặt” Phật tử khi họ tới chùa vãn cảnh, chụp hình, thì Đại Đức Thích Bản Phúc không trả lời thẳng mà giải thích: “Do miệng của Phật tử, người ta bảo mình tốt thì tốt mà bảo xấu thì xấu.”
Về việc lãnh đạo phường Đằng Lâm cho rằng “hành vi bất thường của nhà chùa,” Đại Đức Thích Bản Phúc, cho rằng “chính quyền nói là việc của họ.”
Theo báo Tuổi Trẻ, cụm di tích Miếu-Chùa Trung Hành được nhà nước xếp hạng “Di tích lịch sử cấp quốc gia” hồi năm 1992. Chùa có tên chữ là Hưng Khánh Tự, với kiến trúc mang đậm dấu ấn thời nhà Mạc (thế kỷ 16).
Tại ngôi chùa này còn bảo lưu nhiều pho tượng Phật quý bằng gỗ, mang đậm phong cách dân gian với các đồ án trang trí nghệ thuật được thờ tại toà phật điện như các pho tượng Phật: Tam Thế, A Di Đà, Văn Thù, Phổ Hiền, Hộ Pháp…
Đặc biệt, tại đây còn có pho tượng vị hoàng đế nhà Mạc tạc bằng đá, pho tượng được đặt ở cuối Phật điện, toàn thân phủ một lớp sơn dày, trông thoáng qua giống như tượng gỗ. (Tr.N)
(nguoi-viet.com)
Không có nhận xét nào